Kỳ 2: Tọa đàm: Giá trị và tiềm năng ẩm thực Việt Nam - Thời sự 5g30 3/1/2021

(VOH) - Trong kỳ 1 tọa đàm chủ đề “Giá trị và tiềm năng ẩm thực Việt Nam” cùng các chia sẻ từ các vị khách mời, về văn hóa, về quan niệm ẩm thực Việt.

Đó là cách ăn và cách lan tỏa món ăn Việt ra thế giới. Các vị khách mời cũng đã nêu một vấn đề mang tính thời sự đó là xây dựng thương hiệu và bảo hộ thương hiệu. Các vị khách mời trong buổi tọa đàm là ông Chiêm Thành Long – Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu, bảo tồn và phát triển ẩm thực Việt Nam, ông Trần Hùng Việt - Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh và Thạc sĩ Trần Đăng Kim Trang – giảng viên Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Thành phố Hồ Chí Minh.

Ảnh minh họa: TTO

*VOH: Thưa các vị khách mời. Trong chương trình kì này chúng ta sẽ bàn đến việc là lan tỏa văn hóa ẩm thực Việt Nam. Ngọc Bích có thấy thời gian qua, các cá nhân cũng đã có những việc làm lan tỏa món ăn của chúng ta, đơn cử như những trang ẩm thực, những vlogger, youtuber có những bài review món ăn, cũng tạo hiệu ứng. Vậy thì câu chuyện tạo thương hiệu trước hay sẽ làm song song 2 câu chuyện du lịch và ẩm thực? Xin mời ông Trần Hùng Việt.

Ông Trần Hùng Việt: Trong nhiều năm qua ở nhiều nước cũng xuất hiện nhiều nhà hàng, người nước ngoài cũng biết đến món ăn Việt Nam, đó là việc thương hiệu phải lâu dài và nhiều năm như vậy phải được người khách công nhận là món ăn đó phù hợp với khẩu vị với bản xứ của họ và đồng thời họ cảm thấy sự trở lại nhà hàng nhiều lần. Chính sự trở lại nhiều lần đó và họ biết cách kêu những món ăn họ thích đó là thành công. Thương hiệu sẽ đi từ các bước đó, nên việc thương hiệu cho ẩm thực Việt Nam trước hay gắn liền với du lịch kết nối cả hai thì tôi nghĩ rằng phải cần cả hai. Tôi cũng có dịp đi hội chợ, cũng như đi công việc ở nước ngoài khi tiếp xúc với khách thì mình cũng hay hỏi là anh chị có thích món ăn Việt Nam hay không? Và mình hỏi câu đó là câu hỏi, đầu tiên người ta nói thích, thì mình sẽ hỏi tiếp là món ăn gì? thì người ta kể ra ra đó là mình rất là tự hào. Ví dụ người ta nói là phở. Đi qua Nhật thì rất là nhiều người Nhật nói bún bò huế, người ta dùng từ là phở, bún bò huế. Phụ nữ Nhật thì hay nói những món gỏi cuốn và những người ở Châu Âu cũng vậy, người Mỹ cũng vậy, nhiều nước trên thế giới. Thì điều đó mới nói lên là thương hiệu, thương hiệu đó đã lâu đời và nó gắn. Và bây giờ có thêm bánh mì thịt Việt Nam chế biến, thì đó cũng là một dạng giữa Âu và Á, phù hợp với món ăn Việt Nam. Nhờ nền tảng đó mà chúng ta dựa vào đó để tạo ra thương hiệu ẩm thực Việt. Đồng thời cả việc thu hút và phát triển du lịch, du khách, để chúng ta cùng quảng bá. Tôi nghĩ là chúng ta còn phải đầu tư nhiều hơn. Xây dựng thương hiệu ẩm thực của Việt Nam gắn với du lịch Việt Nam, kèm theo đó gắn liền với kinh tế rất lớn và luồn đầu tư rất lớn và sẽ thành công trong nhiều phần xuất nhập khẩu.

*VOH: Tôi đồng ý với ý kiến của ông Việt, cần nhiều cách thức để chúng ta tạo nên thương hiệu và bảo hộ thương hiệu Việt. Thạc sĩ Kim Trang có ý kiến thêm về câu chuyện này?

Thạc sĩ Kim Trang: Ẩm thực của Việt Nam mình nghiên cứu hoài cũng không thể nghiên cứu hết, bởi vì đó là một hành trình dài có một điểm khởi đầu, nhưng không có điểm kết thúc. Riêng đối với bản thân của mình thì giảng dạy về du lịch và làm trong công tác du lịch thì mình lại thấy ẩm thực đối với du lịch đó là thỏi nam châm để nó giới thiệu và quảng bá cực kỳ nhiều đối với khách du lịch, đặc biệt là khách du lịch nước ngoài.

