Về Việt Nam đầu tư để hun đúc tình yêu cội nguồn cho lớp trẻ xa quê – Thời sự 11g00 21/7/2022

Sau cuộc trò chuyện của VOH với ông David Dương điều đọng lại không phải là vấn đề lợi nhuận cao – thấp, chuyện lời – lỗ trong kinh doanh mà là mong ước hun đúc tình yêu cội nguồn cho lớp trẻ xa quê

Sau cuộc trò chuyện của phóng viên VOH với ông David Dương, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nhân Việt - Mỹ (VABA), Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty California Waste Solutions (CWS) tại Mỹ và Công ty Xử lý Chất thải Việt Nam (VWS) tại Việt Nam, điều đọng lại không phải là vấn đề lợi nhuận cao – thấp, chuyện lời – lỗ trong kinh doanh mà là mong ước hun đúc tình yêu cội nguồn cho lớp trẻ xa quê.

 ông David Dương, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nhân Việt - Mỹ (VABA), Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty California Waste Solutions (CWS)

Ông David Dương, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nhân Việt - Mỹ (VABA), Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty California Waste Solutions (CWS)

Bằng sự phấn đấu của bản thân, uy tín của một doanh nhân thành đạt, bằng tình yêu đất nước, ông David Dương đang muốn chuyển giao những kết quả kinh doanh tốt nhất về quê hương Việt Nam, để lớp trẻ xa xứ sau này mỗi khi về Việt Nam sẽ là tâm trạng của người con về đất mẹ, góp công sức của mình vào công cuộc xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp và phát triển bền vững. Xoay quanh câu chuyện này, mời quý vị cùng nghe nội dung cuộc phỏng vấn giữa phóng viên VOH với ông David Dương:

*VOH: Xin chào ông, trước tiên xin chúc mừng Công ty California Waste Solutions (CWS) vừa được nâng hạng từ 31 lên 23/100 công ty xử lý thu gom rác tại Mỹ, sự thành công này đến từ những lợi thế nào, thưa ông?

Ông David Dương: Đây là niềm hãnh diện cho các doanh nghiệp ở Châu Á tại Hoa Kỳ. Và từ việc tăng hạng từ 31 lên 23 là cả một chặng đường đầy cam go, vì sự cạnh tranh tại Hoa Kỳ là dựa trên vấn đề công nghệ, vấn đề kỹ thuật, chuyên nghiệp và nhiều lĩnh vực khác nhau, kể cả vấn đề giá cả, thu gom, xử lý như thế nào. Công ty luôn đặt trọng tâm không nhất thiết phải lời nhiều, mà vấn đề chính là tái đầu tư từ lợi nhuận thu được, để cạnh tranh được với những đối thủ khác. Sắp tới đây, chúng tôi mong muốn lên Top 10, là những công ty đa quốc gia lớn. Nhưng muốn đứng ở điểm đó thì chúng tôi phải có một định hướng mới. Không thể nào mình có thể chờ một thành phố, họ có những cái thầu để cho những công ty đang làm 20, 30, 40 năm, rồi mình chờ cho đến khi học hết hợp đồng mới đi đấu thầu mới như vậy sẽ không hiệu quả. Vì vậy, chúng tôi thay đổi định hướng, muốn lên Top 10, thì phải chuẩn bị hết tất cả khả năng, đặc biệt là vấn đề kêu gọi tài chính, để các công ty tài chính ủng hộ mình, mình thu mua, sát nhập với những công ty nhỏ hơn hoặc lớn hơn mình. Như vậy, chúng tôi hy vọng trong vòng 3 đến 5 năm tới chúng tôi sẽ lên được Top 10.

*VOH: Khu liên hợp xử lý chất thải Đa Phước tại thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2005, đến nay đã góp phần không nhỏ vào việc tạo nên diện mạo mới cho vấn đề bảo vệ môi trường tại địa phương. Tuy nhiên, theo yêu cầu của thực tế và những đề xuất để có những công nghệ ưu việc hơn trong xử lý rác quan điểm của doanh nghiệp đối với vấn đề này là như thế nào, thưa ông?  

