Đó cũng chính là nguyên nhân trẻ nhỏ cũng dễ dàng bị nhiễm HP. Ngoài bệnh lý trên dạ dày do HP gây ra, trẻ em cũng thường bị thiếu máu, thiếu sắt do vi khuẩn làm giảm khả năng hấp thu sắt trong dạ dày. Trẻ cũng có nguy cơ bị các bệnh dị ứng, miễn dịch và ban xuất huyết khi nhiễm HP.
Nhiều bậc phụ huynh tỏ ra lo lắng, băn khoăn khi trẻ lỡ không may bị nhiễm. Vậy giải pháp trong điều trị dứt điểm vi khuẩn HP cho trẻ như thế nào? Cách phát hiện trẻ bị nhiễm HP như thế nào? và cách phòng tránh nhiễm khuẩn HP cho trẻ ra sao?,...
Mọi thắc mắc sẽ được PGS.TS.Bác sĩ Nguyễn Anh Tuấn, giảng viên Bộ môn Nhi Đại học Y Dược TPHCM giải đáp trong buổi Tư vấn trực tuyến "Chẩn đoán và điều trị HP ở trẻ em: Thách thức và giải pháp".
Quý độc giả có thể gửi câu hỏi tham gia chương trình từ 13h30 đến 14h30, thứ Sáu, ngày 31/3/2017 hoặc ngay từ bây giờ tại đây.
Chương trình do VOH phối hợp với Công ty Dược phẩm Đông Đô (chuyên nhãn hàng GastimunHP) thực hiện.
* Nguyễn Văn Công, Email: Nguyenvancong6712@gmail.com, Con tôi 26 tháng tuổi, đã gửi trẻ cả ngày. Xin hỏi độ tuổi này bé đã có thể bị nhiễm HP chưa? Làm sao để phòng tránh lây nhiễm cho con?
- PGS.TS.BS. Nguyễn Anh Tuấn: Chào bạn! Ngay từ 3 tháng tuổi, nếu gặp điều kiện phù hợp là bé đã có thể nhiễm HP. Đường lây nhiễm thông qua ăn uống nên biện pháp phòng ngừa là sử dụng nguồn nước sạch, ăn chín uống sôi, xử lý phân sạch sẽ. Trong môi trường lớp học, việc có những bộ đồ ăn riêng cũng là một yếu tố cần được nghĩ đến để phòng tránh lây nhiễm HP.
* Minh Hiếu Email: minhhieutrannguyen@gmail.com, Tôi đang có thai. Tôi bị nhiễm HP. Vậy sau này tôi có cho em bé bú được không? Tôi sợ mình lây cho con.
- PGS.TS.BS. Nguyễn Anh Tuấn: Chào bạn! Việc lây nhiễm HP là qua đường phân – miệng nghĩa là trong phân của người bị nhiễm sẽ có vi khuẩn HP. Rồi vi khuẩn này bằng cách nào đó nhiễm trong nguồn nước hoặc thức ăn sẽ lây tiếp vào miệng của một người lành khác. HP không lây qua sữa mẹ nên sau này chị vẫn có thể cho bú mẹ như bình thường.
Những biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm, ăn uống sạch sẽ nên được thực hiện trong gia đình để tránh lây lan cho những người khác.
* Lan Phương, Email: phuonglan1122@gmail.com, Thưa BS gia đình tôi cả 2 vợ chồng đều bị loét dạ dày HP (+). Tôi có 2 bé, bé lớn 9 tuổi đi khám cũng viêm dạ dày HP. Bé 4 tuổi thì không có biểu hiện gì nhưng tôi rất lo lắng, vậy tôi có nên đưa bé đi làm xét nghiệm và điều trị không?
- PGS.TS.BS. Nguyễn Anh Tuấn: Chào bạn! Hiện tại bé 4 tuổi chưa cần xử trí gì. Trong gia đình nên thực hiện nghiêm túc các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm, sử dụng nguồn nước sạch sẽ, dụng cụ chén đũa riêng biệt để tránh lây lan.
Chỉ khi nào bé 4 tuổi có những triệu chứng như đau bụng, nôn ói, xanh xao, ói ra máu, đi cầu ra máu…thì nên cho bé đi khám bệnh.
