Vụ Quốc ca bị tắt tiếng: Ai có quyền thực hiện bản ghi âm, pháp luật hiện hành có quy định không?

(VOH) – Liên quan đến vụ việc ngắt âm thanh Quốc ca Việt Nam trước trận đấu giữa Việt Nam và Lào trong khuôn khổ AFF Cup 2020 là do vấn đề bản quyền âm thanh.

Sự kiện: Tin pháp luật

Tối ngày 6/12 vừa qua do lo ngại vấn đề liên quan đến bản quyền âm nhạc, Next Sports (Next Media) đã chủ động tắt tiếng hát quốc ca của các cầu thủ Việt Nam trong trận ra quân của đội tuyển bóng đá Việt Nam tại giải AFF Suzuki Cup. 

Trên kênh Youtube của Next Sports, đơn vị nắm bản quyền phát sóng trận đấu đã có thông báo: “Vì lý do bản quyền âm nhạc, chúng tôi buộc lòng phải tắt tiếng ở phần lễ chào cờ. Sau lễ chào cờ, tín hiệu âm thanh sẽ trở lại bình thường, mong quý vị thông cảm”.

Sau vụ việc quốc ca bị tắt tiếng, trên mạng xã hội, nhiều người hâm mộ đã bày tỏ sự bức xúc và khó hiểu. Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề nay Luật sự Trần Văn Sỹ đã có những tư vấn qua cuộc trao đổi với VOH.

PV: Ở góc độ pháp lý, Next Sports có quyền tắt tiếng bài hát quốc ca trên kênh Youtube của họ không thưa luật sư? 

Luật sư Sỹ cho biết, pháp luật hiện hành hiện không có quy định về vấn đề này. Việc phát sóng và truyền đạt trận đấu trên công chúng là phụ thuộc vào thỏa thuận giữa đơn vị cung cấp bản quyền và đơn vị phát sóng. 

Theo thông tin trên báo chí, Next Sports tự tắt tiếng quốc ca để phòng ngừa từ xa không bị đánh bản quyền âm nhạc, không bị mất doanh thu.

Phần hát quốc ca chào cờ của Việt Nam trong trận đấu vừa qua đã phát bản ghi "Tiến quân ca" do Hãng đĩa Marco Polo sản xuất. Đây là bản ghi mà hãng đĩa này bỏ tiền sản xuất và đã đăng ký bản quyền trên YouTube. Theo luật, bất kì ai muốn sử dụng bản ghi này thì phải xin phép nhà sản xuất.

Việc chọn bản ghi Tiếng quân ca của hãng đĩa Marco Polo để sử dụng, dù chưa bị đơn vị nào đánh bản quyền nhưng các đơn vị tiếp sóng tự tắt tiếng phần này vị lo sợ mất doanh thu từ kênh Youtube. 

PV: Hãng đĩa Marco Polo của nước ngoài họ có quyền thực hiện bản ghi “Quốc ca Việt Nam” mới không, có vi phạm quy định gì không? 

Đối với tác phẩm thông thường thì việc công bố truyền đạt đến công chúng, kinh doanh thu lợi nhuận đối với các bản ghi âm, ghi hình tác phẩm thì phải được sự đồng ý của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả. Tuy nhiên, pháp luật hiện hành chưa có các quy định cụ thể và rõ ràng về bản quyền của Quốc ca Việt Nam. 

Việc hãng Marco Polo là một tổ chức nước ngoài công bố, truyền tải, kinh doanh và đăng ký bản quyền đối với bản ghi của ‘Quốc ca’ thì sẽ được giải quyết ra sao, cũng chưa được luật hóa rõ ràng. Thực tế, gia đình cố nhạc sĩ Văn Cao đã hiến tặng bài hát “Tiến quân ca” lời và nhạc cho nhà nước và toàn dân Việt Nam nên có thể hiểu ai cũng có quyền sử dụng. Vì thế các tổ chức cá nhân có quyền sản xuất, công bố và kinh doanh đối với bản ghi âm, ghi hình của Tiến quân ca là không phải xin phép. Do vậy việc chủ sở hữu hợp pháp bản ghi này đăng ký không tên ID trên Youtube cũng không sai - Luật sư Sỹ cho biết

Để giải quyết vấn đề bản quyền Quốc ca tại các sự kiện đại chúng, tránh trường hợp bị tắt tiếng như câu chuyện vừa qua, theo luật sư Sỹ, Bộ Văn hóa nên xác định một bản ghi Quốc ca (có lời, không lời, bản đơn ca,…) mà Bộ nắm bản quyền. 

Sau đó, gửi đến tất cả các ban ngành từ giờ trở đi trong các sự kiện mang tính đại diện quốc gia, sự kiện của nhà nước thì dùng duy nhất tác phẩm đó.

VOH

Tin Audio Liên Quan

Bình luận

Đọc Báo