Luật Phòng chống tham nhũng - công tác giải trình, cung cấp thông tin

(VOH) - Ngày 1/7, Chính phủ vừa ban hành Nghị  định số 59/2019/NĐ-CP Qui định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng chống tham nhũng 2018 có hiệu lực từ 15/8/2019.

Nghị định 59/2019/NĐ-CP gồm 11 chương:

Chương I:  Những qui định chung

Chương II: Trách nhiệm giải trình

:Chương III: Đánh giá về công tác phòng chống tham nhũng

Chương IV: Thực hiện quy tắc ứng xử của người có chức vụ, quyền  hạn trong cơ quan , tổ chức đơn vị

Chương V: Vị trí công tác và thời hạn định kỳ chuyển đổi

Chương VI:Tạm đình chỉ công tác , tạm thời chuyển sang vị trí công tác khác đối với người có chức vụ, quyền hạn có hành vi vi phạm liên quan đến tham nhũng

Chương VII: Áp dụng biện pháp phòng chống tham nhũng trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước

 Chương VIII:Cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan tổ chức

Chương IX: Chế độ thông tin , báo cáo về phòng chống tham nhũng

Chương X: Xử lý trách nhiệm người đứng đầu , cấp phó của người đứng đầu  cơ quan, tổ chức, đơn vị  khi để xảy ra tham nhũng và xử lý vi phạm  đối với hành vi khác vi phạm pháp luật về Phòng chống tham nhũng.

Chương XI: Điều khoản thi hành

Theo Nghị định tại chương II và chương VIII, trong công tác phòng ngừa tham nhũng, qui định cụ thể Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị phải có trách nhiệm trong việc thực hiện giải trình cũng như  cung cấp thông tin.

Theo đó,người đứng đầu quy định cụ thể việc thực hiện trách nhiệm giải trình trong nội quy, quy chế làm việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị, phân công cá nhân hoặc bộ phận có trách nhiệm tiếp nhận yêu cầu giải trình.

Về phía Người yêu cầu giải trình có các quyền sau đây: Tự mình hoặc ủy quyền cho người khác có năng lực hành vi dân sự đầy đủ thực hiện yêu cầu giải trình; Rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu giải trình; Nhận văn bản giải trình của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có trách nhiệm giải trình; Khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật.

Người thực hiện trách nhiệm giải trình khi kiếp nhận yêu cầu giải trình thuộc thẩm quyền phải hướng dẫn người yêu cầu giải trình thực hiện đứng trình tự, thủ tục quy định, giải quyết yêu cầu giải trình theo đúng trình tự, thủ tục và thời hạn quy định tại Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.Việc giải trình có thể  bằng văn bản hoặc trực tiếp ( có biên bản ghi nhận)

Nghị định cũng qui định rõ việc cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan tổ chức.Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu cung cấp thông tin, cơ quan, tổ chức, đơn vị được yêu cầu cung cấp thông tin phải thực hiện việc cung cấp thông tin khi nội dung thông tin được yêu cầu đáp ứng các điều kiện:

a) Thuộc phạm vi công khai theo quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng và Nghị định này;

b) Thuộc phạm vi hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị được yêu cầu;

c) Chưa được công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng, phát hành ấn phẩm hoặc niêm yết công khai.

Khi không cung cấp thông tin phải trả lời bằng văn bản về việc không cung cấp thông tin cho cơ quan, tổ chức yêu cầu trong trường hợp nội dung thông tin được yêu cầu không đáp ứng các điều kiện được quy định trên

Trường hợp thông tin được yêu cầu đã được công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng, phát hành ấn phẩm hoặc niêm yết công khai thì trong văn bản trả lời phải có hướng dẫn cách thức tiếp cận thông tin đó.

Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 8 năm 2019.

Nghị  định này thay thế cho 8 nghị định (do chính phủ ban hành từ năm 2016 - 2013) và 1 quyết định về qui chế tặng quà của chính phủ ( ban hành năm 2007) có nội dung trùng lắp với Nghị định 59/2019/NĐ-CP

BT ( tuvanonline.voh@gmail.com)

Bình luận

Đọc Báo