Từ 1/9/2020: Xé, đốt, hủy hoại giấy chứng nhận kết hôn có thể bị phạt tới 20 triệu đồng

(VOH) - Nghị định 82/2020/NĐ-CP ngày 15/7/2020 có hiệu lực từ 01/9/2020 qui định chi tiết thi hành Luật Hộ tịch 2014 cho phép xử phạt đến 20 triệu đồng với hành vi hủy hoại giấy chứng nhận kết hôn.

Theo Luật Hộ tịch 2014, Giấy chứng nhận kết hôn là một loại giấy tờ hộ tịch do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho hai bên nam, nữ khi đăng ký kết hôn.

Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.

Theo đó, 20 triệu đồng là mức phạt hành chính cao nhất đối với hành vi hủy hoại giấy tờ hộ tịch (trong đó có giấy chứng nhận kết hôn) quy định tại Điểm a khoản 4 Nghị định 82/2020/NĐ-CP ngày 15/7/2020 có hiệu lực từ ngày 01/9/2020.

Như vậy, mức phạt theo nghị định mới này đã gia tăng so với qui định hiện hành tại Nghị định 110/2013/NĐ-CP hành vi hủy hoạt giấy tờ hộ tịch chỉ bị phạt từ 3 - 5 triệu đồng.

Ngoài ra, Nghị định 82/2020 cũng quy định mức xử phạt đối với một số hành vi vi phạm khi sử dụng giấy tờ hộ tịch như:

- Phạt tiền từ 1 - 3 triệu đồng đối với hành vi tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy tờ hộ tịch (Hiện hành, phạt tiền từ 300 - 500 nghìn đồng).

- Phạt tiền từ 3 - 5 triệu đồng đối với hành vi cho người khác sử dụng giấy tờ hộ tịch của mình để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.

Tại Điều 45, cũng qui định Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi huỷ hoại sổ hộ tịch, phá hoại thông tin trong cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử Người bị phạt còn bị hình thức phạt bổ sung là tịch thu tang vật, phương tiện, buộc có biện pháp khắc phục hậu quả, buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi nhằm mục đích trục lợi điểm c khoản 4 Điều này.

Điều 45. Hành vi vi phạm nguyên tắc đăng ký, quản lý hộ tịch, sử dụng giấy tờ hộ tịch; xây dựng, quản lý và khai thác cơ sở dữ liệu hộ tịch

4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Huỷ hoại giấy tờ hộ tịch; sổ hộ tịch;

b) Truy cập trái phép, trộm cắp, phá hoại thông tin trong cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử;

c) Lợi dụng việc đăng ký hộ tịch hoặc trốn tránh nghĩa vụ đăng ký hộ tịch nhằm hưởng chế độ, chính sách ưu đãi hoặc nhằm mục đích trục lợi khác.

>>>> Độc giả có nhu cầu tư vấn xin tham khảo thêm tại tư vấn pháp luật 

>>>> Mất Giấy Đăng Ký Kết Hôn Muốn Làm Lại Bản Chính Được Không ?

>>>> Giấy Xác Nhận Y Tế Khi Kết Hôn Với Người Nước Ngoài Có Bắt

Buộc?

>>>> Đăng Ký Kết Hôn Với Người Nước Ngoài, Cần Làm Gì ?  

Bảo Trung (tuvanonline.voh@gmail.com)

Bình luận

Đọc Báo