Giao Lưu Trực Tuyến

Tư vấn trực tuyến: Các nguyên tắc ăn dặm “chuẩn”

(VOH) - Nếu bú sữa mẹ là phản xạ bản năng thì ăn dặm lại là một bước chuyển về tiếp nhận dinh dưỡng mà người lớn phải “đầu tư”, hỗ trợ nhiều.

Cho ăn dặm đúng thời điểm, tập ăn dặm đúng phương pháp khoa học, thích nghi với cả sự khác biệt nhất định của bé so với các bạn cùng trang lứa…là những nguyên tắc “chuẩn” trong quá trình ăn dặm của trẻ nhỏ.

Cụ thể hoá những nguyên tắc “chuẩn” đó, chắc chắn sẽ có nhiều thắc mắc từ quý phụ huynh cần sự tư vấn chính xác từ chuyên gia.

Do đó, Đài Tiếng nói Nhân dân TPHCM (VOH) phối hợp cùng nhãn hàng Ridielac, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam - Vinamilk tổ chức chương trình tư vấn trực tuyến: Các nguyên tắc ăn dặm “chuẩn”

Chương trình được Phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Anh Tuấn, bộ môn nhi (Đại học Y Dược) và bác sĩ Bác sĩ CK1 Nguyễn Thu Vân – Trung tâm Dinh dưỡng Vinamilk tham gia tư vấn.

Thời gian: từ 9g00 đến 10g00 - 28/12/2016 trên website Đài Tiếng nói Nhân dân TPHCM: www.voh.com.vn.

* Nhật Thảo (nhatthaovt@yahoo.com.vn - 0986548xxx): Con tôi được hơn 5 tháng. Tôi định cho bé ăn dặm. Nên tập cho bé ăn dặm bột gì đầu tiên bác sĩ ơi? Cảm ơn bác sĩ.

- Bác sĩ CK1.Nguyễn Thu Vân: Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), cho trẻ ăn dặm khi tròn 6 tháng tuổi. Lúc này, hệ tiêu hóa của bé sẽ phát triển hoàn chỉnh như men tiêu hóa thực phẩm đặc, chức năng gan, thận phù hợp.

Lần đầu tiên tập cho bé ăn dặm, bạn bắt đầu bằng bột dạng ngọt giống như sữa. Ví dụ Ridielac Gạo sữa. Tập cho bé ăn một cữ vào buổi sáng với lượng ít khoảng 10-15ml, pha bột hơi sệt cho bé nhấm nháp làm quen loại thực phẩm mới đặc hơn so với sữa.

Lưu ý việc ăn dặm chỉ là tập ăn để khi bé lớn dần, chuyển sang chế độ ăn thức ăn đặc. Do đó, nguồn cung cấp dinh dưỡng cho bé phát triển và tăng trưởng vẫn là sữa mẹ và sữa công thức khoảng 800 - 1000ml/ngày. Chúc bé khỏe và tăng trưởng tốt!

* Nguyễn Hoàng Thúy Vi (vixitin99@gmail.com - 0942561xxx): Bác sĩ ơi, lúc nào thì cho bé ăn dặm được? Người thì nói 6 tháng cho hệ tiêu hoá bé hoàn chỉnh, người thì khuyên em nên cho bé ăn từ 4 tháng để đảm bảo dinh dưỡng cho bé phát triển. Em mới có con đầu nên không có kinh nghiệm. Cảm ơn bác sĩ Đài.

- Bác sĩ CK1.Nguyễn Thu Vân: Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), cho trẻ ăn dặm khi tròn 6 tháng tuổi.

Lúc này, hệ tiêu hóa của bé sẽ phát triển hoàn chỉnh như các men tiêu hóa các thực phẩm đặc, chức năng gan, thận phù hợp. Khi bé có đầy đủ các dấu hiệu chứng tỏ bé có thể bắt đầu ăn dặm tức là bé phải ngồi giữ vững được, đầu thẳng, lưỡi đùn đẩy ra vào, mắt nhìn theo người khác ăn mà có thể thèm, đưa thức ăn vào miệng, lưỡi bé không đẩy thức ăn ra ngoài.