* Bình Thanh, Email: binhthanhnguyen7785@gmail.com, Tôi nghe có thông tin ăn lòng đỏ trứng gà và mật ong có thể giảm được vi khuẩn HP. Điều này có đúng không và nên ăn như thế nào để có hiệu quả.
- PGS.TS.BS. Nguyễn Anh Tuấn: Chào bạn! Hiện tại chưa có bằng chứng khoa học cho thấy ăn lòng đỏ trứng gà và mật ong có thể giảm được vi khuẩn HP. Ngoại trừ những con gà được nuôi đặc biệt cho tiếp xúc với vi khuẩn HP theo một kỹ thuật đặc biệt thì sẽ đẻ ra trứng chứa kháng thể chống lại HP trong lòng đỏ. Hiện nay kỹ thuật này được thực hiện nhiều tại Nhật Bản và GastimunHP ra đời bằng kỹ thuật đó sau tiến trình chiết lọc và làm sạch rất phức tạp.
*Thu Ngọc, Email: Ngocthu2006@yahoo.com ,Bé hay kêu đau bụng quanh rốn hoặc trên rốn. Tôi đã tẩy giun cho bé nhưng bé vẫn kêu đau. Liệu bé có thể bị bệnh gì? Bé mới 5 tuổi. Tôi ở Đồng Nai, có thể đi khám ở đâu uy tín thưa đài.
- PGS.TS.BS. Nguyễn Anh Tuấn: Chào bạn! Triệu chứng của bé có thể là do nhiều loại rối loạn hoặc bệnh lý khác nhau. Với mô tả như vậy không thể biết được là bé bệnh gì. Vậy chị nên cho bé đến khám tại khoa tiêu hóa bệnh viện Nhi đồng 1 hoặc Nhi đồng 2 là hai nơi đáng tin cậy để biết được cháu bệnh gì.
* Minh Hồng, Email: Hongminh1984@yahoo.com.vn , Bé mới hơn 3 tuổi. Nhưng gia đình em có người bị ung thư dạ dày. Em muốn làm xét nghiệm cho bé xem bé có bị nhiễm HP không? Xin hỏi bé xét nghiệm được chưa? Nên chọn nội soi hay là xét nghiệm hơi thở thì tốt cho bé hơn. Cảm ơn bác sĩ.
- PGS.TS.BS. Nguyễn Anh Tuấn: Chào bạn! Thực ra yếu tố có người thân bị ung thư dạ dày chỉ xét đến cha, mẹ và anh chị em ruột vì người ta sợ rằng bé cũng mang một số gen dễ bị ung thư dạ dày. Và nếu nhiễm HP sẽ làm ung thư dễ xảy ra hơn.
Do bạn không nói rõ người thân bị ung thư dạ dày là ai nhưng tôi nghĩ bạn nên đưa bé đến bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa nhi để được tư vấn thêm và quyết định có nên làm test HP hay không?
Một khi đã làm, nhất là lần đầu như bé này thì nên làm nội soi.
* Con tôi 26 tháng tuổi, đã gửi trẻ cả ngày. Xin hỏi độ tuổi này bé đã có thể bị nhiễm Hp chưa? Làm sao để phòng tránh lây nhiễm cho con?
- PGS.TS.BS. Nguyễn Anh Tuấn: Chào bạn! Ngay từ 3 tháng tuổi, nếu gặp điều kiện phù hợp là bé đã có thể nhiễm HP. Đường lây nhiễm thông qua ăn uống nên biện pháp phòng ngừa là sử dụng nguồn nước sạch, ăn chín uống sôi, xử lý phân sạch sẽ. Trong môi trường lớp học, việc có những bộ đồ ăn riêng cũng là một yếu tố cần được nghĩ đến để phòng tránh lây nhiễm HP.
* Xuân Hoàng, Email: xuanhoangnhan@gmail.com , Thưa BS, con tôi 9 tuổi bị viêm dạ dày do HP, đã điều trị hết song được khoảng 4 tháng bé lại đau trở lại, đi xét nghiệm thì lại nhiễm HP. Tôi rất hoang mang không hiểu bé lây HP từ đâu, nếu bị tái nhiễm và điều trị liên tục như vậy thì có ảnh hưởng gì tới sức khỏe của bé? Các thành viên khác trong gia đình có nên đi xét nghiệm và điều trị để tránh lây chéo lẫn nhau không?
