Mỗi đứa trẻ biếng ăn là một trường hợp riêng khác nhau, cần bác sĩ tư vấn cụ thể.
Nhưng tác động chung là trẻ thấp còi, nhẹ cân, lãng phí những giai đoạn “vàng” phát triển của bé.
Các bác sĩ tham gia tư vấn sáng 14/12.
VOH phối hợp với Vinamilk tổ chức chương trình giao lưu trực tuyến “Giúp trẻ suy dinh dưỡng thấp còi tăng cân sau 3 tháng”.
Chương trình tặng các phụ huynh “bí kíp” riêng về chăm sóc trẻ thấp còi khi đặt câu hỏi đến bác sĩ tư vấn tại đây.
Chương trình diễn ra từ 9 giờ đến 10 giờ ngày 14/12/2017 trên VOH.COM.VN.
Tham gia tư vấn: BS Nguyễn Vũ Linh - Trưởng Ban Đào tạo Truyên thông Dinh dưỡng, Vinamilk và BS Nguyễn Thu Vân - CKI. Y tế công cộng.
Suy dinh dưỡng là gì?
Suy dinh dưỡng (SDD) là tình trạng mất cân bằng cung - cầu về mặt năng lượng cho cơ thể, theo xu hướng âm (-), nghĩa là năng lượng cung cấp từ khẩu phần ăn uống không đủ đáp ứng cho nhu cầu sử dụng.
Về nguyên nhân, đây là hệ quả của ba vấn đề chính:
· Thiếu hụt cung cấp dưỡng chất cần thiết từ khẩu phần ăn uống hàng ngày,
· Kém hấp thu hay hấp thu không hiệu quả các dưỡng chất,
· Tăng tiêu tốn năng lượng do bệnh tật và các hoạt động sống.
Hậu quả: Suy dinh dưỡng sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sống khỏe mạnh và quá trình tăng trưởng thể chất – tinh thần của cá thể. Vòng xoắn bệnh lý và quan hệ nhân quả của SDD như sau: SDD – Thiếu dưỡng chất – Suy giảm miễn dịch – Dễ nhiễm bệnh, mắc bệnh – Tiêu tốn nhiều năng lượng – Ăn uống kém – SDD…
Biểu hiện thường thấy ở SDD trẻ em là chiều cao hoặc cân nặng của cả hai giảm hay không tăng hay tăng chậm hoặc tăng không như dự kiến. Biểu hiện khác là thay đổi hành vi, chẳng hạn như quấy khóc thường xuyên, ít vui chơi và kém linh hoạt hơn những trẻ cùng trang lứa. Chậm phát triển vận động hay phát triển không tương xứng với tuổi như như ngồi, bò, đứng, đi,...
Các loại rối loạn dinh dưỡng phổ biến ở trẻ nhỏ:
- Suy Dinh dưỡng Thể Nhẹ cân, là cân nặng trẻ thấp hơn cân nặng chuẩn theo tuổi (thấp hơn giá trị trung bình trừ đi 2 độ lệch chuẩn, theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia và Tổ chức Y tế Thế giới – WHO).
- Suy Dinh dưỡng thể thấp còi là chiều cao trẻ thấp hơn chiều cao chuẩn theo tuổi (thấp hơn giá trị trung bình trừ đi 2 độ lệch chuẩn, theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia và Tổ chức Y tế Thế giới – WHO).
- Suy Dinh dưỡng thể gầy còm là cả cân nặng và chiều cao trẻ thấp hơn chuẩn theo tuổi (thấp hơn giá trị trung bình trừ đi 2 độ lệch chuẩn, theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia và Tổ chức Y tế Thế giới – WHO).
Bác sĩ Nguyễn Vũ Linh đang tham gia tư vấn.
Suy dinh dưỡng thấp còi gây những hậu quả gì cho trẻ?
Suy dinh dưỡng thấp còi, chiều cao trẻ quá thấp so với tuổi, ảnh hưởng nghiêm trọng đến thể chất và trí lực trẻ không những tức thì mà còn cả những hậu quả lâu dài cho cả cuộc đời.
Ảnh hưởng tức thì:
· Giảm khả năng miễn dịch, khiến trẻ dễ nhiễm - mắc các bệnh viêm nhiễm.
· Thời gian phục hồi, lành bệnh lâu hơn, tiêu tốn nhiều công sức và kinh phí hơn khi chăm sóc trẻ bệnh.
· Khi bệnh, dễ tiến triển theo xu hướng nặng như Suy dinh dưỡng thể gầy còm, nguy cơ tử vong cao hơn.
· Khả năng đến trường giảm, muộn, tỷ lệ bỏ học/lưu ban cao, nhận thức – học tập kém
Ảnh hưởng lâu dài:
· Nguy cơ mắc các bệnh không lây (Tăng huyết áp, Đái thao đường, béo phì, Bệnh nội tiết – tim mạch) khi ở tuổi trung niên cao hơn.
· Lao động kém hiệu quả, thu nhập thấp và cơ hội thăng tiến ít hơn, kém lợi thế trong hôn nhân.
· Các thế hệ sau có nguy cơ thấp bé nhẹ cân.
Cách để cha mẹ theo dõi và nhận biết con có bị suy dinh dưỡng hay không?
Hai chỉ số hiệu quả để theo dõi tình trạng dinh dưỡng trẻ là Cân nặng và Chiều cao.
Xin được mách các bậc phụ huynh cách đơn giản sau:
- Cân nặng: So sánh với cân nặng lúc sinh (3 – 3,5 kg) Thông thường, trẻ sẽ tăng gấp đôi khi 5-6 tháng tuổi, gấp 3 khi tròn 1 tuổi, và sau 1 tuổi, (2-10 tuổi) bé sẽ tăng 2-2,5 kg mỗi năm. -
- Chiều cao: Thường chiều cao (chiều dài nằm) của trẻ mới sinh khoảng 49-50cm. Trong năm đầu (khi 12 tháng tuổi) trẻ tăng thêm khoảng 25cm. Đến năm thứ 2, trẻ tăng khoảng 1cm/tháng. Nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy, chiều cao khi trẻ 2 tuổi bằng ½ chiều cao tối đa khi trẻ trưởng thành. Năm thứ 3 tiếp theo, trẻ sẽ tăng thêm khoảng 10cm nữa. 4-5 tuổi, trẻ tăng khoảng 5cm/năm.
