Lấy em ruột của thím làm chồng có được không?

(VOH) - "Tôi có người chú, chú có vợ, tôi gọi vợ chú là thím. Người thím nầy có em trai lên TPHCM học. Qua đi lại giữa hai nhà thì tôi có quen và có tình cảm với người em trai của thím tôi. Nay tôi và người em của thím tôi muốn lấy nhau thì có vi phạm luật không? Nếu lấy nhau thì tôi sẽ gọi thím tôi là gì? Còn người em trai của thím tôi sẽ gọi chú tôi là gì? Khi 4 người gặp nhau sẽ  xưng hô làm sao?", một nữ thính giả xin luật sư tư vấn.

"Tôi có người chú, chú có vợ, tôi gọi vợ chú là thím. Người thím nầy có em trai lên TPHCM học. Qua đi lại giữa hai nhà thì tôi có quen và có tình cảm với người em trai của thím tôi. Nay tôi và người em của thím tôi muốn lấy nhau thì có vi phạm luật không? Nếu lấy nhau thì tôi sẽ gọi thím tôi là gì? Còn người em trai của thím tôi sẽ gọi chú tôi là gì? Khi 4 người gặp nhau sẽ  xưng hô làm sao?", một nữ thính giả xin luật sư tư vấn.

Luật sư Vũ Mạnh Hòa  tư vấn:

Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 có quy định về điều kiện kết hôn như sau:

Điều 8. Điều kiện kết hôn

1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.

2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.”

Trong đó, cấm kết hôn trong những trường hợp sau: 
a) Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;
b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;
d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;

Bạn và em trai của thím dâu bạn không có cùng dòng máu về trực hệ, không phải họ hàng nên hoàn toàn có thể kết hôn theo đúng quy định của pháp luật hiện hành. Còn việc xưng hô thế nào thì tùy thuộc hoàn cảnh trong gia đình để xưng hô.

Xin cảm ơn luật sư.

Quí độc giả có nhu cầu tư vấn xin gửi thư về địa chỉ: tuvanonline.voh@gmail.com

BT (tuvanonline.voh@gmail.com)

Bình luận

Đọc Báo mới