Quy định về phân loại sức khỏe đối với quân nhân, công nhân và viên chức quốc phòng

(VOH) - Thông tư quy định thành lập Hội đồng khám sức khỏe định kỳ phân loại sức khỏe quân nhân, công nhân và viên chức quốc phòng để có cơ sở phân công công tác, xem xét chế độ…

Sự kiện: tư vấn pháp luật

Bộ Quốc phòng vừa ban hành Thông tư 37/2021/TT-BQP quy định về phân loại, khám sức khỏe, phân cấp nhiệm vụ quản lý sức khỏe với quân nhân, công nhân và viên chức quốc phòng phục vụ trong các cơ quan, đơn vị, tổ chức thuộc Bộ Quốc phòng.

khám sức khỏe quân nhânẢnh minh họa

Theo đó, sức khỏe đối với hạ sĩ quan, binh sĩ được chia thành ba loại như sau:

Sức khỏe loại 1 phải đáp ứng đủ ba yếu tố:

+ Chỉ số khối cơ thể mức 1;

+ Không có bệnh tật hoặc các bệnh nhẹ mức 1;

+ Số ngày nghỉ ốm bệnh trong một năm không quá 15 ngày.

Sức khỏe loại 2 khi có một trong các yếu tố:

+ Chỉ số khối cơ thể mức 2;

+ Bị mắc các bệnh tật mức 2 hoặc bệnh tật nhẹ đã ổn định;

+ Sức làm việc bình thường, số ngày nghỉ ốm bệnh trong một năm từ 16 đến 30 ngày hoặc kết quả kiểm tra rèn luyện thể lực đạt yêu cầu.

Sức khỏe loại 3 khi có một trong các yếu tố:

+ Chỉ số khối cơ thể mức 3 hoặc mức 4;

+ Bị mắc các bệnh tật mức 3 hoặc mức 4 hoặc bệnh nặng có biến chứng, di chứng ảnh hưởng chức năng cần được theo dõi, điều trị;

+ Sức làm việc suy giảm rõ rệt: số ngày nghỉ ốm bệnh trong một năm trên 30 ngày, kết quả kiểm tra rèn luyện thể lực không đạt yêu cầu; hoặc suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên cần đề nghị giải quyết xuất ngũ theo quy định của Bộ Quốc phòng.

Đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng sức khỏe được chia thành bốn loại:

Sức khỏe loại 1 phải đáp ứng đủ ba yếu tố:

+ Chỉ số khối cơ thể mức 1;

+ Không bệnh tật hoặc các bệnh nhẹ mức 1;

+ Sức làm việc tốt, số ngày nghỉ ốm bệnh trong một năm không quá 15 ngày.

Sức khỏe loại 2 khi có một trong các yếu tố:

+ Chỉ số khối cơ thể mức 2 hoặc tuổi trên 55;

+ Bị mắc các bệnh tật mức 2 hoặc bệnh mạn tính nhẹ đã ổn định, không ảnh hưởng đến sinh hoạt, công tác; chỉ cần có biện pháp dự phòng hoặc điều trị ngoại trú;

+ Sức làm việc đảm bảo theo chức trách, nhiệm vụ: Số ngày nghỉ ốm bệnh trong một năm từ 16 đến 30 ngày; hoặc kết quả kiểm tra rèn luyện thể lực đạt yêu cầu.

Sức khỏe loại 3 khi có một trong các yếu tố:

+ Chỉ số khối cơ thể mức 3;

+ Bị mắc các bệnh tật mức 3 hoặc bệnh mạn tính chưa ổn định, chưa hồi phục gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hoặc rối loạn, suy giảm chức năng cần được quân y theo dõi chặt chẽ có hệ thống, chỉ định kiểm tra định kỳ và thực hiện chế độ điều trị dự phòng;

+ Sức làm việc suy giảm rõ rệt, chưa hồi phục: số ngày nghỉ ốm bệnh trong một năm từ 31 đến 60 ngày, kết quả kiểm tra rèn luyện thể lực không đạt cần được bố trí công tác phù hợp để chữa bệnh, an điều dưỡng phục hồi sức khỏe.

Sức khỏe loại 4 khi có một trong các yếu tố:

+ Chỉ số khối cơ thể mức 4 hoặc thể trạng suy kiệt kéo dài, không hồi phục;

+ Bị mắc các bệnh tật mức 4 hoặc bệnh mạn tính khó ổn định, dễ tái phát, đã có biến chứng nặng cần được quân y theo dõi chặt chẽ; phải tuân thủ chỉ định điều trị và thường xuyên thực hiện chế độ chăm sóc, dự phòng cần thiết;

+ Sức làm việc suy giảm nặng: Phải nghỉ làm việc dài ngày hoặc nhiều đợt để điều trị bệnh, số ngày nghỉ ốm bệnh trong một năm trên 60 ngày, không hoàn thành bài tập rèn luyện thể lực; suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.

Thông tư cũng nêu rõ, kết luận khám sức khỏe định kỳ là cơ sở để triển khai các biện pháp quản lý, chăm sóc sức khỏe, dự phòng bệnh tật đối với từng cá nhân; là nội dung nhận xét đánh giá hằng năm, bổ sung vào hồ sơ quân nhân, công nhân và viên chức quốc phòng;  xem xét, tham mưu đề xuất trong phân công công tác, đề bạt, bổ nhiệm; chuyển diện phục vụ; điều động, luân chuyển, đào tạo và giải quyết chế độ chính sách liên quan đến sức khỏe của quân nhân, công nhân và viên chức quốc phòng.

Việc khám sức khỏe thông qua Hội đồng khám sức khỏe do Thủ trưởng đơn vị cấp trung đoàn và tương đương trở lên quyết định thành lập hoặc Giám đốc bệnh viện quyết định thành lập Hội đồng khám sức khỏe của bệnh viện theo đề nghị của phòng (khoa, ban) chức năng được giao nhiệm vụ và hiệp đồng của đơn vị khám sức khỏe.

Thông tư 37/2021/TT-BQP có hiệu lực từ ngày 29/5/2021 đính kèm có các phụ lục.

BẢNG THỂ LỰC, BỆNH TẬT DÙNG PHÂN LOẠI SỨC KHỎE
(Kèm theo Thông tư số 37/2021/TT-BQP ngày 15/4/2021 của Bộ trưởng Quốc phòng)

I. BẢNG THỂ LỰC

Mức đánh giá thể lực

Mức 1

Mức 2

Mức 3

Mức 4

Chỉ số khối cơ thể BMI (Body Mass Index)

18 - 22

15 - 17 hoặc 23 - 29

12 - 14 hoặc 30 - 35

Dưới 12 hoặc trên 35

(BMI = cân nặng (kg)/[chiều cao (m)]2)

>>>> Độc giả có nhu cầu tư vấn xin tham khảo thêm tại tư vấn pháp luật 

>>>> Người Lao Động Được Hỗ Trợ Chi Phí Khám, Chữa Bệnh Nghề Nghiệp Từ Ngày 15/9/2020

>>>> Nghỉ Hưu Theo Diện Mất Sức Lao Động Cần Điều Kiện Gì?

>>>> Mức Đóng BHXH Bắt Buộc Sau Khi Tăng Lương Từ Tháng 7/2019

>>>> Bị Tai Nạn Lao Động Mà Không Được Đền Bù, Phải Làm Sao ?

 

Bảo Trung (tuvanonline.voh@gmail.com)

Bình luận

Đọc Báo