Theo Điều 22 Luật Căn cước công dân 2014, hướng dẫn bởi Điều 12 Thông tư 07/2016/TT-BCA (sửa đổi bởi Thông tư 40/2019/TT-BCA):
Khi tiếp nhận hồ sơ làm Căn cước công dân - CCCD - nếu Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư chưa đi vào vận hành thì yêu cầu công dân xuất trình số hộ khẩu.
Trường hợp thông tin trên số hộ khẩu chưa đầy đủ hoặc không thống nhất với thông tin công dân khai trên Tờ khai Căn cước công dân thì yêu cầu công dân xuất trình Giấy khai sinh, Chứng minh nhân dân cũ hoặc các giấy tờ hợp pháp khác về những thông tin cần ghi trong Tờ khai Căn cước công dân.
Căn cước công dân. Ảnh minh họa.
Ở thời điểm hiện tại, mặc dù Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đã được mở, tuy nhiên chưa cập nhật đầy đủ cơ sở dữ liệu. Vì vậy, khi đi làm Căn cước công dân gắn chip, cơ quan cấp căn cước vẫn thông báo yêu cầu người dân phải mang theo Sổ hộ khẩu.
Khi có thông báo của Cơ quan có thẩm quyền về việc đã hoàn thiện cơ sở dữ liệu thì khi đó người dân đi làm CCCD sẽ không cần mang theo Sổ hộ khẩu nữa
Như vậy, thời điểm hiện nay, trong trường hợp sổ hộ khẩu bị mất, hay không còn sổ hộ khẩu nữa thì công dân muốn đi làm CCCD gắn chip cần thực hiện thủ tục đề nghị cấp lại Sổ hộ khẩu theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Thông tư 35/2014/TT-BCA, tức là bạn phải cần đem theo hộ khẩu khi đi làm CCCD.
Khi bạn làm Hồ sơ cấp lại sổ hộ khẩu cần các giấy tờ:
- Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu (Phiếu này công dân được cấp khi công dân đến công an đề nghị cấp lại sổ hộ khẩu). Người làm sổ hộ khẩu cần điền vào mẫu phiếu báo.
- Trường hợp cấp lại sổ hộ khẩu tại thành phố, thị xã thuộc tỉnh và quận, huyện, thị xã thuộc thành phố trực thuộc Trung ương phải có xác nhận của Công an xã, phường, thị trấn nơi thường trú vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu.
Nơi nộp hồ sơ cấp lại sổ hộ khẩu:
- Đối với thành phố trực thuộc Trung ương thì nộp hồ sơ tại Công an huyện, quận, thị xã
- Đối với tỉnh thì nộp hồ sơ tại Công an xã, thị trấn thuộc huyện, Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
Sau khi có hộ khẩu cấp mới thì bạn có thể đi làm CCCD. Khi đi bạn nên đem theo các giấy tờ nhân thân để bổ sung thông tin (nếu có) như: Giấy khai sinh,
Cách điền vào tờ khai khi đi thực hiện thủ tục đổi CCCD
Để thực hiện thủ tục đổi CCCD gắn chíp công dân phải thực hiện việc điền vào tờ khai theo mẫu do Bộ Công an quy định. (tờ khai này do cơ quan công an tổ chức làm CCCD cấp).
Người dân cần lưu ý những trường hợp sau khi điền vào tờ khai làm CCCD:
1/ Ngày, tháng, năm sinh phải ghi đầy đủ ngày, tháng, năm sinh theo giấy khai sinh.
Tuy nhiên có một số trường hợp đặc biệt trên CMND cũ trước đây hoặc khai sinh trước đây không có ngày, tháng sinh thì công dân sẽ phải cung cấp giấy chứng sinh hoặc văn bản xác nhận của cơ sở y tế nơi cá nhân sinh ra để bổ sung thông tin.
Trường hợp công dân không có giấy tờ hợp lệ về ngày, tháng sinh, thì đến UBND cấp xã nơi làm thủ tục đăng ký khai sinh lần đầu hoặc UBND cấp xã nơi đăng ký thường trú để làm thủ tục bổ sung ngày, tháng sinh vào giấy khai sinh, sau đó làm thủ tục cấp CCCD gắn chíp theo quy định.
