Trước đây, em làm công nhân tại quê ở miền Bắc. đã đóng BHXH được 2 năm, nhưng nay chuyển vào trong TPHCM tiếp tục làm công nhân may ở công ty tại khu công nghiệp ở Bình Dương.
Công ty mới nói em đã đóng bảo hiểm thì nộp sổ cũ ở quê để làm tiếp BHXH ở công ty mới nhưng em không thể về quê lấy sổ nộp.
Vậy em có thể làm sổ mới mà vẫn tiếp tục bảo lưu quyền lợi ở sổ củ được không? Khi tra trên số thẻ bảo hiểm có thể thấy quá trình đóng bảo hiểm của em ở quê là có thật?
Luật sư Vũ Mạnh Hòa tư vấn:
Theo Khoản 2 Điều 18 Luật BHXH 2014 người lao động có quyền được cấp và quản lý sổ bảo hiểm xã hội. Do đó hiện nay người lao động có quyền giữ và tự quản lý sổ BHXH thay vì người sử dụng lao động giữ như trước đây.
Theo quy định tại tiểu mục 1.5 mục I phần II nội dung cụ thể của từng thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của BHXH Việt Nam:
“1.5 Thành phần hồ sơ
1. Người lao động
a) Người lao động làm việc tại đơn vị sử dụng lao động nộp hồ sơ cho đơn vị sử dụng lao động:
- Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).
- Trường hợp người lao động được hưởng quyền lợi BHYT cao hơn: bổ sung Giấy tờ chứng minh (nếu có) theo Phụ lục 03.”
Như vậy, người lao động chỉ cần làm tờ khai theo Mẫu TK1-TS ban hành kèm theo Quyết định số 929/QĐ-BHXH năm 2018, đối với người chưa được cấp mã số BHXH thì điền đầy đủ thông tin vào mục I, đối với người đã được cấp mã số BHXH thay đổi thông tin ghi trên sổ BHXH, thẻ BHYT thì điền đầy đủ thông tin vào mục II Mẫu TK1-TS.
Do đó thủ tục tham gia BHXH tại công ty mới người lao động chỉ cần cung cấp mã số BHXH mà không cần phải nộp sổ BHXH.
Theo công văn 3663/BHXH-THU năm 2014 hướng dẫn: Chỉ cấp số sổ mới nếu không phát hiện được NLĐ có bất kỳ số sổ nào.
Như vậy, việc bạn đã có sổ BHXH thì cơ quan BHXH không cấp lại số sổ mới trừ trường hợp bạn không thừa nhận thời gian tham gia BHXH tại công ty cũ.
Cảm ơn luật sư.
>>>> Độc giả có nhu cầu tư vấn xin tham khảo thêm tại Tư vấn Pháp luật
>>>> Bị Tai Biến Liệt Nửa Người, Có Được Lãnh Trợ Cấp ?
>>>> Những Đối Tượng Nào Được Hưởng Trợ Cấp Xã Hội?
>>>> Trợ Cấp Xã Hội Dành Cho Người Cao Tuổi: Thủ Tục Làm Như Thế Nào?