Hàng xóm nuôi chó gây ô nhiễm, làm sao xử lý?

(VOH) -Thính giả tên Nam hỏi, trong khu phố anh ở thì có hiện tượng chó thải phân ra lối đi chung nhưng khi anh đem ra phản ánh với một hộ nuôi chó thì họ lại cho rằng đó không phải là phân chó của họ nuôi. Vậy hộ nầy có vi phạm không và nếu phải xử phạt thì theo luật nào? Ai xử phạt?  Anh xin luật sư tư vấn làm sao có thể lập biên bản xử phạt?

(VOH) -Thính giả tên Nam hỏi, trong khu phố anh ở thì có hiện tượng chó thải phân ra lối đi chung nhưng khi anh đem ra phản ánh với một hộ nuôi chó thì họ lại cho rằng đó không phải là phân chó của họ nuôi. Vậy hộ nầy có vi phạm không và nếu phải xử phạt thì theo luật nào? Ai xử phạt? Anh xin luật sư tư vấn làm sao có thể lập biên bản xử phạt hộ nầy?

Thạc sĩ, Luật sư Vũ Mạnh Hòa, Trưởng văn phòng Luật sư Quang Trung tư vấn:

-Anh Nam thân mến, qua nội dung câu hỏi của anh tôi xin tư vấn cho anh một số điểm sau:

- Căn cứ theo Khoản 1 Điều 7 Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; Phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình có quy định xử phạt vi phạm hành chính vi phạm các quy định về giữ gìn vệ sinh chung như sau:

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

d) Để gia súc, gia cầm hoặc các loại động vật nuôi phóng uế ở nơi công cộng:

đ) Lấy, vận chuyển rác, chất thải bằng phương tiện giao thông thô sơ trong thành phố, thị xã để rơi vãi hoặc không đảm bảo vệ sinh;

e) Nuôi gia súc, gia cầm, động vật gây mất vệ sinh chung ở khu dân cư.

Trong điểm d  thì điểm e nầy đúng vào nội dung câu hỏi của anh, đó là nuôi gia súc, gia cầm, động vật gây mất vệ sinh chung ở khu dân cư

Do vậy hộ nào có chó phóng uế thì hộ đó vi phạm pháp luật về giữ gìn vệ sinh công cộng và phạt tiền từ 100 – 300 ngàn đồng theo nghị định trên.

Căn cứ theo điều 66 nghị định định này và Điều 39 Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 thì thẩm quyền xử phạt là cơ quan Công an nhân dân có nghĩa là cơ quan công an cấp phường địa phương sở tại nơi anh đang cư ngụ.

Và việc bạn hỏi khi không bắt được quả tang chó của hộ nào phóng uế, không có hộ nào nhận việc chó của mình phóng uế thì không thể xử phạt. Bạn cần kiến nghị lên tổ dân phố để họ có những biện pháp kiểm soát, ngăn chặn. Khi đó, sẽ tuyên truyền và phổ biến Pháp luật cũng như ý thức của người dân khi chăn nuôi gia súc, gia cầm tránh ảnh hưởng tới môi trường sinh hoạt chung của tập thể, xã hội…

Đối với trường hợp nầy nếu như mình cung cấp được chứng cứ cụ thể là mình ghi hình, hoặc ghi camera xác  định con chó là chính xác của chủ hộ A,B,C nào đó thả con chó ra để chứng minh. Anh Nam có quyền cung cấp chứng cứ cho cơ quan công an để người ta có cơ sở kết luận xác định chủ  của con chó đó là ai. Lúc đó cơ quan chính quyền địa phương đặc biệt là cơ quan công an sẽ áp dụng xử phạt hành chính đối với chủ nuôi con chó.

Đọc giả có nhu cầu tư vấn xin gửi mail về địa chỉ: tuvanonline.voh@gmai.com

BT (tuvanonline.voh@gmail.com)

Bình luận

Đọc Báo