Khi trẻ chậm tăng cân hay chiều cao theo cách tính trên, có khả năng trẻ đã bị Suy dinh dưỡng. muốn biết chắc chắn tình trạng dinh dưỡng của con, quí phụ Huynh có thể vào trang sau:
- Hướng dẫn chấm biểu đồ tăng trưởng của Vinamilk theo link sau: https://www.vinamilk.com.vn/vi/thong-tin-dinh-duong/328/huong-dan-cham-bieu-do-tang-truong-cho-be-tu-2-5-tuoi
- The WHO Child Growth Standards của Tổ chức Y tế Thế giới theo link sau: http://www.who.int/childgrowth/standards/en/
Chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng khác với những đứa trẻ phát triển cân nặng chiều cao bình thường như thế nào?
Tất nhiên là việc chăm trẻ Suy dinh dưỡng khác hẳn với những trẻ bình thường. Phụ huynh nên phải chăm trẻ hợp lý – khoa học căn cứ theo 3 nhóm nguyên nhân phổ biến gây suy dinh dưỡng.
Thiếu hụt cung cấp dưỡng chất cần thiết từ khẩu phần ăn uống hàng ngày:
1. Xây dựng khẩu phần hợp lý theo tuổi cho trẻ, đủ về lượng và cân đối 4 nhóm dưỡng chất (Bột đường, đạm, béo, vitamin và khoáng chất). Lưu ý đừng quên nhóm chất béo (dầu mỡ hay các sản phẩm từ sữa) và chất xơ tiêu hóa đến từ rau quả.
2. Mỗi ngày cho trẻ ăn đủ 3 bữa chính và 2-3 bữa phụ (sữa, súp, hoa quả…) cách bữa chính khoảng 2 giờ. Bữa cuối trong ngày phải trước khi ngủ 1-2 giờ.
3. Chế biến thức ăn mềm, chín kỹ, dễ tiêu hóa và hợp khẩu vị trẻ.
4. Bổ sung đủ nước cho trẻ, khoảng 100ml/kg cân nặng/ngày.
Kém hấp thu hay hấp thu không hiệu quả các dưỡng chất:
1. Chọn lựa thực phẩn an toàn và giàu năng lượng – dưỡng chất cho trẻ.
2. Bảo đảm vệ sinh – an toàn thực phẩm khi chế biến thức ăn.
3. Theo dõi tình hình lượng ăn uống, lưu ý hình thái, màu sắc, mùi phân – dịch tiết của trẻ.
4. Nếu có bất thường thì đưa trẻ đến khám ở BS nhi khoa để được can thiệp kịp thời.
Tăng tiêu tốn năng lượng do bệnh tật và các hoạt động sống.
Như đã biết, hệ miễn dịch trẻ suy dinh dưỡng rất yếu, khiến trẻ rất dễ nhiễm và mắc bệnh. Để hạn chế tối đa ảnh hưởng này, cần chú ý các điểm sau:
1. Bảo đảm môi trường sống trẻ vệ sinh sạch sẽ, thoáng mát, trong lành. Chú ý thông khí tốt phòng ngủ và bảo đàm nước sinh hoạt an toàn.
2. Vệ sinh thân thể tốt và tránh tiếp xúc nơi đông người, người bệnh.
3. Tăng cường các hoạt động thể chất hợp lý cho trẻ như các trò chơi vận động nhẹ nhàng, nhảy dây, chạy bộ, cầu lông… thời gian luyện tập thể lực (sinh hoạt thường ngày bao gồm vui chơi, vận động) được khuyến nghị khoảng: 3 giờ/ngày cho trẻ <5 tuổi; 60-120 phút/ngày cho trẻ 5-17 tuổi, trong đó 3 lần/tuần phối hợp với các hoạt động trương lực cơ cao như đá bóng, bóng chuyền, nhảy cao…
4. Bảo đảm cho trẻ ngủ đủ giấc, bao gồm nghỉ trưa. Các tổ chức về Sức khỏe - Tâm thần khuyến nghị khoảng 11 – 14 giờ/ngày cho trẻ 1-2 tuổi; 10 – 13 giờ/ngày cho trẻ 3-5 tuổi và 9-11 giờ/ngày cho trẻ 6-13tuổi. Đặc biệt thời gian từ 22 giờ đêm đến 3 giờ sang hôm sau là thời gian tốt nhất để trẻ phát triển thể chất và trí não.
Bác sĩ Nguyễn Thu Vân tư vấn tại VOH Online.
* Thanh Hằng - hangnga18@gmail.com: Con gái tôi nay được 14 tháng, cháu nặng 8,2kg, cao khoảng 74cm. Bé rất hiếu động, ăn uống bình thường nhưng so với bạn cùng lứa thì hơi nhỏ con, tôi nên làm gì để bé phát triển tốt hơn?
- BS Nguyễn Vũ Linh: Chào bạn, Bé nhà bạn có chiều cao vẫn nằm trong giới hạn bình thường, nhưng có nguy cơ cao sẽ diễn tiến theo xu hướng thấp còi. Về cân nặng thì bé đã bắt đầu vào tình trạng Suy dinh dưỡng. Hai năm đầu đời sau khi sinh cực kỳ quan trọng cho sự phát triển thể chất và trí não của trẻ. Vậy để cải thiện tình hình, bạn cần lưu ý các điểm sau:
- Xem kỹ phần tư vấn chung về suy dinh dưỡng bên trên.
- Xem bài viết “10 nền tảng y học thực chứng khuyến nghị cho nhũ nhi và trẻ nhỏ ăn dặm” để hiểu và thực hành cho bé ăn tốt hơn!
- Bổ sung sữa đặc biệt để cải thiện tình hình hiện tại (chậm tăng cân và chiều cao), giúp bé bắt kịp đà tăng trưởng. Thị trường có nhiều loại sữa nhưng Dielac Grow Plus là một chọn lựa hiệu quả.
* Nguyen Minh - Email: hongminh_nguyen0210@gmail.com: Con em 12 tháng tuổi nặng 10,5kg cao 80cm. Chiều cao và cân của cháu có đạt tiêu chuẩn không? mỗi ngày ăn 360 ml sữa, nhưng cháu không bú bình nên mẹ cháu thường cho cháu ăn cùng với cháo đã được nghiền sẵn, xin hỏi bác sĩ cháu ăn như vậy có đủ chât dinh dưỡng không?
- Bác sĩ Nguyễn Thu Vân: Chào bạn! Bé nhà bạn đang tăng trưởng tốt so với độ tuổi của bé.