Ở những tour mình dẫn, thì khách nước ngoài khi mà họ ăn những món ăn mình là hướng dẫn viên thì mình có thể giới thiệu cho họ biết là những nguyên liệu là gì, cách chế biến ra sao và ý nghĩa món ăn đó như thế nào. Ví dụ khi chúng ta lên mảnh đất Tây Bắc thì trên vùng này có người ta thường hay nói tới một loại nếp đó là nếp nương. Từ nếp nương đó người ta đã thông qua những lá cây người ta mang về trộn vào thành màu, người trên vùng cao gọi là xôi màu, có dân tộc người là gọi là xôi ngũ sắc. Cứ mỗi một màu như vậy thì có một ý nghĩa và công đoạn mà họ chế biến và tạo ra một nồi xôi ngũ sắc thì đến với khách du lịch và khách du lịch khi ăn xong người ta cảm thấy rất ngon và người ta còn cảm được rằng đó chính là thú vị và hay nữa. Thì khi người ta về nước, đôi khi người ta lại chia sẻ những hình ảnh đó, thế thì những món ăn đó cứ tưởng chừng như là rất bình thường rất đơn giản, nhưng mà thông qua những kênh truyền thông đó lại lan tỏa ra thế giới và trở thành thương hiệu ẩm thực của vùng miền trên đất nước Việt Nam mình.

*VOH: Thưa quý vị! Nét độc đáo trong món ăn truyền thống Việt Nam không được tạo ra từ những quy tắc, chuẩn mực “cao siêu” nào mà đơn thuần xuất phát từ đời sống lao động, sản xuất của người dân cũng như điều kiện tự nhiên tại mỗi địa phương. Chính sự mộc mạc nhưng tinh tế này tạo ra sức hút rất lớn mở ra kênh khám phá ẩm thực Việt Nam. Thưa ông Chiêm Thành Long, ông suy nghĩ sao về thực tế này?

Ông Chiêm Thành Long: Tôi cũng muốn chia sẻ thêm mà Thạc sĩ Kim Trang cũng có nói về món Việt Nam rất độc đáo. Thí dụ xôi ngũ sắc, người đầu bếp ở vùng cao còn hơn nhà hóa học, họ dùng lá cẩm tía pha với tro của cây lúa nếp tạo ra màu xanh cô-ban, rất độc đáo. Tất cả những màu để ngâm xôi, làm ra những màu đẹp và tốt cho sức khoẻ. Tôi thấy rằng chuyện Vlogre, Youteber đó cũng là lợi thế hay trong thời điểm 4.0 và truyền thông trên mạng. Nhưng mà thỉnh thoảng tôi cũng xem trên youte có một số kênh dạy món ăn, đôi lúc người dạy chưa chắc là đúng, thì tất cả người khác, có người hiểu món ăn đó thì thấy người dạy chưa đúng, nhưng nhiều người không biết về món ăn đó thì coi như vô hình trung họ tiếp nhận món ăn không trúng và truyền cho những người khác ảnh hưởng đến món ăn Việt Nam. Cái này chúng ta có kênh chính thống của nhà nước như của Hiệp hội du lịch, hiệp hội đầu bếp là kênh chính thống, đưa món ăn chuẩn, người xem có thể tin tưởng có thể đây là chỗ người ta học được.

*VOH: Cám ơn những ý kiến của ông Chiêm Thành Long, và ở đây cũng sẽ kêu gọi sự tỉnh táo của người tiếp nhận và ý thức của những người làm.Rất đồng ý là tạo những kênh chính thống để đưa những món ăn thuần Việt đến người dân và bạn bè quốc tế. Thưa ông Trần Hùng Việt, thì Hiệp hội Du lịch TP nhận ra xu thế này như thế nào và về phía hiệp hội có những ý kiến, đề xuất hay chương trình hành động nào để cổ động cho hoạt động quảng bá hình ảnh, xây dựng thương hiệu ẩm thực Việt, cũng như kết hợp với phát triển du lịch trên địa bàn Thành phố?

Ông Trần Hùng Việt: Hiệp hội Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh kết hợp với Sở Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh có các sự kiện, tổ chức chung của cấp thành phố, có tổ chức các chương trình đất phương Nam, cũng như các chương trình của từng đơn vị tổ chức như làng du lịch Bình Quới hay tổ chức là hạt lúa quê tôi. Trong quá trình tham gia các tỉnh cũng có các chương trình của Sở du lịch các tỉnh kết hợp với Hiệp hội du lịch các tỉnh có sự kết hợp với Hiệp hội du lịch Thành phố Hồ Chí Minh để bắt đầu lan tỏa những sự kiện đó, ở Đồng bằng sông Cửu Long, miền Trung, Tây Nguyên. Mỗi chương trình đều có chương trình giới thiệu ẩm thực của Việt Nam qua các vùng miền. Tôi cho rằng vai trò của các nhà hàng, khách sạn, đóng góp rất lớn, hàng ngày từng nơi đều muốn trong bếp của mình, trong nhà hàng của mình giới thiệu đi vào rất bài bản đó là món ăn Việt Nam chế biến tại chỗ. Một việc nữa đó là dạy món ăn cho người nước ngoài. Nhiều người nói là đến với Việt Nam thì quảng bá bằng cái bếp của Việt Nam là rất đúng.

*VOH: Xin cám ơn các kiến thức bổ ích cũng như là những hiến kế của các vị khách mời để giúp lan tỏa văn hóa ẩm thực Việt Nam, khẳng định giá trị ẩm thực Việt với bạn bè quốc tế.

Ngọc Bích – Minh Hiệp – Minh Phước

Tin Audio Liên Quan

Bình luận

Đọc Báo