Thuế thu nhập cá nhân có bị lạc hậu? (kỳ 1) - Thời sự 05g30 04/09/2019

(VOH) - Luật Thuế thu nhập cá nhân được Quốc hội khóa XII thông qua ngày 21/11/2007, chính thức áp dụng từ 01/01/2009, đánh dấu một bước hoàn thiện trong hệ thống thuế của Việt Nam.

Mặc dù, Luật Thuế thu nhập cá nhân được chuẩn bị, xây dựng khá kỹ lưỡng, lấy ý kiến rộng rãi của các tầng lớp xã hội từ hơn 3 năm trước khi ban hành, nhưng khi triển khai Luật vào thực tế cuộc sống, không thể tránh khỏi những bất cập, vướng mắc nảy sinh đòi hỏi phải nghiên cứu, giải quyết.

Trước thực tế phát triển không ngừng của kinh tế xã hội, tình trạng trượt giá, thu nhập, mức sống người dân ngày càng cao… nhưng mức đóng thuế thu nhập cá nhân sau 10 năm hầu như không thay đổi nhiều, điều này làm cho Luật Thuế thu nhập cá nhân có trở nên lạc hậu?

Xung quanh vấn đề này, Đài Tiếng nói Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh (VOH) tổ chức tọa đàm: “Thuế thu nhập cá nhân có bị lạc hậu?” với sự tham gia của các vị khách mời:

  • Luật sư Trương Thị Hòa, Đoàn Luật sư Thành phố;
  • Ông Phạm Ngọc Hưng, Phó Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp Thành phố;
  • Ông Nguyễn Văn Thiện, Trưởng Phòng Tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế, Cục Thuế thành phố Hồ Chí Minh.

VOH

Bình luận

Đọc Báo