Nếu đang dùng sữa công thức thì nên dùng theo đúng hướng dẫn như trên bao bì. Nếu làm khác có thể gây khó hấp thu đầy đủ các dưỡng chất trong sữa cho bé. Mẹ không nên pha sữa công thức vào cháo hoặc bột.
* Ngọc Minh - minhngoc-hang@gamil.com: Con trai tôi được 6 tháng tuổi nhưng chỉ nặng hơn 5kg, nhìn còi cọc, bé đã mọc 2 cái răng. Con tôi có bị suy dinh dưỡng không bác sĩ? 6 tháng tuổi bé có thể ăn được những gì vì người lớn ăn gì bé cũng xin, đòi ăn? Xin bác sĩ tư vấn cho dinh dưỡng hằng ngày của bé để tôi có thể cho bé ăn đầy đủ.
- BS Nguyễn Vũ Linh: Chào bạn, Bé nhà bạn hiện đang trong tình trạng Suy dinh dưỡng thể Nhẹ cân mức độ nặng.
Hai năm đầu đời sau khi sinh cực kỳ quan trọng cho sự phát triển thể chất và trí não của trẻ. Vậy để cải thiện tình hình hiện tại, bạn cần lưu ý các điểm sau:
- Độ tuổi này thích hợp cho trẻ ăn dặm để bổ sung đủ dưỡng chất, vậy bạn nên xem bài viết “10 nền tảng y học thực chứng khuyến nghị cho nhũ nhi và trẻ nhỏ ăn dặm” để hiểu và thực hành cho bé ăn tốt hơn!
- Xem kỹ phần tư vấn chung về suy dinh dưỡng bên trên.
- Tiếp tục cho bé bú mẹ và bổ sung thêm sữa công thức theo chỉ định của Bác sĩ.
- Đưa bé đến cơ sở Dinh dưỡng – Nhi khoa để được khám – tư vấn và can thiệp kịp thời.
Thân mến chào bạn.
* Minh Hiếu - Email: hieumichael@yahoo.com: Chào Bác sĩ! Xin bác sĩ vui lòng tư vấn giúp. Con trai tôi hiện được 13 tháng, nặng 8,2kg, cao 79cm, mọc 7 răng. Bé ăn uống được, trong cháo mẹ cũng cho rau củ nhưng bé hay bị táo, phân sống và chậm lên cân. Xin hỏi cần điều chỉnh như thế nào, nên cho bé uống thêm sữa gì ? Xin cảm ơn nhiều.
- Bác sĩ Nguyễn Thu Vân: Chào bạn! Bé trai 13 tháng cần đạt chiều cao 77cm và nặng 9,9kg. Như vậy, cân nặng của bé thấp hơn so với chuẩn WHO.
Mỗi bữa ăn bé cần được cung cấp 4 nhóm thực phẩm cơ bản. Nếu được, nên cho bé bú sữa mẹ đến 24 tháng. Nếu sữa mẹ không đủ bạn có thể tăng cường thêm sữa công thức để cho bé phục hồi tăng trưởng. Mẹ cần chọn loại sữa phù hợp với độ tuổi của bé, giúp hấp thu tốt.
Lượng sữa cho bé cần khoảng 700 ml/ngày (cả sữa mẹ và sữa công thức).
Mẹ có thể xoa bụng bé trước bữa ăn 15 phút (xoa khoảng 5 phút) theo chiều kim đồng hồ giúp bé đi tiêu dễ hơn. Tập “xi” cho bé đi tiêu mỗi buổi sáng.
Ảnh minh họa: internet
* Xuân Hương - huongtranxuan86@gmail.com: Bé nhà em 4 tháng được 7,2 kg và cao 65cm. Bé ít ngủ, ban ngày rất khó ngủ, đêm ngủ sớm và ngủ 1 lèo tới sáng hôm sau, không dậy nửa đêm, không đòi bú, mẹ phải tự đưa bình sữa nhưng bé bú rất ít. Bé không bú đêm và ngủ như vậy có sao không bác sĩ?
- BS Nguyễn Vũ Linh: Chào bạn, Bé nhà bạn đang tăng trưởng rất tốt bẹn nhé! Chúc mừng.
Ở độ tuổi bé nhà bạn, tổng thời gia ngủ hợp lý là 12 – 15 giờ/ngày. Như bạn mô tả, có vài điều cần lưu ý sau:
Bé sẽ bú theo nhu cầu trong giai đoạn này. Nghĩa là khi đói bé sẽ đòi bú. Bạn đừng lo việc bé không bú đêm.
- Bảo đảm thời gian ngủ cho trẻ (12 – 15 giờ/ngày).
- Tuyệt đối không thức trẻ dậy để cho bú vào khoảng thời gian từ 22 giờ đêm đến 3 giờ sáng hôm sau. Vui lòng xem thêm phần tư vấn chung bên trên để hiểu tầm quan trong giấc ngủ của trẻ.
- Bú đêm, đặc biệt trong khoảng thời gian vàng để ngủ nêu trên, ít nhiều sẽ ảnh hưởng không tốt đến tiêu hóa và ảnh hưởng xấu đến phát triển thể chất và trí não.
Thân mến chào bạn.
* Lan - Email: thulan91@yahoo.com: Bé trai nhà em 5 tuổi, cháu được có 14kg, chiều cao 107cm, bé lười ăn, hay bị cảm vặt. Bé có suy dinh dưỡng chưa ạ? Nhờ bác sĩ tư vấn chế độ ăn thế nào giúp cải thiện tình hình?
- Bác sĩ Nguyễn Thu Vân: Chào bạn! Bé trai 5 tuổi cần đạt đến chiều cao 110cm và cân nặng 18,3kg. Bé của bạn như vậy đã bị suy dinh dưỡng. Bạn cần điều chỉnh chế độ dinh dưỡng của bé.
Cần tìm hiểu vì sao bé lười ăn.
Chế độ dinh dưỡng cho bé cần đảm bảo 3 bữa chính, 2 bữa phụ. Mỗi bữa chính đảm bảo 4 nhóm thực phẩm chính. Cho bé ngủ sớm trước 22 giờ.
Bạn cần nói chuyện với con như một người bạn thân thiết, tìm hiểu mong muốn của con, lý do vì sao con không thích ăn. Bé là người trả lời và hướng dẫn cho bạn chính xác bé nhất.
Kiểm tra xem bé có bị viêm amidal hay không vì nếu bị viêm midal sẽ làm cho bé bị đau khi nuốt thức ăn.
Vệ sinh răng miệng cho bé sáng tối, cho bé khò súc miệng bằng nước muối ngày 2 - 3 lần.
