Khi bị gãy xương phải chú ý những điều gì?

[Y khoa ai nghe cũng hiểu] - Khi bị gãy xương thì có nên mổ không? Khi bó bột phải lưu ý nhất điều gì? Không thể bỏ qua những chia sẻ của bác sĩ Tăng Hà Nam Anh - Phó Giám đốc Trung tâm phẫu thuật thực nghiệm Đại học Y dược TPHCM.

Những nguy hiểm và biến chứng khi bị gãy xương

Trong cuộc sống chúng ta không thể tránh khỏi những rủi ro hay sự cố làm ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe, thậm chí là nguy hiểm tới tính mạng. Một trong những tình huống khá phổ biến đó là gãy xương. Khi gãy xương, ta có nhiều cách để điều trị nhưng cách được sử dụng nhiều nhất đó là phẫu thuật.

Vậy chúng ta sẽ phẫu thuật như thế nào, vào thời gian nào là điều rất quan trọng. Thông thường nhiều người nghĩ rằng, chấn thương chỉnh hình không có gì để học, gãy xương chỉ cần bó bột là được. Thế nhưng trên thực tế, gãy xương vẫn có thể gây nên tử vong và để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng. Cho một ví dụ đơn giản, chúng ta thấy khi gãy một đốt xương ngón tay, đúng là không gây nên tử vong nhưng nếu không điều trị tới nơi tới chốn thì sẽ hình thành xương giả làm mất chức năng của cả bàn tay. Vậy nên chúng ta thấy rằng gãy xương là một vấn đề rất nghiêm trọng.

Những biến chứng nguy hiểm trong vòng 12-24 giờ đầu tiên sau khi bị gãy tay có thể là bị sốc. Sốc trong gãy xương có 2 cơ chế. Đó là bệnh nhân phải chịu đựng sự đau đớn, đặc biệt là khi gãy xương lớn, gãy nhiều xương.

Trước đây, đã có rất nhiều trường hợp các binh sĩ dù chỉ bị bắn vào đùi nhưng cũng đã tử vong vì không biết cách điều trị đúng cách và coi nhẹ hậu quả của nó. Khi bị đau còn ảnh hưởng tới tim mạch của cơ thể. Bên cạnh đó là khi gãy xương chúng ta còn bị mất máu. Nhiều người nói gãy xương đùi không có gì nguy hiểm nhưng ít ai trong chúng ta biết rằng khi gãy xương đùi chúng ta có thể mất từ 500-700ml máu trong khi cơ thể chúng ta chỉ có 3 lít máu mà thôi. Do đó, chúng ta không thể xem thường việc gãy xương. Và chúng ta cũng biết rằng sốc có thể gây nên tử vong.

Thứ hai là gãy xương gây tắc mạch máu do mỡ. Đây là một khái niệm khá mới. Khi gãy xương, chúng ta có thể nhìn thấy những hạt mỡ trong tủy xương bị vỡ ra. Những hạt mỡ đó sẽ theo máu về động mạch phổi, gây nên tắc mạch máu do mỡ. Nhưng thật ra không phải là mạch máu bị tắc mà nó gây viêm phù nề trên toàn bộ phổi và người ta sẽ bị chết đuối trên cạn. Bệnh nhân sẽ không đủ oxy và tử vong rất nhanh. Những biến chứng này cũng thường xảy ra trong những ngày đầu sau khi bị gãy xương. Khi bị gãy nhiều xương hay gãy xương lớn có thể gây dập nát mô mềm, hiện tượng này cũng gây tắc mạch máu do mỡ. Một trường hợp khác là ép khoan. Lúc này áp lực trong khoan sẽ tăng lên làm chết cơ thần kinh và những mạch máu nhỏ. Khi những cơ chết sẽ phóng ra các độc tố, sau đó các độc tố này sẽ theo máu về tim gây nên suy đa cơ quan. Bệnh nhân có thể tử vong vì chèn ép khoan.  

Gãy xương có nên mổ hay không?

