Câu nói “màn hình là con dao hai lưỡi” cũng giống như câu “thuốc là con dao hai lưỡi”. Bất kì sự việc nào trên thế giới đều có hai mặt của nó. Thời buổi công nghệ, khi mà đâu đâu người ta cũng dán mắt vào màn hình điện thoại, laptop, ipad,…phục vụ cho nhu cầu học tập, làm việc và giải trí, thì chính những tác động của ánh sáng xanh từ màn hình của những thiết bị ấy sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của chúng ta, đặc biệt là đôi mắt. Hội chứng thị giác màn hình cũng từ đó mà xuất hiện.
Ánh sáng xanh từ điện thoại gây nguy hiểm cho mắt. Ảnh minh họa: internet
Màn hình các thiết bị điện tử được quảng cáo là có độ phân giải cao. Hình ảnh mà chúng ta nhìn thấy đẹp như tranh vẽ khiến chúng ta khi nhìn thấy thì nghĩ rằng mình sẽ không bị mỏi mắt. Điều đó đúng, nhưng thực tế màn hình dù có độ phân giải cách mấy vẫn có ánh sáng xanh mà ta không nhận ra được. Khi nhìn vào ánh sáng này, thần kinh thị giác vẫn phải điều tiết. Khi chơi game, ta vẫn nghĩ biên độ không đáng kể nhưng thật ra là rất đáng kể. Nếu làm việc trước màn hình 90 phút, đồng tử thay đổi biên độ cả ngàn lần. Nhiều triệu chứng hiện nay liên quan đến thị giác màn hình, tuy nhiên không chỉ màn hình nói riêng mà cả đèn giao thông, biển quảng cáo,…bên lề đường dù ta không nhìn thẳng vào nó nhưng nó vẫn tác động vào dây thần kinh thị giác.
Ánh sáng xanh là gì?
Ánh sáng phát ra từ màn hình điện thoại, tivi, laptop,.. xuyên qua thấu kính gọi là thủy tinh thể, gây tác động về mặt vật lý nhưng làm biến thể chất đạm trong thủy tinh thể. Khi tiếp xúc thường xuyên với loại ánh sáng này, dù cơ thể không bị bệnh gì thì vẫn có khuynh hướng dễ tăng áp lực lên lượng dịch thể ở bên trong thủy tinh thể khiến ta bị bệnh tăng áp lực nội nhãn. Ánh sang xanh đi qua thủy tinh thể tấn công vào phần sau đáy mắt gọi là võng mạc. Võng mạc dưới tác động của ánh sang xanh, tế bào gọi là biểu mô sắc tố ở võng mạc làm tuổi thọ biểu mô giảm và các dẫn truyền thần kinh đưa về dây thần kinh thị giác bị xáo trộn. Từ đó, ta khó nhận được hình ảnh trung thực, sắc xảo. Đây là tác hại của hội chứng thị giác màn hình khi xem truyền hình hay sử dụng máy tính vượt quá ngưỡng chịu đựng của thần kinh thị giác.
Phòng tránh bằng cách nào?
Nếu không tránh được thì chúng ta hoàn toàn có thể phòng thủ. Có những cách tưởng là chủ động nhưng thật ra là bị động: gắn màn chắn trước máy tính, truyền hình, ngồi xa hơn, mở đèn trong phòng cho sang hơn,… Nhưng có cách khác là tập trung vào nội lực. Có nghĩa là ta sẽ đưa vào trong cơ thể chất làm cho thủy tinh thể được trong, bảo vệ võng mạc bằng cách bảo vệ từng tế bào không bị thiếu dưỡng chất dẫn đến chết sớm hơn. Trước đây, đó là mong muốn, là ước vọng của các bác sĩ, nhưng hiện nay nó đã trở thành sự thật.
Có thể sử dụng tinh chất từ thiên nhiên để bảo vệ mắt, đó là điều khiển các bác sĩ vui mừng. Hoạt chất broccophane được chấm điểm rất cao trong phòng ngừa và bảo vệ các hội chứng về mắt. Theo kinh nghiệm dân gian, ăn rau cải là chất chống oxy hóa thì có thể giúp mắt sáng lâu hơn. Hàm lượng broccophane đưa vào cơ thể càng cao thì thủy tinh thể lâu mờ và tế bào sống lâu hơn.
Khi bị mỏi mắt, dùng sản phẩm bổ sung tinh chất broccophane thì sẽ có hiệu quả rất nhanh.
Broccophane có nhiều trong bông cải xanh giúp bảo vệ tế bào sắc tố vọng mạc và thủy tinh thể. Ảnh minh họa: internet
Lời khuyên cho ai “không có truyền hình không ngủ được”, “không quẹt điện thoại không ăn cơm”
Nếu số người thuộc những nhóm này ít thì đã không có hội chứng thị giác màn hình. Đối với những đối tượng sử dụng công nghệ phần lớn thời gian trong ngày nên có chế độ nghỉ ngơi phù hợp. Khi sử dụng máy tính 90 phút thì hãy để đôi mắt được thư giãn 10’, như vậy sẽ ít bị những bệnh về mắt hơn. Đặc biệt, có những người dù sử dụng nhiều máy tính nhưng vẫn ít bị mỏi mắt hơn những người ít xài là do họ có bổ sung broccophane cho cơ thể.
Trước khi mắt mỏi, hãy tìm cách tiếp hơi chứ không phải chờ cho đến khi mắt thật sự mệt mỏi mới thực hiện bước rượt đuổi, vì rượt đuổi thì sẽ chậm mấy bước, mà nếu có bắt kịp thì cũng sẽ vô cùng đuối sức.