- PGS.TS.BS. Nguyễn Anh Tuấn: Chào bạn! Nếu đã điều trị hết mà bị tái nhiễm trở lại thì không phải trường hợp nào cũng cần phải điều trị tiếp. Nên phân biệt rõ “nhiễm HP” và “bệnh do HP gây ra”. Như vậy, nếu chỉ nhiễm HP mà dạ dày bé không bị ảnh hưởng gì thì chúng ta không cần điều trị.
Để xác định HP mới nhiễm có gây bệnh gì hay chưa xin bạn đưa cháu đến bác sĩ chuyên khoa. Nếu thật sự cần điều trị thì bác dĩ sẽ quyết định sử dụng phác đồ nào. Tất cả thuốc men đưa vào cơ thể đều tiềm ẩn những tác dụng không mong muốn nên chỉ khi nào thực sự cần dùng thì mới sử dụng.
Các thành viên khác trong gia đình là người trưởng thành cũng nên đi khám để được tư vấn xét nghiệm tìm HP. Bạn không nên tự xét nghiệm vì có thể tốn tiền mà kết quả không sử dụng được.
* Hân - Email: Han_hoangngoc@gmail.com: Thưa BS, tôi bị viêm dạ dày do HP nhưng đang mang thai 4 tuần nên chưa điều trị được. Nhưng tôi có 1 cháu 3 tuổi nên rất lo lây sang cho bé trong khoảng thời gian này. Vậy tôi có nên sử dụng GastimunHP để phòng lây nhiễm cho bé hay không? Và bản thân tôi liệu có thể sử dụng GastimunHP được không?
- Bs Phạm Quỳnh Anh: Chào bạn. Bạn hoàn toàn có thể dùng Gastimun HP để phòng lây nhiễm cho bé 3 tuổi được. Cách dùng như sau: uống 3 tháng liên tục, mỗi tháng 10 ngày, mỗi ngày 1 gói, uống khi ăn no.
Riêng trường hợp của bạn, tôi chưa rõ bạn bị nhiễm HP trước hay sau khi mang thai, và đã từng được điều trị chưa. Nên, lời khuyên cho bạn là đến bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn cụ thể. Cần nói thêm rằng Gastimun HP là kháng thể sẵn có chiết xuất từ lòng đỏ trứng gà nên an toàn cho phụ nữ có thai, trừ trường hợp dị ứng với trứng gà.
* Thanh Hải, Email: Thanhhainguyen1991@gmail.com, Em đã uống đơn thuốc diệt HP theo đơn bác sĩ xong. Vậy hết đơn có cần làm xét nghiệm máu để kiểm tra lại không thưa bác sĩ?
- PGS.TS.BS. Nguyễn Anh Tuấn: Chào bạn! Chúng ta nên kiểm tra lại HP sau khi điều trị xong vì nếu còn HP chúng ta phải điều trị một phác đồ khác. Có nhiều cách kiểm tra HP nhưng thường chọn các biện pháp không xâm lấn như test hơi thở hoặc tìm HP trong phân.
* Tình Duyên - Email: Duyentran_hoang@gmail.com: Con tôi 7 tuổi đã uống GastimunHP được chưa? Con tôi đang điều trị kháng sinh trị HP có uống bổ sung được không? thuốc có gây tác dụng phụ gì cho trẻ không?
Bs Phạm Quỳnh Anh: Chào bạn, Gastimun có thể dùng được cho trẻ đã có thể ăn uống được nên bé 7 tuổi hoàn toàn dùng được Gastimun HP. Bạn hoàn toàn có thể phối hợp Gastimun HP cùng với kháng sinh mà bác sĩ đang điều trị cho bé: 2 gói/ngày, trong vòng 7 đến 14 ngày (tùy theo số ngày dùng kháng sinh), mỗi lần 1 gói sáng-chiều, uống sau khi ăn no. Sau đó, có thể tiếp tục dùng 1 gói/ngày cho đến hết đợt điều trị (từ 1 đến 3 tháng). Gastimun HP là loại kháng thể sẵn có chiết xuất từ lòng đỏ trứng gà, chỉ lưu thông trong lòng ruột, rồi theo phân ra ngoài, nên đa phần không gây tác dụng phụ, trừ trường hợp trẻ dị ứng với trứng gà.
