Đôi khi chúng ta vẫn còn lung túng không biết phải phòng như thế nào mới là đúng cách, dẫn đến tình trạng khi mắt không còn nhìn thấy rõ, hoặc thậm chí mất thị lực hoàn toàn mới hoảng hồn tìm đến bác sĩ. Tuy nhiên, khi mà nhịp sống ngày càng nhanh, con người ngày ngày phải quay cuồng với công việc để lo từng miếng cơm manh áo, thì việc khám sức khỏe vẫn là một việc làm khá tốn thời gian, là gánh nặng của không ít người trưởng thành.
Chúng ta hoàn toàn có thể phòng tránh những bệnh lý về mắt, thậm chí là phòng bệnh một cách hiệu quả nếu biết rõ cấu trúc và nhu cầu của mắt. Không ít người thường xuyên đeo kính nhưng không phải vì bị cận thị hay mắc bệnh gì cả mà đơn thuần là muốn bảo vệ mắt tránh các tác nhân gây hại.
Ảnh minh họa: internet
Nhỏ thuốc, đeo kính có đủ để bảo vệ mắt?
Muốn bọc lót cho đôi mắt, kính mát là một đồ vật cần thiết trong môi trường ánh nắng gắt, ô nhiễm và khói thuốc lá,… nhưng chúng ta nên biết rằng, mắt có một cấu trúc khá phức tạp. Bên trong tròng đen là đồng tử, vào sâu hơn là cửa ngõ thủy tinh thể. So với máy ảnh thì thủy tinh thể cũng như thấu kính. Ở đáy mắt, ánh sáng được nhận và được dẫn truyền đến dây thần kinh thị giác và đến hệ thần kinh trung ương. Từ đó ta nhận biết được hình dáng, kích thước, màu sắc,… hình ảnh mà ta thấy.
Nhiều người nghĩ bảo vệ mắt là nhỏ thuốc nhỏ mắt, điều đó không sai. Tuy nhiên khi nhỏ mắt là chúng ta chỉ đang nhỏ thuốc vào tròng trắng của mắt, như vậy là chưa đủ. Theo các nghiên cứu khoa học, bảo vệ da phải bảo vệ từ bên trong. Đối với mắt cũng như thế. Khi những bộ phận sâu trong mắt, đáy mắt, thủy tinh thể trục trặc, hình ảnh cũng mờ và dần dần mất thị lực. Vì vậy, phòng bệnh về mắt phải nhìn từ góc độ sau ra trước. Thuốc nhỏ mắt có thể bảo vệ được mắt khi chúng bị viêm, dị ứng, đó còn là một loại dung dịch để rửa mắt khi mắt bị khô,…Thuốc nhỏ mắt là cần thiết nhưng không phải là nhân tố quyết định.
Bảo vệ mắt từ bên trong
Gần đây, các nhà khoa học đã có thể thở phào nhẹ nhõm khi tìm được nhiều hoạt chất sinh học để thủy tinh thể trong suốt, đáy mắt có cấu trúc khỏe mạnh và dẫn truyền thần kinh không bị mất chất lượng. Ngày xưa, chúng ta vẫn thường bất lực khi nghĩ đục thủy tinh thể thì chờ mổ, thoái hóa võng mạc hay điểm vàng vô cùng khó chữa, thì ngày nay chúng ta hoàn toàn có thể yên tâm khi nếu biết cách bảo vệ mắt, những bệnh đó có thể phòng được. Bảo vệ đôi mắt không chỉ phụ thuộc vào chế độ ăn uống mà còn nhờ những hoạt chất và trung hòa các yếu tố làm hại thủy tinh thể, đáy mắt.
Đôi mắt và chức năng thị giác có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Những bệnh mãn tính gây hậu quả nghiêm trọng trên đáy mắt như cao huyết áp, tiểu đường, đó chính là lý do chúng ta nên tầm soát bệnh mắt dù cho khi ấy mắt còn nhìn rõ. Hãy gõ cửa thầy thuốc không chỉ vì bệnh liên quan đến mắt mà phải khám định kỳ, nhất là võng mạc khi điều trị các bệnh: cao huyết áp, thận, tiểu đường,…Chúng ta hoàn toàn không nên nhìn đôi mắt như một cơ quan giúp ta nhìn thấy hình ảnh xung quanh, mà phải đề ra mục tiêu nhìn thật rõ, thật sắc nét hình ảnh ấy. Bên cạnh đó, mắt phản ảnh nhiều bệnh lý nghiêm trọng khác và đó cũng là nơi mong manh, gánh chịu di chứng, hậu quả nếu chỉ tập trung điều trị những căn bệnh chính. Đừng quên điều trị phòng ngừa cho đôi mắt vì đó là cửa sổ của tâm hồn, là một trong những giác quan quan trọng để nhìn nhận sự việc, để cảm nhận những thay đổi dù là nhỏ nhất xung quanh ta.