Một độc giả có gửi mail hỏi với nội dung như sau: Trong trường hợp chồng (sắp cưới) của tôi là người quốc tịch nước ngoài không thể về Việt Nam ở trong thời gian quá lâu để hoàn thành thủ tục đăng ký kết hôn, vậy chồng tôi có thể làm giấy ủy quyền để đăng ký kết hôn với tôi ?
Luật sư Vũ Mạnh Hòa tư vấn:
Quy định về đăng ký kết hôn với quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài theo quy định của luật Hôn nhân và gia đình 2014; nghị định 126/2014/NĐ-CP được thực hiện các bước theo trình tự như sau:
- Nộp trực tiếp hồ sơ tại Sở Tư Pháp Sau khi hoàn thành tất cả hồ sơ theo quy định của tại Điều 20 nghị định 126/2014/NĐ-CP
- Phỏng vấn trực tiếp hai bên nam, nữ tại trụ sở Sở Tư pháp
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ký Giấy chứng nhận kết hôn và trả lại hồ sơ cho Sở Tư pháp để tổ chức lễ đăng ký kết hôn.
- Sở Tư pháp tổ chức lễ đăng ký kết hôn.
Quy định về thủ tục nộp hồ sơ đăng ký kết hôn tại Điều 21 nghị định 126/2014/NĐ-CP do một trong hai bên kết hôn nộp trực tiếp tại Sở Tư pháp, nếu đăng ký kết hôn tại Việt Nam hoặc Cơ quan đại diện, nếu đăng ký kết hôn tại Cơ quan đại diện.
Ngày phỏng vấn được ấn định và ghi trực tiếp trên biên nhận nộp hồ sơ. Tới ngày đó bạn và chồng bạn phải trực tiếp lên Sở Tư pháp phỏng vấn để kiểm tra, làm rõ về nhân thân, sự tự nguyện kết hôn, mục đích kết hôn và mức độ hiểu biết của hai bên nam, nữ về hoàn cảnh gia đình, hoàn cảnh cá nhân của nhau; về ngôn ngữ, phong tục, tập quán, văn hóa, pháp luật về hôn nhân và gia đình của mỗi nước theo quy định tại Điều 23 nghị định 126/2014/NĐ-CP về trình tự giải quyết việc đăng ký kết hôn tại Việt Nam.
Kể từ ngày nhận được văn bản trình của Sở Tư pháp cùng hồ sơ đăng ký kết hôn, nếu xét thấy hai bên nam, nữ đáp ứng đủ điều kiện kết hôn, không thuộc trường hợp từ chối đăng ký kết hôn quy định tại Điều 26 của Nghị định này thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ký Giấy chứng nhận kết hôn và trả lại hồ sơ cho Sở Tư pháp để tổ chức lễ đăng ký kết hôn
Khi tổ chức lễ đăng ký kết hôn, hai bên nam, nữ phải có mặt. Đại diện Sở Tư pháp chủ trì hôn lễ, yêu cầu hai bên khẳng định sự tự nguyện kết hôn. Nếu hai bên đồng ý kết hôn thì đại diện Sở Tư pháp ghi việc kết hôn vào Sổ đăng ký kết hôn, yêu cầu từng bên ký tên vào Giấy chứng nhận kết hôn theo quy định tại Điều 24 nghị định 126/2014/NĐ-CP.
Trong các bước trên thì chỉ có quy định về thủ tục nộp hồ sơ đăng ký kết hôn tại Điều 21 nghị định 126/2014/NĐ-CP là do một trong hai bên kết hôn nộp trực tiếp tại Sở Tư pháp vì thế bước này bạn có thể tự mình nộp hồ sơ đăng ký kết hôn mà không cần phải sự có mặt của chồng bạn. Bước phỏng vấn và bước ký tên vào Giấy chứng nhận kết hôn pháp luật quy đinh bắt buộc phải có mặt của hai bên nam, nữ. Như vậy, trong trường hợp của bạn chồng bạn không thể ủy quyền cho bạn đăng ký kết hôn.
Nếu chồng bạn là người nước ngoài không có điều kiện về và cư trú tại Việt Nam một thời gian dài thì tốt hơn hết bạn nên chuẩn bị trước các thủ tục và gửi lên Sở tư Pháp, khi có giấy hẹn phỏng vấn thì mới về Việt Nam. Sau khi phỏng vấn thì sẽ chờ một thời gian sớm nhất là một tháng để lên ký vào giấy đăng ký kết hôn thì như vậy sẽ thuận tiện cho chồng bạn.
>>>> Độc giả có nhu cầu tư vấn xin tham khảo thêm tại tư vấn pháp luật
>>>> Giấy Xác Nhận Y Tế Khi Kết Hôn Với Người Nước Ngoài Có Bắt Buộc?