* Hoa Nắng, Email: Nangvangbienxanh1@yahoo.com, Tôi nghe nói bị nhiễm HP có khi không có triệu chứng nhưng có thể bị viêm loét dạ dày. Con tôi 22 tháng tuổi. Thường ăn xong hay uống sữa xong bị ói, hay xoa bụng kêu đau. Tôi có nên đưa bé đi xét nghiệm HP, triệu chứng của bé có thể bị bệnh gì thưa bác sĩ?
- PGS.TS.BS. Nguyễn Anh Tuấn: Chào bạn! Bạn nói đúng, hầu hết nhiễm HP là không triệu chứng. Con bạn 22 tháng tuổi, thường bị ói sau khi uống sữa và hay đau bụng, có thể là triệu chứng của rất nhiều bệnh hoặc rối loạn khác nhau. Vì vậy, bạn nên đưa con đi khám tại khoa Nhi các bệnh viện để hiểu rõ hơn.
* Thanh Thảo, Email: nttthao_bc@gmail.com, Con tôi nay 28 tháng. Cháu bị nhiễm HP. Bác sĩ nói cháu còn nhỏ, chưa nhất thiết phải điều trị và cũng chưa điều trị được. Nhưng tôi sợ để lâu bé có bị nặng hơn không. Tôi có thể làm gì để bé không bị bệnh nặng hơn.
- PGS.TS.BS. Nguyễn Anh Tuấn: Chào bạn! Xin bạn đừng lo lắng vì hầu hết những trường hợp nhiễm HP là không gây bệnh, hay nói đúng hơn là nó gây viêm nhẹ âm thầm trong dạ dày mà không gây hậu quả gì đến sức khỏe của chúng ta. Nhìn chung HP có thể sống “hòa bình” với chúng ta đến suốt đời. Chỉ những trường hợp HP gây bệnh lúc đó mới thực sự cần tiêu diệt nó.
*Trần Thị Là, Email: ttla0901@gmail.com, con em 8 tuổi bị nhiễm HP và bị kháng thuốc đã điều trị 4 đợt thuốc mà không hết. Em nản quá, phải làm sao đây bác sĩ ơi. Em nghe nói làm kháng sinh đồ. Xin bác sĩ tư vấn rõ hơn. xin cảm ơn.
- PGS.TS.BS. Nguyễn Anh Tuấn: Chào bạn! Trước tiên, cần phải xác định rõ bé có thực sự cần điều trị tiệt trừ HP hay không. Chỉ những trường hợp HP gây viêm loét dạ dày tá tràng hoặc tăng sinh mô lympho trong đường ruột hoặc trong gia đình có những người thân trực hệ (cha mẹ, anh chị em ruột) bị ung thư dạ dày thì mới cần điều trị tiệt trừ HP.
Giả sử như bé thuộc đối tượng cần được điều trị và đã điều trị 4 đợt thuốc mà không hết thì chị nên cho bé đi nội soi dạ dày. Làm vậy chúng ta có hai cái lợi: một là xem trong dạ dày và tá tràng hiện tại như thế nào. Hai là sẽ tìm HP ngay trong dạ dày và mang nó đi cấy và làm kháng sinh đồ, nghĩa là thử xem HP còn “chịu” thuốc nào và đề kháng với thuốc nào.
Sau đó dựa trên kháng sinh đồ mà chúng ta lựa chọn thuốc cho phù hợp thì khả năng thành công sẽ cao hơn.
* Ngọc - Email: Baongoc85@yahoo.com: Tôi thấy trên thị trường có quảng cáo GastimunHP? Vậy thuốc này là dùng bổ sung với thuốc điều trị HP hay là có thể dùng như thuốc? Trẻ dương tính HP uống được hay có thể uống để không nhiễm hp không?
