Nghệ nhân Hai Thắng - giữ lửa cho nghề đúc lư đồng - Thời sự 17h 3/12/2017

(VOH) - Khoảng thế kỷ XVIII, tại Sài Gòn xưa đã dần dần hình thành một số khu vực chuyên môn hóa về nghề đúc đồng.

Nghề đúc lư đồng không ai biết rõ ra đời từ lúc nào nhưng theo một số nghiên cứu về nghề ghi chép lại thì vào khoảng thế kỷ XVIII, tại Sài Gòn xưa đã dần dần hình thành một số khu vực chuyên môn hóa về nghề đúc đồng.

Khu vực ra đời sớm nhất là địa bàn Chợ Quán (nay thuộc quận 5), Khu vực Thuận Kiều (Hóc Môn), Khu vực "Thông Tây Hội" (Gò Vấp). Làng đúc lư đồng An Hội (hay còn gọi là khu vực Thông Tây Hội) tại đường Nguyễn Duy Cung, phường 12, Quận Gò Vấp.

Trước giải phóng khu vực này có trên 40 lò đúc lư đồng, nhưng hiện nay chỉ còn lại khoảng 5 lò nên không thể tập trung gọi thành Làng đúc lư đồng An Hội được nữa.

Với sự cạnh tranh của công nghiệp hiện đại, nghề đúc lư thủ công lại gặp nhiều khó khăn hơn. Tuy nhiên, bằng lòng yêu nghề, mưu sinh mà những người nghệ nhân vẫn tiếp tục công việc của mình. Nghệ nhân Hai Thắng đã có hơn 50 năm gắn bó với nghề. Trãi qua bao biến cố trong đời và trong nghề, hiện nay nghệ nhân Hai Thắng vẫn đang say mê với công việc đúc lư của mình như là một cách giữ nghề truyền thống của cha ông. Mời quý vị nghe những tâm tư của nghệ nhân Hai Thắng trong phần trò chuyện cùng Phóng viên VOH.

Hải Hạnh

Bình luận

Đọc Báo mới