Thưa luật sư, công ty tôi là công ty kinh doanh bất động sản (không kinh doanh các ngành nghề có điều kiện như ăn uống, nhà hàng…), tôi nghe nói theo luật thì các công ty, cơ quan đều phải tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho cán bộ, nhân viên có đúng không? Nếu không kinh doanh các ngành nghề bắt buộc khám sức khỏe định kỳ thì cán bộ, nhân viên có tiêu chuẩn khám sức khỏe hàng năm hay không? Công ty mà không tổ chức khám sức khỏe cho nhân viên có bị gì không?
Luật sư Vũ Mạnh Hòa tư vấn:
Theo Bộ luật lao động 2012:
“Điều 152. Chăm sóc sức khỏe cho người lao động
2. Hằng năm, người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho người lao động, kể cả người học nghề, tập nghề; lao động nữ phải được khám chuyên khoa phụ sản, người làm công việc nặng nhọc, độc hại, người lao động là người khuyết tật, người lao động chưa thành niên, người lao động cao tuổi phải được khám sức khỏe ít nhất 06 tháng một lần.”
Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015:
“Điều 21. Khám sức khỏe và điều trị bệnh nghề nghiệp cho người lao động
1. Hằng năm, người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khỏe ít nhất một lần cho người lao động; đối với người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, người lao động là người khuyết tật, người lao động chưa thành niên, người lao động cao tuổi được khám sức khỏe ít nhất 06 tháng một lần.
2. Khi khám sức khỏe theo quy định tại khoản 1 Điều này, lao động nữ phải được khám chuyên khoa phụ sản, người làm việc trong môi trường lao động tiếp xúc với các yếu tố có nguy cơ gây bệnh nghề nghiệp phải được khám phát hiện bệnh nghề nghiệp.”
Khám sức khỏe định kỳ cho người lao động là một trong những nghĩa vụ của người sử dụng lao động, do vậy, với những doanh nghiệp không tổ chức khám sức khỏe định kỳ sẽ bị xử phạt với mức phạt như sau:
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động không tổ chức khám định kỳ cho nhân viên theo Khoản 13 Điều 1 Nghị định 88/2015/NĐ-CP.
Xin cám ơn luật sư.
Nghị định số: 88/2015/NĐ-CPĐiều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 95/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 8 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 1.. 2.. …. 13. Sửa đổi, bổ sung Điều 17 như sau: “Điều 17. Vi phạm quy định về phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp 1… 2… 3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây: a) Không thực hiện ngay những biện pháp khắc phục hoặc ngừng hoạt động của máy, thiết bị, nơi làm việc có nguy cơ gây tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; b) Không điều trị hoặc khám sức khỏe định kỳ hoặc lập hồ sơ sức khỏe riêng biệt cho người lao động bị bệnh nghề nghiệp; c) Không có giấy chứng nhận huấn luyện về an toàn lao động, vệ sinh lao động theo quy định; d) Sử dụng người làm công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động mà không có chứng chỉ huấn luyện về an toàn lao động, vệ sinh lao động theo quy định; đ) Không thông tin về tình hình tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, các yếu tố nguy hiểm, có hại và các biện pháp đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh lao động tại nơi làm việc cho người lao động; e) Không tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động theo quy định; g) Không tổ chức khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động theo quy định; h) Không bố trí công việc phù hợp với sức khỏe người lao động bị bệnh nghề nghiệp, bị tai nạn lao động theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa; i) Không thực hiện các biện pháp khử độc, khử trùng cho người lao động làm việc ở nơi có yếu tố gây nhiễm độc, nhiễm trùng khi hết giờ làm việc.…. |
>>>> Độc giả có nhu cầu tư vấn xin tham khảo thêm tại tư vấn pháp luật
>>>> Chế Độ Ốm Đau Phải Chữa Trị Dài Ngày
>>>> Những Đối Tượng Nào Được Hưởng Trợ Cấp Xã Hội?
>>>> Bị Cho Nghỉ Việc Trong Thời Gian Thử Việc, Không Được Trả Lương?