Những địa phương nào người lao động có thể nghỉ hưu sớm hơn tuổi nghỉ hưu bình thường

(VOH) - Bộ LĐ-TBXH ban hành Danh mục các địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn mà người lao động tại đây có thể nghỉ hưu sớm hơn tuổi nghỉ hưu bình thường hiện nay.

Sự kiện: Tư vấn pháp luật

Ngày 15/12/2021, Bộ Lao đông - Thương binh và xã hội đã ban hành Thông tư 19/2021/TT-BLĐTBXH qui định Danh mục vùng đặc biệt khó khăn để làm căn cứ xác định các trường hợp có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường theo quy định tại khoản 3 Điều 169 Bộ luật Lao động  và Điều 5 Nghị định 135/2020/NĐ-CP về tuổi nghỉ hưu. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 30/01/2022.

Theo qui định hiện nay của luật Lao động thì tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là:

Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam và 04 tháng đối với lao động nữ.

Lộ trình này được điều chỉnh cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.

Theo khoản 3 Điều 169 Bộ luật Lao động qui định các trường hợp có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn theo quy định (trong điều kiện lao động bình thường):

Điều 169. Tuổi nghỉ hưu

...

3. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động; làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 05 tuổi so với quy định tại khoản 2 Điều này tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Như vậy, Thông tư 19/2021/TT-BLĐTBXH ban hành Danh mục vùng đặc biệt khó khăn để xác định các trường hợp có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 5 tuổi so với qui định về tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường theo khoản 3 Điều 169 của luật Lao động qui định ở trên.

Trong Danh mục này có 27 tỉnh, thành phố, 01 đơn vị sản xuất và hành chính có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn gồm: Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lào Cai, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Yên Bái, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng, Bình Phước, Kiên Giang, Bình Thuận, Đà Nẵng, Hải Phòng và 1 đơn vị sản xuất và hành chính là Nhà giàn DK 1

 Các địa phương được đưa vào danh mục đơn cử như:

- Bắc Kạn: 05 huyện với 21 xã

- Cao Bằng: 07 huyện với 59 xã

- Tỉnh Đăk Lăk: 14 xã

- Tỉnh Đăk Nông: 46 xã và 01 thị trấn

- Tỉnh Gia Lai: 11 xã

- Bình Phước 4 xã gồm 2 xã Đak Nhau, Đường 10 thuộc Huyện Bù Đăng và 2 xã: Bù Gia Mập, Đak Ơ huyện Bù Gia Mập

- Tỉnh Kiên Giang 1 xã:  xã Thổ Châu Huyện Phú Quốc (Thành phố Phú Quốc)

- Bình Thuận 1 xã: đảo Hòn Hải thuộc huyện Phú Quý

- Đà Nẵng 1 huyện: toàn huyện Hoàng Sa

- Hải Phòng 1 huyện: toàn huyện Bạch Long Vỹ

- Khánh Hòa 1 huyện: toàn huyện Trường Sa

- Quảng Ngãi 1 huyện: toàn huyện Lý Sơn

- 1 đơn vị sản xuất và hành chính là: Nhà giàn DK1

>>>> Độc giả có nhu cầu tư vấn xin tham khảo thêm tại tư vấn pháp luật

>>>> Khi Nào Được Người Lao Động Nghỉ Việc Được Hưởng Trợ Cấp Thất Nghiệp?

>>>> Tính Lương Cho Các Ngày Làm Thêm, Ngày Nghỉ Như Thế Nào?

>>>> Mức Đóng BHXH Bắt Buộc Sau Khi Tăng Lương Từ Tháng 7/2019

>>>> Khi Nào Người Lao Động Nghỉ Làm Vẫn Được Hưởng Nguyên Lương?

>>>> Người Lao Động Được Nghỉ 2 Ngày Dịp Lễ 2/9, Không Bị Ép Phải Dùng Lương Mua Hàng Hóa

Bảo Trung (tuvanonline.voh@gmail.com)

Bình luận

Đọc Báo mới