Theo văn bản 771/TLĐ, căn cứ Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (khóa XII) số 09/NQ-BCH ngày 06/7/2020, để tiếp tục chia sẻ khó khăn với đoàn viên bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19, Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thống nhất như sau:
1. Bổ sung đối tượng không phải đóng đoàn phí công đoàn: “Đối với đoàn viên công đoàn có thu nhập thấp hơn mức lương cơ sở thì không phải đóng đoàn phí công đoàn trong thời gian hưởng mức thu nhập nêu trên”.
2. Thời gian thực hiện miễn đóng đoàn phí công đoàn do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid - 19 chỉ áp dụng cho đến hết thời điểm 31/12/2020.
Các trường hợp đối tượng không phải đóng phí công đoàn theo qui định hiện nay:
Căn cứ vào Điều 5 Luật Công đoàn 2012 và Quyết định 1908/QĐ-LĐ năm 2016. Theo Khoản 1 Điều 5 Luật Công đoàn 2012 thì:
Người lao động là người Việt Nam làm việc trong cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn. Khi gia nhập công đoàn thì đoàn viên công đoàn có trách nhiệm đóng đoàn phí theo Điều 23 Quy định ban hành kèm Quyết định 1908/QĐ-TLĐ năm 2016.
Căn cứ quy định trên cùng với Khoản 6 Điều 23 Quy định ban hành kèm Quyết định 1908/QĐ-TLĐ năm 2016, thì các trường hợp sau đây người lao động không phải đóng đoàn phí công đoàn bao gồm:
1. Không gia nhập công đoàn:
Gia nhập công đoàn là quyền của người lao động và dựa trên sự tự nguyện tham gia của người lao động. Do đó, nếu không gia nhập công đoàn thì người lao động sẽ không phải đóng đoàn phí công đoàn. Tuy nhiên, khi gia nhập công đoàn thì người lao động sẽ có được một số quyền lợi riêng so với những người không tham gia.
2. Đoàn viên công đoàn hưởng trợ cấp Bảo hiểm xã hội từ 01 tháng trở lên, trong thời gian hưởng trợ cấp không phải đóng đoàn phí;
3. Đoàn viên công đoàn không có việc làm, không có thu nhập, nghỉ việc riêng từ 01 tháng trở lên không hưởng tiền lương, trong thời gian đó cũng không phải đóng đoàn phí.
Mức đóng đoàn phí qui định hiện nay:Đoàn viên ở các công đoàn cơ sở cơ quan nhà nước; Tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân; đơn vị sự nghiệp hưởng lương theo bảng lương, bậc lương do Nhà nước quy định...: thì có mức đóng đoàn phí hàng tháng bằng 1% tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về Bảo hiểm xã hội. Đoàn viên ở các công đoàn cơ sở doanh nghiệp nhà nước (bao gồm cả công đoàn Công ty cổ phần nhà nước giữ cổ phần chi phối)...: mức đóng đoàn phí hàng tháng bằng 1% tiền lương thực lĩnh, nhưng mức đóng đoàn phí hàng tháng tối đa chỉ bằng 10% mức lương cơ sở theo quy định của Nhà nước. Đoàn viên ở các công đoàn cơ sở doanh nghiệp ngoài nhà nước (bao gồm cả công đoàn Công ty cổ phần mà nhà nước không giữ cổ phần chi phối); Đơn vị sự nghiệp ngoài công lập hưởng tiền lương không theo bảng lương, bậc lương do Nhà nước quy định...: mức đóng đoàn phí hàng tháng bằng 1% tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội nhưng mức đóng đoàn phí hàng tháng tối đa chỉ bằng 10% mức lương cơ sở theo quy định của Nhà nước. |
>>>> Độc giả có nhu cầu tư vấn xin tham khảo thêm tại tư vấn pháp luật.
>>>> Những Điều Thay Đổi Cần Biết Về Bảo Hiểm Xã Hội Có Hiệu Lực Từ Năm 2020
>>>> Một Năm Người Lao Động Được Nghỉ Bao Nhiêu Ngày Phép?
>>>> 6 Khoản Trợ Cấp BHXH Tăng Lên Từ Ngày 1/7/2019
>>>> Vi Phạm Về Qui Định Bảo Quản An Toàn Phòng Chống Cháy Nổ Về Hóa Chất Bị Phạt Bao Nhiêu?