Bs Phạm Quỳnh Anh: Gastimun HP là loại kháng thể chiết xuất từ lòng đỏ trứng gà, dùng hỗ trợ trong điều trị viêm dạ dày do HP. Do vậy, bạn có thể dùng sản phẩm này phối hợp với thuốc điều trị HP hoặc dùng để dự phòng. Trường hợp trẻ được xác định viêm dạ dày HP (+) có thể dùng Gastimun HP tùy theo chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra, có thể dùng Gastimun HP để phòng ngừa tái nhiễm: uống 1 đợt trong 3 tháng, mỗi tháng 10 ngày, mỗi ngày 1 gói.
PGS.TS.BS. Nguyễn Anh Tuấn (phải) trả lời câu hỏi của bạn đọc .
* Minh Tấn, Email: tanminh88@yahoo.com.vn, xin hỏi làm sao để biết trẻ bị nhiễm HP? triệu chứng của nhiễm HP?
- PGS.TS.BS. Nguyễn Anh Tuấn: Chào bạn! Nhiễm HP gồm hai giai đoạn cấp và mãn tính. Trong giai đoạn cấp, triệu chứng sẽ là buồn nôn, nôn, đau bụng nhẹ, ăn không ngon miệng kéo dài vài ngày. Triệu chứng này không đặc hiệu nên dễ bị bỏ qua. Giai đoạn mạn tính hầu như không có triệu chứng gì. Vậy tóm lại, triệu chứng của nhiễm HP hầu như rất khó nhận biết.
Tuy nhiên, khi HP gây bệnh (viêm dạ dày, loét tá tràng, ung thư dạ dày…) thì lúc đó sẽ là triệu chứng của các bệnh trên như đau bụng, ăn khó tiêu, ói ra máu, đi cầu ra máu, sụt cân, xanh xao…
* Thế Ngọc, hoangoctm@yahoo.com Tôi nghe nói việc nhiễm Hp ở nước mình khá nhiều. Xin hỏi trẻ em bị nhiễm Hp thì có thể gây ra những nguy hiểm gì? Xin cảm ơn
- PGS.TS.BS. Nguyễn Anh Tuấn: Chào bạn. Tỷ lệ nhiễm HP ở các nước đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng cao hơn ở những nước đã phát triển. Tỷ lệ này càng tăng theo độ tuổi nghĩa là trẻ nhỏ thì ít bị nhiễm, khi lớn lên thì tỷ lệ ngày càng nhiều.
Ước tính có khoảng 30 – 50% trẻ em ở những nước đang phát triển bị nhiễm HP.
Tuy nhiên, hầu hết những trường hợp nhiễm HP là lành tính. Vi khuẩn HP có thể sống chung với chúng ta đến suốt đời mà không gây hậu quả gì nghiêm trọng. Một số trường hợp HP gây bệnh như loét dạ dày tá tràng, xuất huyết tiêu hóa, giảm tiểu cầu…
Điều làm mọi người lo lắng nhất là HP có thể dẫn đến ung thư dạ dày nhưng tỷ lệ này rất thấp và cho đến giờ hầu như chỉ thấy ở người lớn.
* tranngoc586@yahoo.com; Bé trai 7 tuổi viêm dạ dày có HP. Gia đình đã đưa đi bệnh viện khám. Bé đã điều trị thất bại với phác đồ 1. Bác sĩ tư vấn đợi bé lớn hơn mới điều trị nhưng cháu bé đau bụng nhiều. Xin hỏi phải làm sao?
- PGS.TS.BS. Nguyễn Anh Tuấn: Chào bạn! Với trường hợp của bé, xử trí hợp lý nhất là làm nội soi. Soi sẽ xem trong đường tiêu hoá bé có bệnh gì không, mức độ nào và test HP ngay trong dạ dày là chính xác nhất. Ngoài ra, nên đem HP đi cấy và làm kháng sinh đồ, nghĩa là xem HP còn “chịu” loại kháng sinh nào, “kháng” với kháng sinh nào.
Tư vấn trực tuyến chẩn đoán và điều trị HP ở trẻ em. Ảnh: K.H
* hongoc_ln@gmail.com, Đơn thuốc trị HP có các thuốc chống chỉ định cho trẻ (trymo, tetra, levofloxacin) có nên dùng hay không? Việc sử dụng các thuốc này có gây ảnh hưởng gì tới trẻ sau này.
