Quốc hội khóa XIV: Dân chủ, đổi mới trong Quốc hội - Thời sự 11g00 25/3/2021

(VOH) - các đại biểu đồng tình cao với nhận định: nhiệm kỳ Quốc hội khóa 14 (2016 – 2021) có nhiều sự đổi mới và dân chủ.

Bên hành lang Quốc hội, các đại biểu đồng tình cao với nhận định: nhiệm kỳ Quốc hội khóa 14 (2016 – 2021) có nhiều sự đổi mới và dân chủ trong công tác lập pháp, giám sát và quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước.  Ghi nhận của thông tín viên Ngọc Ánh:        

  ## Chia sẻ về nội dung này, đại biểu Đỗ Văn Sinh, đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Trị cho rằng, công tác lập pháp được đổi mới khi thực hiện triển khai các dự án Luật. Chính phủ là cơ quan chủ trì soạn thảo đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan của Quốc hội nghiên cứu sâu, tổ chức nhiều cuộc khảo sát và hội thảo, thăm dò ý kiến nhân dân về các vấn đề quan trọng của đất nước:

Băng: Có những vấn đề về một đạo luật quan trọng thậm chí vấn đề lớn của đất nước đã đưa ra lấy ý kiến của nhân dân. Đó là cách làm rất dân chủ và làm một cách công khai trong quá trình thảo luận cũng thực hiện dân chủ, thậm chí thảo luận, tranh luận để đưa ra đến tận cùng của vấn đề tôi cho đó là thật sự rất là mới trong quá trình thực hiện trong thời gian vừa qua.

Đồng tình với quan điểm này, đại biểu Nguyễn Ngọc Phương, đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Bình cho rằng, nhiệm kỳ Quốc hội khóa 14 cũng đã tạo những dấu ấn đậm nét bằng việc Ủy ban thường vụ Quốc hội và các Ủy ban của Quốc hội đưa vào nội dung giám sát rất nhiều vấn đề của đời sống dân sinh được cử tri đặc biệt quan tâm như vấn đề phòng chống cháy nổ, bảo vệ trẻ em...: "Trong những điểm nổi bật là chất vấn và trả lời chất vấn giám sát trực tiếp của Quốc hội. Chất vấn và trả lời chất vấn có sự thay đổi hết rất lớn, đó là trước kia chất vấn 3 phút trả lời 10 phút, bây giờ là chất vấn 1 phút và trả lời 3 phút. Điều này tăng thêm tính dân chủ, tăng thêm ý kiến, kiến nghị của đại biểu Quốc hội và đó cũng là ý kiến, kiến nghị của cử tri. Chính vì thế số lượng chất vấn tăng lên, nhiều ý kiến, kiến nghị của cử tri được đưa ra tại nghị trường và yêu cầu Chính phủ, các Bộ phải tập trung những giải pháp sửa đổi, và thực hiện lời hứa như thế nào trong thời gian sắp tới. Đó là những điều rất quan trọng".

Vấn đề dân chủ trong Quốc hội cũng được thể hiện rõ nét trong việc động viên các đại biểu Quốc hội thể hiện rõ trách nhiệm của mình trong việc trả lời các cơ quan báo chí về những vấn đề mà cử tri và dư luận quan tâm. Đại biểu Mai Thị Ánh Tuyết, đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang cho biết: "Phát ngôn trên báo, đài về vấn đề này được Chủ tịch Quốc hội như Thường vụ Quốc hội rất quan tâm qua đó động viên chúng tôi tích cực phát biểu khi báo, đài phỏng vấn. Bên cạnh đó, là tranh luận trong Quốc hội là hoạt động dân chủ rất rõ nét. Những ý kiến của các đại biểu có thể là trái chiều lẫn nhau và có thể giữa đoàn này với đoàn kia cũng có những tranh luận của cá nhân đại biểu nhưng sau đó Thường vụ Quốc hội và Ban soạn thảo đã xem xét những ý kiến nào trái chiều nhưng là ý kiến phù hợp nhất để quyết định hoàn thiện Luật hay các vấn đề quan trọng của đất nước".

Bình luận

Đọc Báo