Khi bị gãy xương người ta chia ra làm hai loại điều trị, đó là mổ và không mổ. Khi không mổ người ta có thể bó bột, đặt nẹp hoặc cố định bằng dụng cụ thay thế. Ngoài ra, chúng ta cũng không cần phải làm gì cả nếu trường hợp không bị lệch xương. Khi bó bột nó cũng sẽ có những biến chứng nhất định, chúng ta phải bó bột sao cho sát vào da để giữ cho xương không bị lệch. Tuy nhiên các phần mềm sẽ bị sưng lên và phần bột thì siết chặt phần mềm đó làm cho phần mềm xưng lên nhiều hơn nữa. Nếu không phát hiện kịp thời sẽ gây nên hiện tượng chèn ép bột. Không may tình trạng nghiêm trọng có thể cưa chân hoặc hoại tử vùng xương đó. Do đó, các bệnh nhân khi thấy bất kì dấu hiệu nào bất thường sau khi bó bột thì chúng ta phải nhanh chóng tới gặp bác sĩ ngay để bác sĩ cắt bột ra kiểm tra.

Đối với loại điều trị thứ hai là mổ thì chúng ta cũng có những lưu ý nhất định. Trước đây chúng ta không được mổ trong 2 tuần đầu sau khi gãy xương vì sợ tắc mạch máu do mỡ, tuy nhiên y khoa đã phát triển nên chúng ta đã mổ sớm hơn so với trước kia. Trước khi mổ bác sĩ luôn phải kiểm tra rất kĩ càng thể chất và tinh thần của bệnh nhân, tuy là vậy chúng ta không thể chắc chắn việc không có bất kì trường hợp nào xảy ra sai sót. Do đó việc mổ rất quan trọng, chúng ta không thể xem thường bởi nó cũng có thể gây ra tử vong bất cứ khi nào chúng ta lơ là.

Giải đáp thắc mắc

* Thưa bác sĩ, cổ của tôi bị thoái hóa khớp, tôi cũng đang điều trị với một bác sĩ. Bác sĩ ấy có hẹn tôi 2 tuần nữa là mổ nhưng tôi rất sợ mổ và còn tốn nhiều tiền. Vậy mong bác sĩ tư vấn giúp tôi có cách điều trị nào mà không phải mổ không?

- Bác sĩ Tăng Hà Nam Anh: Trên thực tế, bác sĩ rất khó để quyết định có mổ hay không, nhưng chúng ta có thể dựa trên những nguyên tắc sau đây. Việc muốn mổ hay không là do bệnh nhân quyết định, đó là cơ thể của họ. Những trường hợp nào không quá gấp thì chúng ta cũng có thể xem xét cho thật kĩ lưỡng. Bởi khi mổ thì tinh thần của bệnh nhân là quan trọng hàng đầu.

Đối với thoát vị đĩa đệm cổ thì bác sĩ sẽ chỉ định mổ khi có sự chèn ép vào rễ thần kinh. Nó sẽ có hiện tượng đau nhói như điện giật hay tê rần lên. Ngoài ra thì chúng ta có thể điều trị bảo tồn được. Bác có thể đi khám ở một bác sĩ khác nếu bác cảm thấy không tin tưởng. Và nếu bác chưa vững tinh thần thì nên xin bác sĩ cho điều trị thêm một thời gian nữa.  

* Cùi chỏ của tôi ở tay phải bị đau mé ngoài, khi tôi ấn vào sợi gân tôi cảm thấy rất là đau, khi đi khám bác sĩ chẩn đoán tôi là bị viêm gân, sau đó họ chích thuốc cho tôi thì tôi cũng thấy đỡ nhưng về sau tôi lại bị đau lại. Tôi đi khám bác sĩ khác và họ cho tôi chạy điện nhưng vì chi phí nên tôi cũng không chạy điện nữa. Vậy nên bác sĩ cho tôi uống thuốc và kêu tôi phải nghỉ ngơi không nên vận động nhiều. Nhưng tính chất công việc của tôi thì rất khó, mà tay tôi bây giờ vẫn còn đau, vậy tôi có thật sự cần phải nghỉ ngơi hay không? Còn tay trái của tôi bị dính ngón giữa, vậy bây giờ thuốc cho hai bên tay của tôi có giống nhau không? hay là tôi phải đi khám tay bên trái và uống thuốc khác?