Nên cho bé dùng thêm sữa công thức dành cho trẻ suy dinh dưỡng, chẳng hạn Dielac Grow Plus giúp bé tăng cân sau 3 tháng (khoảng 500 - 600ml/ ngày).
* Ngọc Hoa - hoaban2000@gmail.com: Bé 4 tuổi, bé gái, thích ăn vặt nhưng không thích ăn cơm. Cơm bé chỉ ăn trứng, cá, nước canh, rất không thích ăn thịt. Mỗi bữa bé ăn 1 chén cơm. Bé đã ăn mỗi bữa 1 chén cơm từ khi 3 tuổi và bây giờ vẫn vậy. Ngoài 3 bữa chính bé uống 2 cữ sữa tươi (mỗi cữ 1 hộp 180ml). Nhờ bác sĩ hướng dẫn làm cách nào cho bé ăn được nhiều hơn, thích ăn hơn. Nếu bé thích gì ăn nấy, không ăn thịt, không ăn rau thì có ổn không thưa bác sĩ?
- BS Nguyễn Vũ Linh: Chào bạn, Vấn đề của bạn là câu chuyện dài về biếng ăn – kén ăn ở trẻ nhỏ. Xin vui lòng xem bài viết “10 nền tảng y học thực chứng khuyến nghị cho nhũ nhi và trẻ nhỏ ăn dặm” để hiểu và thực hành cho bé ăn tốt hơn! Chúc bạn thành công.
Ảnh minh họa: internet
* Hương - Email: vothihuong100190@gmail.com - Phone: 01638972722: Chào chương trình em tên Hương. Em muốn hỏi: Bé em được 9 tháng bé bị đi ngoài có nhầy và ít máu hồng hồng, em có cho bé đi nhi đồng khám và bác sĩ siêu âm, kết quả là bé bị viêm ruột manh tràng và cho kháng sinh uống và về theo dõi. Em muốn hỏi là bé bị như vậy có nguy hiểm không, và nguyên nhân mà bé bị viêm ruột. Câu hỏi thứ 2: Em cho bé bú sữa công thức bằng nước sôi để nguội. Sau đó pha thêm 1 ít nước nóng cho nước pha sữa ở nhiệt độ khoảng 40°C rồi pha như vậy có đúng không ạ? E xin cảm ơn chương trình ạ.
- Bác sĩ Nguyễn Thu Vân: Chào bạn! Vấn đề sức khỏe của bé rất quan trọng. Bạn nên trao đổi, hỏi ý kiến bác sĩ trực tiếp điều trị bệnh cho bé để có thông tin hướng dẫn chính xác và phù hợp.
Pha sữa công thức nên theo đúng hướng dẫn ghi trên nhãn sản phẩm. Nếu làm khác đi sẽ làm giảm sự hấp thu của bé.
Lưu ý, trước khi pha sữa cho bé, người pha sữa cần vệ sinh tay sạch sẽ, làm sạch bình sữa để đảm bảo vệ sinh, tránh nhiễm khuẩn.
Thường vệ sinh cá nhân cho bé sạch sẽ vì lứa tuổi này bé thích tìm hiểu môi trường xung quanh, tay chân có thể bị nhiễm khuẩn.
* Như Lan - lanrung1306@gmail.com: Chào Bác sĩ, Con tôi được 19 tháng, nặng 13kg cao 83cm. 4 tháng nay bé không tăng cân. Bé vẫn ăn như bình thường: 1 ngày 3 bữa chính 2 bữa phụ trái cây & sữa chua, váng sữa. Thêm 800 ml sữa cả ngày và đêm. Xin tư vấn giúp xin cảm ơn bác sĩ.
- BS Nguyễn Vũ Linh: Chào bạn, Có thể đây là giai đoạn tăng nhận thức, học hỏi và khám phá thế giới xung quanh nên trẻ tiêu tốn nhiều năng lượng hơn. Nhưng quan trọng là cân nặng và chiều cao bé nhà bạn vẫn nằm trong giới hạn tốt dù là trai hay gái bạn nhé. Bạn đừng quá lo lắng việc này! Khẩu phần của bé là tương đối ổn nếu các bữa chính bảo đảm đủ về lượng và cân đối 4 nhóm dưỡng chất (Bột đường, đạm, béo, vitamin và khoáng chất). Lưu ý đừng quên nhóm chất béo (dầu mỡ hay các sản phẩm từ sữa) và chất xơ tiêu hóa đến từ rau quả. bé không tăng cân. Một vấn đề quan trọng là bú đêm! Xin lưu ý thời gian tốt nhất để bé phát triển tối ưu thể chất và trí não là trong giấc ngủ sâu, khoảng 22 giờ đêm đến 3 giờ sáng hôm sau. Hạn chế tối đa việc thức trẻ dậy trong khoảng thời gian này, đặc biệt là lý do ăn uống...
* Hiền - Email: thuhienpy90@gmail.com - Phone: 0979077562: Xin chào bác sỹ! Cho em hỏi bé (trai) nhà em đến nay được 7 tháng rồi cân nặng được 7,7kg, chiều cao 70cm như vậy bé có phát triển tốt không? (bé sinh ở tuần thứ 37 được 2,5kg. 3 tháng đầu bé tăng trung bình 1kg/tháng - (bé bú mẹ hoàn toàn) nhưng đến tháng thứ 4 bé tăng cân chậm hơn khoảng vài lạng/tháng) Hiện tại, bé bú mẹ lẫn bú ngoài, và có ăn dặm 1 ngày 2 cữ bột mặn khoảng 60ml nhưng bé ngủ ít sâu giấc, (ngày ngủ khoảng 15-20 phút/giấc). Đến tối thì ngủ hay ngọ nguậy, vung tay chân, rồi tỉnh giấc, bồng lên cho bú rồi ngủ tiếp (bé nút hơi yếu), nhưng chỉ được 1 chút rồi quay qua đòi mẹ. Tình trạng này kéo dài hơn 2 tháng nay rồi. Xin hỏi bác sỹ có cách nào cải thiện tình hình này không để bé bú tốt, ngủ ngon không ạ! Mẹ bị mất ngủ từ lúc mang bầu đến giờ không biết có ảnh hưởng đến giấc ngủ của con không? (mấy tháng đầu bé ngủ rất ngon) Cảm ơn Bác sỹ!