- PGS.TS.BS. Nguyễn Anh Tuấn: Chào bạn! Tetracyclin không dung cho trẻ dưới 9 tuổi, còn 2 loại còn lại đã được phép dùng chỉ khi nào thật sự cần thiết và có sự tư vấn của Bác sĩ.
* thanhhuong1987@yahoo.com, Bố bé bị nhiễm Hp và có bệnh dạ dày, có nên đưa con đi xét nghiệm và điều trị không?
- PGS.TS.BS. Nguyễn Anh Tuấn: Chào bạn! Nếu bé không có biểu hiện triệu chứng gì như đau bụng, ợ chua, khó tiêu, xuất huyết tiêu hoá, v.v… và không có người thân trực hệ (cha, mẹ, anh chị em) bị ung thư dạ dày thì hiện tại chưa cần cho bé đi khám hoặc xét nghiệm.
*Thắng - Toanthang_xuquang@yahoo.com: Cho em hỏi con em 8 tuổi, em cho uống gastimun HP thì thấy bé đi tiểu ra nước màu vẩn đục như nước vo gạo. Như vậy có sao không ạ? Bé đã uống hơn 10 ngày rồi.
- Bs Phạm Quỳnh Anh: Trước tiên, bạn chưa cho biết rõ bạn cho bé uống Gastimun HP vì lý do gì. Xin xác định lại rằng Gastimun HP là loại kháng thể chiết xuất từ lòng đỏ trứng gà, dùng hỗ trợ trong điều trị viêm dạ dày do HP. Loại kháng thể này chỉ lưu thông trong lòng ruột và ra ngoài theo phân, không vào máu, nên nó sẽ không gây ra những triệu chứng như đi tiểu nước màu vàng đục như trường hợp của bé. Trường hợp này, bạn nên cho cháu đi khám tổng quát và xét nghiệm nước tiểu, bác sĩ sẽ cho bạn lời khuyên cụ thể trong trường hợp này.
* thanhngocvnp@gmail.com, Bé 1 tuổi ăn bột. Nhiều khi bà nội hay nếm, mút thức ăn xem vừa miệng không, ăn thử xem có nóng không nên cũng là ăn chung thức ăn với bé. Bé còn nhỏ như vậy có nguy cơ bị nhiễm HP hay không?
- PGS.TS.BS. Nguyễn Anh Tuấn: Chào bạn! nếu bà bị nhiễm HP thì cháu có nguy cơ bị nhiễm.
* minhnga0512@gmail.com, Bé 11 tuổi, đã từng nhiễm Hp và điều trị xong, bác sĩ nói bé đã ổn. Nhưng tôi nghe nói tỷ lệ tái nhiễm Hp hiện nay khá cao. Bác sĩ vui lòng cho biết làm sao để bé khỏi bị nhiễm lại Hp?
- PGS.TS.BS. Nguyễn Anh Tuấn: Chào bạn! HP lây qua đường miệng nên những biện pháp về sinh an toàn thực phẩm thông thường nên được áp dụng chặt chẽ. Hạn chế dung chung muỗng đũa cũng nên làm.
* yeudoi007@hotmail.com, Con em hơn 4 tuổi. Khi cho bé ăn, bé hay kêu đau bụng và buồn nôn. Cháu đi phân bình thường, thỉnh thoảng mới bị táo bón. Liệu cháu có thể bị bệnh gì, có phải nhiễm Hp không ạ? Mong bác sĩ giải đáp giúp
- PGS.TS.BS. Nguyễn Anh Tuấn: Chào bạn! triệu chứng của con bạn có thể do rất nhiều tình trạng gây ra, có thể là bệnh mà cũng có thể không là bệnh (rối loạn chức năng). Bạn nên cho bé đi khám để xác định cho chính xác.
Bs Phạm Quỳnh Anh (trái) trả lời tư vấn trực tuyến về chẩn đoán và điều trị HP ở trẻ em.
* thanhmai78@gmail.com; Bé 9 tuổi từng bị nhiễm HP. Sau đó đã điều trị khỏi nhưng nay bé lại tái phát. Vậy có thể sử dụng đơn thuốc cũ hay không?