- Bác sĩ Tăng Hà Nam Anh: Cả hai trường hợp của anh đều là trường hợp bị tổn thương gân cả. Ngón tay bật bị tổn thương thì rất khó chữa, nếu bị nặng có thể phải mổ. Còn tay phải của anh giống như đau khuỷu của những người chơi tennis. Vấn đề là khi anh làm việc thì gân bám vào xương sẽ bị rách một phần. Dù anh đã đi chích rồi nhưng nó vẫn bị lại vì động tác đó nó vẫn còn, nó không có biện pháp bảo vệ cho cái gân đó.

Trường hợp của anh khi đi chích thì người ta sẽ chích không quá 3 lần trong 1 năm. Còn tôi nghĩ là anh đi điều trị sóng xung kích nó sẽ không quá mắc đâu. Một cách khác nữa là anh có thể đi vật lí trị liệu. Nếu những cách này cũng không được thì có thể sẽ phải phẫu thuật nội soi. Hai bên tay của anh đều dùng chung một loại thuốc đó là thuốc kháng viêm giảm đau, do đó anh có thể không cần uống hai toa thuốc đâu ạ. Anh nên đi khám một bác sĩ chuyên khoa để tập vật lí trị liệu, đeo băng khuỷu để hạn chế sự đau đớn.

VOH Online

Bình luận

  • Thạch hoàng thanh tài 21:36, 11/05/2019
    Em bị gãy xương 2 cẳng chân được 2 tháng. Bác sĩ phẫu thuật và gắn 22 con ốc vít mà giờ chỗ gãy xương kêu rợp rợp. Xin bác sĩ tư vấn.
  • Phạm Ngọc Triều 20:44, 12/02/2019
    Chao bác sĩ năm nay cháu 22 tuổi,đang đi lao động tại đài loan do đặc thù công việc nguy hiểm nên không may cháu bị gãy 3 xương lòng bàn tay ngón 2,3,4. Có phẫu thuật mổ đóng đinh được gần 3 tháng nhưng đến bây giờ bàn tay vẫn không thể duỗi thẳng hay nắm được vào ngón tay bị gãy duỗi ra như hình cò súng. Bác sĩ cho cháu hỏi gãy xương như vậy khoảng bao nhiêu tháng thì khỏi và tay còn hoạt động như trước được không ? Cháu cảm ơn ạ !
  • nguyễn thái hoàng phong 12:49, 18/01/2019
    Dạ em bị gãy xương ống đồng tới bây h tính ra được một tuần rồi mà đi chụp lại vẫn chưa có thay đổi gì vậy có sao không ạ ? Em cảm ơn
  • Nguyễn Thị Lương 16:41, 09/01/2019
    Con tôi bị gãy xương cổ chày mà có di lệch. bác sĩ đã bó bột và đi chụp x-quang lại sau 1 tuần nhưng xương đã liền vẫn chưa thẳng như lúc đầu, vẫn hơi lệch thì giờ xin bác sĩ cho biết phải làm sao? Tôi xin chân thành cảm ơn!
  • Thảo 13:24, 15/12/2018
    Bác sĩ, tôi gãy tay nhưng đi bệnh viện người ta chỉ bó bột tạm thời, vậy có nguy hiểm gì không?
  • Bùi Văn Diện 16:29, 28/10/2018
    em bị gãy cẳng tay bên phải thì em bó bột khoảng 2 tháng thì gỡ và lành nhưng khoảng 2 tháng sao thì do té nên gãy lại, năm nay em 16 tuổi thì bao giờ mới có thể chơi thể thao bình thường và tập gym được à
  • Khánh Huyền 10:17, 01/10/2018
    Thưa bác sĩ , Ng nhà em bị vỡ xương bánh chè có chỉ định mổ nhưng bây giờ khám thì bị thêm lao phổi vậy cho em hỏi có mổ được không ak

Đọc Báo mới