- Bác sĩ Nguyễn Thu Vân: Chào bạn! Với những gì bạn miêu tả thì cân nặng và chiều cao phù hợp với độ tuổi của bé. Lượng bột bé ăn có thể tăng lên. Lượng sữa bú trong ngày của bé cần khoảng 800 - 1000ml (cả sữa mẹ và sữa công thức). Nếu 1 lần bé bú lượng sữa ít thì cần tăng số lần bú trong ngày của bé lên.
Tuy bé còn nhỏ nhưng bé rất nhạy cảm với môi trường xung quanh, nhất là tâm trạng của mẹ. Nên mẹ cần ổn định tâm lý, vui vẻ, bình an. Khi ở bên con, luôn âu yếm và nói lời yêu thương con cho bé cảm giác bình yên, bé sẽ ngủ sâu. Nếu một ngày bé cung cấp đầy đủ dưỡng chất thì bé cũng sẽ ngủ ngon giấc.
Ảnh minh họa: internet
* Nguyen - hoamoclan123@gmail.com (phone: 01664264613): Thưa bác sỹ, cho em xin lời khuyên với ạ! Bé nhà em được 6 tháng 20 ngày, hiện tại cháu ăn dặm 2 bữa bột 1 ngày (10 và 16h hàng ngày) mỗi bữa cháu được ông bà cho ăn 1 bát (bằng bát nước mắm) đầy, cháu ti mẹ 3 buổi sáng trưa và tối. Giữa buổi cháu chỉ uống được 20-30 ml sữa ngoài. Cháu bắt đầu có hiện tượng lười ti mẹ; cháu không thích ăn sữa ngoài (cả ti bình và thìa). 2 tuần nay cháu có dấu hiệu đi nặng khó khăn (2 ngày mới đi 1 lần; và phân thì thành khuôn chặt). Bác sĩ cho em lời khuyên về dinh dưỡng của cháu nhà em với ạ. Em xin cảm ơn.
- Bác sĩ Nguyễn Thu Vân: Chào bạn! Không rõ chiều cao, cân nặng của bé để biết cụ thể bé tăng trưởng ra sao, nhưng theo lời bạn, bé đang ăn uống chưa đầy đủ.
Lượng sữa cho bé mỗi ngày tôi cảm thấy chưa đủ cho bé. Bạn cần tăng cường bé bú mẹ. Nếu sữa mẹ không đủ, bạn cho bé dùng thêm sữa công thức và tập cho bé uống lượng sữa tăng lên dần.
Nếu 1 lần bé bú lượng ít thì tăng số lần bé bú trong ngày để đảm bảo đủ khoảng 800 - 1000ml/ ngày (cả sữa mẹ và sữa công thức).
Lượng ăn dặm của bé như vậy là phù hợp với bé vì ăn dặm chỉ là tập cho bé chuyển từ chế độ ăn lỏng sang ăn đặc dần chứ không phải cung cấp năng lượng chính cho bé.
Có thể cho bé uống thêm nước, nếu nước tiểu bé màu vàng đến vàng sậm, chứng tỏ cơ thể bé đang thiếu nước cho nên đi ngoài phân khuôn chặt, (đủ nước thì nước tiểu bé có màu trắng trong).
Mẹ có thể xoa bụng bé trước bữa ăn 15 phút (xoa khoảng 5 phút) theo chiều kim đồng hồ giúp bé đi tiêu dễ hơn.Tập “xi” cho bé đi tiêu mỗi buổi sáng.
Ảnh minh họa: internet
* Minh Đạt - minhdat456@gmail.com: Bé trai 2 tuổi, nặng 10,5kg. Nhìn bé hơi ốm. Xin hỏi với cân nặng như vậy bé có nguy cơ bị suy dinh dưỡng chưa? Bé chưa ăn cơm được, ăn chừng mỗi bữa 3 – 5 muỗng cà phê là không chịu ăn nữa. Ăn cháo bé ăn được mỗi bữa 1,5 chén. Ngày uống 3 cữ sữa công thức và 1 hộp váng sữa hoặc 1 hũ sữa chua nhỏ hoặc 1 ly nhỏ nước cam. Xin hỏi thực đơn cho bé như vậy ổn không? Khi nào tập cho bé ăn cơm được?
- BS Nguyễn Vũ Linh: Chào bạn, Cân nặng theo tuổi của bé nhà bạn vẫn trong giới hạn bình thường, Bé không bị Suy dinh dưỡng bạn nhé. Cần phải hiểu rằng nguy cơ suy dinh dưỡng là khả năng bị suy dinh dưỡng của cá thể. Vậy nếu khẩu phần dinh dưỡng không hợp lý và kéo dài thì việc suy dinh dưỡng sẽ xảy ra.
Khẩu phần bé nhà bạn tương đối ổn nếu ăn đủ ba bữa chính (1,5 chén cháo + cơm) và bổ sung sữa và các sản phẩm từ sữa như bạn mô tả. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý các điểm sau:
- Cháo bạn cho trẻ ăn phải bảo đảm đủ về lượng và cân đối 4 nhóm dưỡng chất (Bột đường, đạm, béo, vitamin và khoáng chất). Lưu ý đừng quên nhóm chất béo (dầu mỡ hay các sản phẩm từ sữa) và chất xơ tiêu hóa đến từ rau quả.
- Tăng dần lượng cơm cho bé hàng ngày và khuyến khích bé ăn nhiều cơm nhiều hơn để dần thay thế cháo.
- Tổng lượng sữa bổ sung ở các bữa phụ phải đặt 400 – 600 ml.
- Cho trẻ ngủ và luyện tập như phần thông tin bên trên.
Thân mến chào bạn.
* Mai - Email: 1811nhipham@gmail.com: Thưa bác sĩ, tôi 16 tuổi nặng 39kg cao1m53 tôi thấy ốm có loại sữa nào tốt để tăng cân không ạ?. Mong được tư vấn từ bác sĩ.
- Bác sĩ Nguyễn Thu Vân: Chào bạn! Bạn đang ở trong độ tuổi phát triển thể chất mạnh. Năng lượng thu nhận trong ngày phải cao hơn năng lượng tiêu thụ thì mới có thể tăng cân. Để được tăng cân phù hợp với chiều cao, thân hình cân đối, bạn cần có chế độ dinh dưỡng, tập luyện và sinh hoạt phù hợp.
Ngày ăn đủ 3 bữa chính, 2 - 3 chén cơm/ngày, đầy đủ thịt, cá, trứng, rau quả.
Sữa là thực phẩm bổ sung thêm. Nếu chỉ dùng sữa mà không ăn đủ bữa và sinh hoạt thất thường, bạn sẽ không thể tăng cân như mong muốn.