Ông David Dương: Tôi cho rằng, những nước đang phát triển, đặc biệt như Việt Nam cũng như là thành phố Hồ Chí Minh thì rác một ngày một nhiều và thành phần rác sẽ có những thay đổi. Thành phần rác của tất cả những nước tiên tiến như thế nào thì mình sẽ có như thế đó. Trong quá trình phát triển thì thành phần rác cũng hội nhập, vì thế, sự thay đổi cho đúng thực tế để xử lý rac là việc rất đúng. Song song với việc đó thì nguồn đất của mình ngày một thiếu, đặc biệt là thành phố Hồ Chí Minh, sự phát triển của dân cư ngày một đông, nên nếu phải chừa ra những quỹ đất để xử lý rác theo công nghệ chôn lắp hợp vệ sinh thì sẽ chiếm khối lượng đất rất lớn. Nhưng đối với nhà chuyên nghiệp như chúng tôi thì nghĩ là, thứ nhất, nếu muốn thay đổi công nghệ đốt rác phát điện thì mình phải xem lại nhà đấu tư có khả năng đấu tư đến nơi đến chốn, đầu tư đúng và đủ, hiệu quả bảo vệ môi trường về lâu và dài như thế nào? Chẳng hạn như, chôn lấp hợp vệ sinh thì giá sẽ rẻ hơn cho xử lý rác, trường hợp có sự cố mình cũng có thể khoanh vùng xử lý được. Cụ thể như, nước rỉ rác có ra thì mình cũng khoanh vùng mình xử lý được. Nhưng nếu đốt rác phát điện thì mình cũng hạn chế là xả ra khối thải mình cần phải bảo đảm được cách xử lý an toàn bằng những công nghệ thật sự tiên tiến. Việc đầu tư theo công nghệ thật chuẩn cũng sẽ đi kèm theo giá thành thật cao.

Khi nói đến công nghệ tiên tiến không có nghĩa là chúng đi ra các nước tiên tiến đốt rác hay sản xuất ra sản phẩm từ rác, thì đó chỉ là công nghệ tiên tiến của thành phần rác của họ. Còn đối với mình, tiên tiến ở đây cũng có nghĩa là mình có những công nghệ phù hợp với thành phần, loại rác của mình. Tôi nghĩ, hiện nay rác sinh hoạt của mình hữu cơ cao và độ ẩm cao, mình chỉ cần phân loại rác hữu cơ, vô cơ, để có thể lấy rác hữu cơ tách rời, để sản xuất ra phân, rồi xử lý ra được đất sạch, trong quá trình xử lý mình cũng có thể thu nhiệt phát điện, sản xuất ra khí nén lỏng… Chúng tôi đang tiếp nhận xử lý trên 20 triệu tấn và chúng tôi biết làm sao tốt nhất để giảm thiểu chôn lắp, đưa được những sản phẩm có lợi ích nhất cho xã hội và giữ giá thành xử lý được thấp. Chúng tôi đã ra được đầu bài và sẽ làm việc với thành phố để hy vọng rằng những công nghệ chúng tôi đưa ra là những công nghệ tiên tiến nhất cho thành phần và chủng loại rác mà hiện nay chúng tôi đang tiếp nhận và xử lý hằng ngày.

 *VOH: Thưa ông, tiếp nối những kết quả đạt được, ông lại có suy nghĩ rất táo bạo về việc mong muốn kêu gọi Việt kiều đầu tư vào dự án Khu công nghệ Môi trường Xanh Long An. Vậy dự án này có điểm gì đặc biệt để ông mạnh dạn mời gọi, thu hút nguồn đầu tư như thế?     

Ông David Dương: Tôi tiếp xúc rất nhiều nhà đầu tư người Việt, người Mỹ gốc Việt về đầu tư và cũng có rất nhiều nhà đầu tư không thành công. Tất nhiên, trong quá trình đầu tư thì có rất nhiều lý do không thành công. Thì tôi thấy rằng việc chúng tôi đang làm dựa theo chính sách của Chính phủ và khuyến khích đầu tư từ nước ngoài, đặc biệt là cho Việt kiều. Chúng tôi nghĩ là đến ngày hôm nay, chúng tôi làm tất cả những gì đúng, làm đàng hoàng, dựa trên pháp luật thì chúng tôi đã thành công và chúng tôi muốn chứng minh việc đó đối với tất cả Việt kiều, nên mjốn kêu gọi học về cùng đầu tư. Như vậy thì chúng tôi quyết định chọn những dự án lớn hơn kêu gọi nhiều nhà đầu tư. Chúng tôi có được lợi thế là công ty của chúng tôi, Hiệp hội doanh nghiệp của chúng tôi đang nằm tại thung lũng điện tử. Tại nơi đó, hiện nay có gần 80 công ty công nghệ cao của người Việt mình. Đó chính là cơ hội để chúng tôi kêu gọi họ về. Và chính bản thân chúng tôi là những người có uy tín,  

Quan điểm của tôi không phải chỉ kêu gọi đầu tư để họ kiếm được nhiều tiền nhận thấy là đầu tư tốt mà còn muốn gắn liền quan hệ người Việt ở nước ngoài, đặc biệt là lớp trẻ, con cháu của họ sau này. Tôi muốn kết nối cho lớp trẻ sau này, khi ấy, họ sẽ mang tư cách là về quê hương chứ không phải là đi du lịch Việt Nam.  

*VOH: Cảm ơn ông về những thông tin vừa rồi.

Huệ Như

Bình luận

Đọc Báo mới