- PGS.TS.BS. Nguyễn Anh Tuấn: Chào bạn! Trước tiên cần xác định bé có cần điều trị không cái đã. Nếu nhiễm lại mà bé không bị ảnh hưởng gì thì không cần điều trị. Anh nên cho bé đi khám để xác định điều này trước. Nếu cần điều trị, BS sẽ quyết định nên dùng phác đồ nào.
*thinguyen_tran@gmail.com Bé 10 tuổi có thể sử dụng GastimunHP được hay chưa, sử dụng thuốc này có phải lưu ý điều gì không?
- PGS.TS.BS. Nguyễn Anh Tuấn: Chào bạn! GastimunHP không có giới hạn về tuổi nên bé 10 tuổi đã sử dụng được. Bạn nên gặp bác sĩ để được tư vấn xem có chỉ định dùng hay không, liều lượng thế nào. Không sử dụng GastimunHP nếu dị ứng với trứng hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc.
* Halienhoang89@gmail.com, Bé được 8 tháng tuổi. Khi cho bé bú sữa vừa bú xong hoặc 30 phút sau bé hay nôn ói có liên quan tới bệnh dạ dày không thưa bác sĩ?
- PGS.TS.BS. Nguyễn Anh Tuấn: Chào bạn! Tình trạng này có thể do nhiều lý do như bú quá no, bú quá thường xuyên, trào ngược dạ dày – thực quản, viêm họng, viêm tiểu phế quản, v.v… Bạn nên cho bé đi khám để được chẩn đoán chính xác.
* Nguyenthinga123@yahoo.com, Con tôi 6 tuổi, đang điều trị bệnh viêm dạ dày tá tràng hp. Cháu uống thuốc được một tuần rồi nhưng cháu vẫn kêu đau bụng. Tôi có nên cho cháu đi khám lại hay không?
- PGS.TS.BS. Nguyễn Anh Tuấn: Chào bạn! Một tuần có lẽ chưa đủ để làm cháu hết đau hẵn. Tuy nhiên, đau bụng cũng có thể do bệnh lý khác kèm theo, hoặc tác dụng ngoại ý của thuốc. Bạn nên cho bé đi khám để được hướng dẫn kỹ hơn. Điều quan trọng là đừng tự ý ngưng thuốc hoặc uống them thuốc khác khi chưa có ý kiến của Bác sĩ.
* Ngochanh_cantho@gmail.com, Trẻ viêm dạ dày HP+ chỉ sử dụng Gastimunhp có được không? Cách sử dụng thuốc như thế nào?
- PGS.TS.BS. Nguyễn Anh Tuấn: Chào bạn! GastimunHP được sử dụng với nhiều phác đồ khác nhau, có loại dung một mình, có loại phải phối hợp. Bạn nên gặp bác sĩ để được tư vấn sử dụng hợp lý và an toàn.
Các Bác sĩ và Biên tập viên tham gia buổi giao lưu trực tuyến chẩn đoán và điều trị HP ở trẻ em vào chiều ngày 31/03/2017 tại Đài Tiếng nói Nhân dân TPHCM (VOH). Ảnh: K.H
* tamnt@yahoo.com.vn, Bé 5 tuổi, hiếu động, ăn uống bình thường. Nhưng bé hay kêu đau bụng quanh vùng rốn. Bé có thể bị bệnh gì? Tuổi của bé có thể nội soi dạ dày được chưa thưa bác sĩ?
- PGS.TS.BS. Nguyễn Anh Tuấn: Chào bạn! Với thông tin trên chưa đủ để chẩn đoán bé bệnh gì. Bạn nên cho bé đi khám Bác sĩ nhi khoa. 5 tuổi đã có thể nội soi được.
* michaeldao@hotmail.com, Bé 10 tuổi đang sử dụng phác đồ 1 điều trị HP nhưng bé hay ói, nhất là sau khi uống thuốc. Như vậy có ảnh hưởng tới kết quả điều trị không? Có nên cho bé uống lại thuốc sau khi bé đã ói ra không?