Ngày uống khoảng 500ml sữa. Các loại sữa phù hợp với bạn: Vinamilk dinh dưỡng (2 ly/ngày), sữa tươi thanh trùng - tiệt trùng, sữa tươi 100%.
Cần tập thể thao ít nhất 30 phút mỗi ngày, ngủ sớm (trước 23 giờ), ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày, sinh hoạt lành mạnh, hạn chế chơi game, lướt web quá nhiều.
Ảnh minh họa: internet
* Trần Hoàng Nam- ruapo92@yahoo.com - phone: 01678806842: Tôi có câu hỏi về sức khỏe của bé nhờ chương trình tư vấn giúp: Tôi có bé gái gần 11 tháng tuổi. Cháu nhà tôi đã uống sữa ngoài (NAN PRO) từ lúc 6 tháng tuổi và ko còn uống sữa mẹ nửa, và hiện tại bé được 8kg, hàng ngày bé ăn ba buổi ( sáng, trưa, chiều ) mỗi buổi ăn được hơn 1/2 chén và cả ngày uống được khoảng 450 ml sữa NAN PRO 2, nhưng sau từ tháng 9->11 bé vẫn 8kg, cho tôi hỏi cân nặng bé vậy có suy dinh dưỡng không? Và loại sữa NAN PRO2 bé nhà tôi có hấp thụ được không, có nên thay đổi sữa khác không? nhờ bác sỹ tư vấn giúp tôi. Xin cảm ơn
- Bác sĩ Nguyễn Thu Vân: Chào bạn! Bé nhà bạn đúng là nhẹ ký hơn so với chuẩn độ tuổi của bé. Chế độ ăn của bé ngày 3 bữa nên có đủ 4 nhóm thực phẩm cơ bản. Lượng sữa uống trong ngày khoảng 500 - 600ml.
Tuổi này bé đang quan sát môi trường xung quanh và tăng hoạt động so với lúc trước. Cho nên lương tiêu hao năng lượng cũng có thể nhiều hơn so với lượng cung cấp vào.
Bạn có thể điều chỉnh lại chế độ ăn và lượng sữa cho bé đủ nhu cầu trong ngày.
Nếu sữa phù hợp với bé thì bé sẽ tăng cân đều mỗi tháng, ăn đủ 3 bữa chính và uống đủ lượng sữa trong ngày.
BS Nguyễn Vũ Linh: Chào bạn, cân nặng bé nhà bạn vẫn trong giới hạn bình thường, bạn đừng quá lo lắng. Để cải thiện tình hình, bạn cần lưu ý một số điều sau:
- Tiếp tục cho bé bú mẹ và cố gắng duy trì đến khi bé được 2 tuổi.
- Chế độ ăn dặm của bé cơ bản là tốt nhưng về lượng là chưa đủ và chất thì bạn không mô tả! Vậy, để bảo đảm chất lượng cho bé ăn dặm bạn vui lòng tham khảo bài viết “10 nền tảng y học thực chứng khuyến nghị cho nhũ nhi và trẻ nhỏ ăn dặm”.
- Ở tuổi này, bạn cần cho trẻ bổ sung thêm khoảng 400 – 600 ml sữa công thức mỗi ngày. Hơn thế nữa, muốn bé tăng cân nhanh, phát huy tối ưu thể chất và trí não, bạn nên bổ sung thêm sữa tăng cân hợp lý cho bé. Thị trường có nhiều loại sữa tuy nhiên, Dielac Grow Plus là một lựa chọn hiệu quả.
Bác sĩ Vũ Linh tham gia tư vấn.
BS Nguyễn Vũ Linh: Chào bạn, chiều cao và cân nặng bé nhà bạn đang tăng trưởng rất tốt. Bạn đừng quá lo lắng về việc bé chậm tăng cân trong hai tháng gần đây. Để hiểu rõ hơn quá trình tăng cân theo tuổi, bạn có thể tham khảo phần tư vấn hai chỉ số hiệu quả để theo dõi tình trạng dinh dưỡng trẻ là Cân nặng và chiều cao.
- Cân nặng: So sánh với cân nặng lúc sinh (3 – 3,5kg) Thông thường, trẻ sẽ tăng gấp đôi khi 5-6 tháng tuổi, gấp 3 khi tròn 1 tuổi, và sau 1 tuổi, (2-10 tuổi) bé sẽ tăng 2-2,5kg mỗi năm.
- Chiều cao: Thường chiều cao (chiều dài nằm) của trẻ mới sinh khoảng 49-50cm. Trong năm đầu (khi 12 tháng tuổi) trẻ tăng thêm khoảng 25cm. Đến năm thứ 2, trẻ tăng khoảng 1cm/tháng. Nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy, chiều cao khi trẻ 2 tuổi bằng ½ chiều cao tối đa khi trẻ trưởng thành. Năm thứ 3 tiếp theo, trẻ sẽ tăng thêm khoảng 10cm nữa. 4-5 tuổi, trẻ tăng khoảng 5cm/năm.
Khi trẻ chậm tăng cân hay chiều cao theo cách tính trên, có khả năng trẻ đã bị Suy dinh dưỡng. muốn biết chắc chắn tình trạng dinh dưỡng của con, quí phụ Huynh có thể vào trang sau: Hướng dẫn chấm biểu đồ tăng trưởng của Vinamilk theo link sau: https://www.vinamilk.com.vn/vi/thong-tin-dinh-duong/328/huong-dan-cham-bieu-do-tang-truong-cho-be-tu-2-5-tuoi
The WHO Child Growth Standards của Tổ chức Y tế Thế giới theo link sau: http://www.who.int/childgrowth/standards/en/
BS Nguyễn Vũ Linh: Chào bạn, cân nặng con bạn mặc dù sinh thiếu tháng nhưng vẫn đang tăng trưởng rất tốt. Theo khuyến cáo của WHO, UNICEF, trẻ nên được cho bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời. Thực trạng “không có sữa” của bạn là tình huống bất khả kháng phải nuôi trẻ bằng sữa công thức. Ở tuổi này, hệ tiêu hóa bao gồm men tiêu hóa và các cơ quan chức năng phục vụ tiêu hóa chưa hoàn thiện để bé có thể ăn. Vì vậy không nên cho trẻ ăn khi chưa tròn 6 tháng tuổi như thế sẽ không tốt cho sức khỏe nói chung và hệ tiêu hóa của bé.
