Xe chở quá tải: Lái xe bị phạt đến 50 triệu, chủ xe đến 150 triệu đồng

(VOH) - Thay vì 5 mức xử phạt xe chở quá tải như trước đây, trong Nghị định mới qui định chỉ có 3 mức xử phạt xe chở quá tải nhưng mức phạt tiền tăng lên tới gấp 3 lần có thể đến 50 triệu đồng.

Sự kiện: Tư vấn pháp luật

Chính phủ ban hành Nghị định 123/2021/NĐ-CP (Nghị định 123) sửa đổi bổ sung Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải; giao thông đường bộ, đường sắt; hàng không dân dụng trong đó Nghị định 123 tăng nặng mức phạt nhiều hành vi vi phạm có tính chất nguy hiểm, có nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông như xe chở quá tải.

Theo khoản 18 Điều 2 Nghị định 123 Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều của Nghị định số 100/2019/NĐ-CP (Nghị định 100) quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.

Đối với hành vi chở quá tải, Nghị định 100 qui định có 5 mức xử phạt khi xe chở quá tải từ (10 - 20%, 20 - 50%, 50 - 100%, 100 - 150% và trên 150%) với mức phạt 1 - 16 triệu đồng, thì tại Nghị định 123 chỉ còn 3 mức xử phạt hành vi chở quá tải từ (10 - 20%, 20 - 50% và trên 50%), với mức xử phạt lần lượt là 4 - 6 triệu đồng, 13 - 15 triệu đồng và 40 - 50 triệu đồng.

Như vậy, so với Nghị định 100 (cũ) qui định có 5 mức xử phạt xe chở quá tải nhưng Nghị định 123 (mới ban hành) chỉ còn 3 mức phạt. Tuy nhiên số tiền phạt tăng lên tới gấp 3 lần từ 4 - 50 triệu đồng.

Chủ phương tiện có xe chở quá tải bị tăng mức phạt từ 18 - 75 triệu đồng đối với cá nhân và 36 - 150 triệu đồng đối với tổ chức, tương ứng với mức độ quá tải của xe.

Đối với hành vi chở quá số người quy định trên xe khách, Nghị định 123 xử phạt đối với chủ xe là cá nhân, quy định phạt tiền 1 - 2 triệu đồng trên mỗi người vượt quá quy định. Tuy nhiên, tổng mức phạt tiền tối đa được thay đổi từ không vượt quá 40 triệu đồng như trước đây tăng lên thành không vượt quá 70 triệu đồng.

Đối với chủ xe là doanh nghiệp, phạt tiền 2 - 4 triệu đồng trên mỗi người vượt quá quy định. Tổng mức phạt tiền tối đa được thay đổi từ không vượt quá 80 triệu như trước sẽ tăng lên không vượt quá 150 triệu đồng.

Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung như bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 01 tháng đến 05 tháng; bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc phải khôi phục lại tình trạng ban đầu (nếu có) do vi phạm.

>>>> Độc giả có nhu cầu tư vấn xin tham khảo thêm tại tư vấn pháp luật 

>>>> Từ 1/1/2022, Ô Tô Kinh Doanh Vận Tải Không Lắp Camera Giám Sát Sẽ Bị Xử Phạt

>>>> Thời Hạn Đăng Kiểm Xe Ô Tô Được Tăng Thêm - Theo Thông Tư 16/2021/TT-BGTVT

>>>> Xe Chở Nhân Viên Công Ty Có Phải Đổi Qua Biển Số Màu Vàng Không?

>>>> Đang Chờ Cấp Lại Bằng Lái, Lái Xe Ra Đường Có Bị Phạt Không?

>>>> Bị  Giam Bằng Lái Xe, Có Thể Thi Làm Bằng Lái Mới ?

>>>> Khi Bị Tai Nạn Giao Thông, Cảnh Sát Giao Thông Được Tạm Giữ Xe Trong Bao Lâu ?

>>>> Xe Ô Tô Con Chở Mấy Người Thì Không Bị Phạt ?

Bảo Trung (tuvanonline.voh@gmail.com)

Bình luận

Đọc Báo mới