- PGS.TS.BS. Nguyễn Anh Tuấn: Chào bạn! Có thể bé bị tác dụng ngoại ý của thuốc. Bạn nên cho bé đi khám để Bác sĩ xem lại có phải vậy hay không, nếu có thì khắc phục bằng cách nào. Việc ói sau uống thuốc có thể làm giảm hiệu quả điều trị nên bạn cần đưa bé đi khám lại ngay.
* maiyeuem29@yahoo.com, Bệnh đau dạ dày HP có lây qua không khí, hơi thở không? ngủ chung có lây không?
- PGS.TS.BS. Nguyễn Anh Tuấn: Chào bạn! Cho đến giờ các nhà khoa học chỉ xác nhận HP lây qua đường phân-miệng, nghĩa là từ phân của người bị nhiễm lây qua miệng người lành, thường là qua các vật trung gian như nguồn nước không sạch sẽ, thức ăn không vệ sinh, tiếp xúc thường xuyên với đất cát. Tiếp xúc trực tiếp như hôn hít cũng bị nghi ngờ có thể là đường lây nhiễm. HP không lây qua không khí.
* vanho_tran@yahoo.com.vn, Mẹ bị nhiễm HP, hiện đang điều trị. Cần phải làm gì để tránh lây nhiễm cho con? Có cần đưa con đi test HP không thưa bác sĩ?
- PGS.TS.BS. Nguyễn Anh Tuấn: Chào bạn! bạn chỉ cần tuân thủ điều trị thật tốt, đảm bảo vệ sinh cá nhân và an toàn vệ sinh thực phẩm như thông thường (ăn chính, uống sạch, rửa tay thường xuyên trước và sau khi ăn,…). Nếu bé không biểu hiện triệu chứng gì thì chưa cần cho đi khám và xét nghiệm.
* Một số thông tin cơ bản về vi khuẩn HP và tác động của HP đến sức khỏe trẻ em - PGS.TS.BS. Nguyễn Anh Tuấn: HP là tên viết tắt của vi khuẩn Helicobacter pylori. Vi khuẩn này có thể sống trong dạ dày của chúng ta, nơi mà hầu hết các vi khuẩn khác không thể sống được. Để làm được việc này, HP có những cơ chế thích nghi riêng của nó. Nhìn chung, HP “lành tính”, ít khi gây bệnh. Một số rất ít (2-5%) ở người lớn nhiễm HP có thể dẫn đến bệnh ác tính. Chính vì điều này mà mọi người rất lo sợ về nó. Riêng ở trẻ em, cho đến giờ vẫn chưa có bằng chứng HP gây ra những thương tổn ác tính. Ở trẻ em, tính tới thời điểm 10 tuổi thì hầu như tất cả đều đã có tiếp xúc và đã nhiễm HP. Lứa tuổi nhỏ nhất có thể nhiễm HP là 3 tháng tuổi. Nguồn lây là từ những người chăm sóc. Tuy nhiên, nhiễm HP ở trẻ em là rất lành tính, không gây ra triệu chứng gì. Khoảng 10-15% các trường hợp HP có thể gây loét dạ dày tá tràng. Cho đến giờ vẫn chưa có bằng chứng HP gây ra những thương tổn ác tính ở trẻ em. Những ai nên sử dụng GastimunHP? Bác sĩ Phạm Quỳnh Anh: Những người đang có nhiễm vi khuẩn HP trong người và có bệnh dạ dày (viêm dạ dày tá tràng, loét dạ dày tá tràng, Ung thư dạ dày) đều cần sử dụng GastimunHP để đảm bảo hiệu quả tiêu diệt vi khuẩn HP của các thuốc khác, đồng thời sử dụng duy trì sau điều trị bệnh để phòng tránh tái nhiễm vi khuẩn HP. Những người có vi khuẩn HP trong người nhưng chưa có bệnh dạ dày nhưng muốn dự phòng các bệnh dạ dày do vi khuẩn HP gây ra, sử dụng hàng tháng nhắc lại thường xuyên hoặc sử dụng liều tấn công trong 4-6 tuần. Người khỏe mạnh muốn phòng tránh nhiễm khuẩn HP, nhất là đối tượng trẻ nhỏ trong gia đình có người nhiễm khuẩn HP. |