Ảnh minh họa: internet
Tình trạng bé hay giật mình bạn đừng quá lo lắng, tạm thời bạn theo dõi thêm ngoài giật mình, nếu bé còn bất kì biểu hiện bất thường khác, bạn nên đưa bé đến cơ sở nhi khoa để được khám, tư vấn và can thiệp kịp thời. Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ tư vấn để bạn chọn lựa loại sữa công thức cũng như liều lượng thích hợp. Thân mến chào bạn.
- BS Nguyễn Vũ Linh: Chào bạn, cân nặng bé nhà bạn vẫn nằm trong giới hạn bình thường nhưng có nguy cơ diễn tiến theo xu hướng suy dinh dưỡng. Chế độ dinh dưỡng của bé hiện tại cơ bản là rất tốt, tuy nhiên bạn nên lưu ý một số điểm sau:
- Xây dựng khẩu phần hợp lý theo tuổi cho trẻ, đủ về lượng và cân đối 4 nhóm dưỡng chất (Bột đường, đạm, béo, vitamin và khoáng chất). Lưu ý đừng quên nhóm chất béo (dầu mỡ hay các sản phẩm từ sữa) và chất xơ tiêu hóa đến từ rau quả.
- Chế biến thức ăn mềm, chín kỹ, dễ tiêu hóa và hợp khẩu vị trẻ.
- Bổ sung đủ nước cho trẻ, khoảng 100ml/kg cân nặng/ngày.
- Bảo đảm cho trẻ ngủ đủ giấc, bao gồm nghỉ trưa. Các tổ chức về Sức khỏe - Tâm thần khuyến nghị khoảng 11 – 14 giờ/ngày cho trẻ 1-2 tuổi; 10 – 13 giờ/ngày cho trẻ 3-5 tuổi và 9-11 giờ/ngày cho trẻ 6-13tuổi. Đặc biệt thời gian từ 22 giờ đêm đến 3 giờ sang hôm sau là thời gian tốt nhất để trẻ phát triển thể chất và trí não.
- Ngoài ra, muốn bé tăng cân nhanh, phát huy tối ưu thể chất và trí não, bạn nên bổ sung thêm sữa tăng cân hợp lý cho bé. Thị trường có nhiều loại sữa tuy nhiên, Dielac Grow Plus là một lựa chọn hiệu quả.
BS Nguyễn Vũ Linh: Chào bạn, vấn đề tự kỷ, với cơ sở bạn cung cấp thì chưa đủ để chẩn đoán và đưa ra tư vấn chính xác. Vậy nên bạn cần đưa bé đến những cơ sở sức khỏe - tâm thần hoặc chuyên khoa tâm lý để được khám, tư vấn và can thiệp kịp thời.
Tạm thời, khi chưa được chẩn đoán từ cơ sở chuyên khoa, bạn có thể thực hiện một số điều sau cho trẻ:
- Thường xuyên nói chuyện với bé, kể chuyện cho bé nghe trước khi ngủ.
- Tập cho bé nói từ đơn giản.
- Khuyến khích, tạo điều kiện cho bé đáp ứng lại những yêu cầu đơn giản, tương tác với cộng đồng. Ví dụ: yêu cầu bé giúp việc gì đó (bảo đảm tính an toàn), dạy và yêu cầu trẻ chủ động mặc quần áo, đi giày, vệ sinh cá nhân…
- Tạo điều kiện cho bé tiếp xúc với bạn bè, người thân ở trường cũng như ở nhà.
- Phong phú các loại hình vui chơi giải trí cho bé, ưu tiên loại hình tăng cường vận động thể lực và tiếp xúc (có kiểm soát) ánh nắng mặt trời.
Việc bổ sung đầy đủ dưỡng chất, bảo đảm tăng trưởng thể chất và trí não tối ưu bạn nên tham khảo bài viết “10 nền tảng y học thực chứng khuyến nghị cho nhũ nhi và trẻ nhỏ ăn dặm”.
- BS Nguyễn Vũ Linh: Chào bạn, cân nặng bé nhà bạn đang tăng trưởng tốt. Bạn đừng quá lo lắng nhé!
Khẩu phần hàng ngày của trẻ phải đủ 3 bữa chính và 2-3 bữa phụ tùy theo lứa tuổi. Khẩu phần này phải đảm bảo đủ , đủ về lượng và cân đối 4 nhóm dưỡng chất (Bột đường, đạm, béo, vitamin và khoáng chất). Lưu ý đừng quên nhóm chất béo (dầu mỡ hay các sản phẩm từ sữa) và chất xơ tiêu hóa đến từ rau quả.
Ảnh minh họa: internet
Vậy, sữa chỉ là giải pháp bổ sung, hỗ trợ cho bé bắt kịp đà tăng trưởng chứ không phải là thực phẩm chính và không phải là yếu tố quyết định toàn bộ cho việc tăng trưởng của trẻ. Hiệu quả mà bạn đề cập, phải đến từ nhiều yếu tố như: khẩu phần (ăn, uống bao gồm sữa), hoạt động thể lực vui chơi và ngủ nghỉ.
- BS Nguyễn Vũ Linh: Chào bạn, cân nặng bé nhà bạn đang bắt đầu rơi vào tình trạng suy dinh dưỡng. Nếu không khắc phục khẩu phần kịp thời, nguy cơ cao bé sẽ bị suy dinh dưỡng. Vấn đề chính của bé nhà bạn là biếng ăn – kén ăn. Để cải thiện tình hình này xin bạn vui lòng bài viết “10 nền tảng y học thực chứng khuyến nghị cho nhũ nhi và trẻ nhỏ ăn dặm” để bổ sung đầy đủ dưỡng chất, bảo đảm tăng trưởng thể chất và trí não tối ưu bạn.
Thân mến chào bạn!
- BS Nguyễn Vũ Linh: Chào bạn, bé nhà bạn đang trong tình trạng suy dinh dưỡng thể nhẹ cân mức độ vừa. Chế độ khẩu phần hiện tại bạn cung cấp chưa rõ lắm. Vậy để cải thiện tình hình hiện tại bạn cần lưu ý một số điểm sau:
1. Xây dựng khẩu phần hợp lý theo tuổi cho trẻ, đủ về lượng và cân đối 4 nhóm dưỡng chất (Bột đường, đạm, béo, vitamin và khoáng chất). Lưu ý đừng quên nhóm chất béo (dầu mỡ hay các sản phẩm từ sữa) và chất xơ tiêu hóa đến từ rau quả.