2/ Đang làm thủ tục ly hôn điền tờ khai CCCD gắn chíp thế nào?
Theo quy định, có 3 tình trạng hôn nhân: Chưa kết hôn, đã kết hôn hoặc đã ly hôn.
Đối với trường hợp đang làm thủ tục ly hôn thì ngay tại thời điểm kê khai, nếu như Bản án ly hôn hay Quyết định công nhận thuận tình ly hôn chưa có hiệu lực thì vẫn được xác định là đã kết hôn.
3/Theo tôn giáo khác với giấy khai sinh thì điền tờ khai CCCD gắn chip thế nào?
Tôn giáo của công dân được xác định theo Giấy khai sinh hoặc nếu có thay đổi thì xác định theo giấy tờ chứng nhận dân tộc, tôn giáo của cơ quan có thẩm quyền.
Trường hợp, công dân điền tôn giáo khác với giấy khai sinh nếu thì phải có giấy tờ chứng minh theo quy định.
Ví dụ: một số công dân theo Phật giáo thắc mắc vì sao khi đăng ký tờ khai ghi mục này là Phật giáo nhưng không được chấp nhận.
Theo phía Hội đồng Trị sự của Giáo Hội đã có Công văn 52/HĐTS-VP1 hướng dẫn về vấn đề này, nếu như mục này ghi khác với nội dung Giấy khai sinh, thì cần phải có Giấy chứng nhận Quy y Tam Bảo hoặc Giấy chứng nhận Phật tử…
Tương tự như đối với các tôn giáo khác cũng vậy.
4/ Quê quán không hẳn là nơi sinh
Đối với mục quê quán, phải ghi chi tiết từ đơn vị hành chính cấp xã, huyện tới tỉnh, căn cứ theo Giấy khai sinh và Sổ hộ khẩu.
Theo Luật hộ tịch 2014, quê quán của một cá nhân sẽ được xác định theo quê quán của cha hoặc quê quán của mẹ hoặc theo tập quán được ghi trong Tờ khai đăng ký khai sinh. Nhiều người vẫn cứ hiểu Quê quán là nơi sinh nhưng thực tế không cứ là như vậy.
5/ Có được nhờ người khác điền hộ tờ khai CCCD gắn chip không?
Người đến làm thủ tục không biết chữ hoặc không thể tự kê khai được thì có thể nhờ người khác kê khai hộ theo lời khai của mình. Người kê khai hộ phải ghi “Người viết hộ”, kê khai trung thực, ký, ghi rõ họ tên và chịu trách nhiệm về việc kê khai hộ đó.
6/ Màu mực sử dụng khi điền tờ khai CCCD gắn chip
Tờ khai CCCD phải ghi đầy đủ, chính xác, rõ ràng nội dung trong từng biểu mẫu, chữ viết phải cùng một loại mực.
Màu mực để ghi biểu mẫu, chữ ký của người có thẩm quyền và các nội dung trong biểu mẫu chỉ được dùng màu mực xanh, tím than hoặc đen.
Ngoài ra, các cột, mục trong biểu mẫu phải được ghi theo đúng chú thích hướng dẫn trong các biểu mẫu (nếu có) và quy định tại Thông tư 66/2016/TT-BCA
Trường hợp thông tin ghi trong cột, mục của biểu mẫu dài thì được viết tắt nhưng phải bảo đảm rõ các thông tin cơ bản.
>>>> Độc giả có nhu cầu tư vấn xin tham khảo thêm tại tư vấn pháp luật
>>>> Có Cần Thiết Phải Đổi Căn Cước Công Dân Trước Tháng 7/2021?
>>>> Bộ Công An Ban Hành Thông Tư Về Mẫu Thẻ Căn Cước Công Dân Mới Có Gắn Chip
>>>> Thủ Tục Cấp, Đổi Thẻ Căn Cước Công Dân Theo Qui Định Mới Nhất
>>>> Mất Bản Gốc Giấy Khai Sinh Có Được Cấp Lại Bản Mới Không?