2. Mỗi ngày cho trẻ ăn đủ 3 bữa chính và 2-3 bữa phụ (sữa, súp, hoa quả…) cách bữa chính khoảng 2 giờ. Bữa cuối trong ngày phải trước khi ngủ 1-2 giờ.
3. Bổ sung đủ nước cho trẻ, khoảng 100ml/kg cân nặng/ngày.
4. Chọn lựa thực phẩn an toàn và giàu năng lượng – dưỡng chất cho trẻ.
5. Bảo đảm vệ sinh – an toàn thực phẩm khi chế biến thức ăn.
6.Bảo đảm môi trường sống trẻ vệ sinh sạch sẻ, thoáng mát, trong lành. Chú ý thông khí tốt phòng ngủ và bảo đàm nước sinh hoạt an toàn.
7. Tăng cường các hoạt động thể chất hợp lý cho trẻ như các trò chơi vận động nhẹ nhàng, nhảy dây, chạy bộ, cầu lông… thời gian luyện tập thể lực (sinh hoạt thường ngày bao gồm vui chơi, vận động) được khuyến nghị khoảng 60-120 phút/ngày cho trẻ hoạt động trương lực cơ cao như đá bóng, bóng chuyền, nhảy cao…
8.Bảo đảm cho trẻ ngủ đủ giấc, bao gồm nghỉ trưa. Các tổ chức về Sức khỏe - Tâm thần khuyến nghị cho trẻ 3-5 tuổi ngủ khoảng 10 – 13 giờ/ngày. Đặc biệt thời gian từ 22 giờ đêm đến 3 giờ sáng hôm sau là thời gian tốt nhất để trẻ phát triển thể chất và trí não.
9. Nếu có bất thường thì đưa trẻ đến khám ở BS nhi khoa để được can thiệp kịp thời.
Ảnh minh họa: internet
BS Nguyễn Vũ Linh: Chào bạn! Cân nặng của bé nhà bạn theo tuổi đã bắt đầu vào suy dinh dưỡng thể nhẹ cân. Cần phải cải thiện khẩu phần dinh dưỡng cho bé càng sớm càng tốt, để bảo đảm đà tăng trưởng của bé. Việc bé chậm nói ở tuổi này cũng không là vấn đề nghiêm trọng. Bạn cần kiên nhẫn và đầu tư công sức, thời gian tập bé nói những từ đơn giản, thường xuyên nói chuyện với bé và kể chuyện cho bé nghe trước khi ngủ, tạo điều kiện cho bé tiếp xúc với bạn bè nhiều hơn ở lớp cũng như ở nhà.
Để cho bé tăng cân nhanh và phát triển bình thường, bạn cần lưu ý các điểm sau:
1.Xây dựng khẩu phần hợp lý theo tuổi cho trẻ, đủ về lượng và cân đối 4 nhóm dưỡng chất (Bột đường, đạm, béo, vitamin và khoáng chất). Lưu ý đừng quên nhóm chất béo (dầu mỡ hay các sản phẩm từ sữa) và chất xơ tiêu hóa đến từ rau quả.
2.Mỗi ngày cho trẻ ăn đủ 3 bữa chính và 2-3 bữa phụ (sữa, súp, hoa quả…) cách bữa chính khoảng 2 giờ. Bữa cuối trong ngày phải trước khi ngủ 1-2 giờ.
3.Chế biến thức ăn mềm, chín kỹ, dễ tiêu hóa và hợp khẩu vị trẻ.
4. Bổ sung đủ nước cho trẻ, khoảng 100ml/kg cân nặng/ngày.
5. Bổ sung thêm sữa tăng cân hợp lý cho bé. Thị trường có nhiều loại sữa tuy nhiên, Dielac Grow Plus là một lựa chọn hiệu quả.
Ảnh minh họa: internet
BS Nguyễn Vũ Linh: Chào bạn, cân nặng bé nhà bạn theo tuổi (dù nam hay nữ) thì cũng đã bị suy dinh dưỡng thể nhẹ cân mức độ vừa. Nếu không cải thiện kịp thời, bé có nguy cơ diễn tiến theo xu hướng thấp còi, thậm chí gầy còm. Khi đó, không còn cơ hội cho bé phục hồi hay tăng trưởng thể chất và trí não đúng như khả năng mà bé có thể.
Thực trạng bé đang có vấn đề biếng ăn-kén ăn, bạn vui lòng xem bài viết “10 nền tảng y học thực chứng khuyến nghị cho nhũ nhi và trẻ nhỏ ăn dặm” để hiểu và thực hành cho bé ăn tốt hơn!
Bên cạnh đó, để giúp bé tăng cân nhanh bắt kịp đà tăng trưởng bạn nên bổ sung thêm sữa tăng cân hợp lý cho bé. Thị trường có nhiều loại sữa tuy nhiên, Dielac Grow Plus là một lựa chọn hiệu quả.
Thân mến chào bạn!
BS Nguyễn Vũ Linh: Chào bạn, theo các tổ chức dinh dưỡng sức khỏe uy tín như WHO, UNICEF, khi tròn 6 tháng tuổi, ngoài việc bú mẹ, cần bổ sung thêm dưỡng chất cho trẻ bằng cách ăn dặm. Con bạn đã 7 tháng là giai đoạn tốt để ăn dặm.
Ở tuổi này, thức ăn cho trẻ có thể bổ sung thêm chất đạm từ động vật, nhưng cần phải băm/xay nhuyễn và nấu chín kỹ để bé dễ hấp thu, tiêu hóa. Tuy nhiên, để biết khi nào chuyển từ bột sang cháo…
Bạn vui lòng xem bài viết “10 nền tảng y học thực chứng khuyến nghị cho nhũ nhi và trẻ nhỏ ăn dặm” để hiểu và thực hành cho bé ăn dặm tốt nhất.
- BS Nguyễn Vũ Linh: Chào bạn, chiều cao và cân nặng con bạn đang tăng trưởng rất tốt. khẩu phần dinh dưỡng hiện tại mà bạn đang cung cấp cho bé cũng rất hợp lý.
Bạn đừng quá lo lắng việc chậm tăng cân trong 3 tháng qua. Có thể trong giai đoạn này bé đang tăng cường nhận thức, thu thập dữ liệu cũng như khám phá thế giới xung quanh, bên cạnh đó việc năng động hơn trong các hoạt động thể lực (vui chơi chạy nhảy…) cũng tiêu tốn nhiều năng lượng. Giải quyết tình trạng này bạn nên bổ sung thêm năng lượng và dưỡng chất cho trẻ mà Dielac Grow Plus là một lựa chọn hiệu quả.