Tuy nhiên, nếu dưới 4 tháng thì hệ tiêu hóa của bé phát triển chưa hoàn chỉnh. Nếu bạn cho bé ăn sớm trước thì hệ tiêu hóa hấp thu không tốt, bé dễ bị suy dinh dưỡng do thiếu các dưỡng chất thiết yếu cần thiết.

Có một số bé tăng cân nhưng lại là suy dinh dưỡng dạng phù. Ngoài ra còn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe trong tương lai của bé (béo phì, rối loạn chuyển hóa, tiểu đường…)

* Tâm Nguyễn (tam.nguyentm@gmail.com): Bác sĩ ơi, cho em hỏi bé được mấy tháng thì mình cho bé ăn dặm được. Em muốn bé 6 tháng hãy ăn dặm nhưng mẹ chồng em nói ngày trước, trẻ 4 tháng đã ăn được rồi. Bé nhà em cũng không được bụ bẫm lắm nên em cũng sốt ruột. Em cảm ơn bác sĩ.

- Phó giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Anh Tuấn: Chào bạn, nhìn chung bé ăn dặm được hay chưa dựa vào 3 dấu hiệu sau: ngồi vững-cổ vững, nuốt tốt, bé phối hợp tay-mắt-miệng thuần thục (Bạn có thể xem thêm ở những lần trả lời trước).

Vậy, thời điểm nào ăn dặm hoàn toàn không phụ thuộc vào tuổi, tuy nhiên, người ta nhận thấy thường các bé làm tốt 3 dấu hiệu trên là khoảng 6 tháng tuổi. Ngoài ra, từ 6 tháng, men tiêu hóa tinh bột từ nước bọt và các cơ quan khác mới được tiết ra đầy đủ, do đó người ta thường khuyên cho bé bắt đầu ăn dặm khi bé tròn 6 tháng tuổi.

* Kim Anh (kimanh0007@gmail.com - 0909263xxx): Nhờ bác sĩ tư vấn cho con tôi nên ăn loại bột ăn dặm nào tốt? Bé bị trào ngược thực quản, thường bị ói sau khi bú. Nay bé được 6 tháng, cũng ói ít hơn so với trước. Nhưng tôi sợ bé ăn bột không quen lại bị ói nhiều. Cảm ơn bác sĩ.

- Bác sĩ CK1 Nguyễn Thu Vân: Bé bị trào ngược dạ dày thực quản. Việc cho bé ăn uống phải rất cẩn thận để tránh dịch dạ dày tràn vào phổi gây viêm phổi.

Khi tập cho bé ăn dặm thì theo nguyên tắc chuyển từ dạng lỏng như sữa sang hơi sánh, sệt rồi đặc dần. Lượng ăn khi bé tròn 6 tháng, ăn dặm chỉ là nhấm nháp cho biết.

Khi bạn nhận thấy bé xuất hiện các dấu hiệu cho thấy bé có thể ăn dặm được như ngồi giữ được đầu thẳng, lưỡi đùn đẩy, nhìn người khác ăn có vẻ thèm.

Bạn có thể dùng bột Ridielac Gạo sữa pha hơi sệt hơn sữa một chút. Dùng muỗng cà phê cho bé nhấm nháp tí chút chừng 1-2 muỗng lần đầu. Theo dõi sự tiếp nhận của bé trong 3 ngày. Nếu thấy bé tiếp nhận tốt thì tăng lượng bột lên 3-4 muỗng/lần. Chỉ nên ăn 1 lần vào buổi sáng.

Khi bé được 8 tháng, có thể tăng lên 2 cữ bột/ngày và tăng dần lượng bột, độ đặc tùy vào khả năng tiếp nhận của bé.

Chúc bé ăn ngon, chóng lớn.

* Thanh Nguyễn (thanhnguyen15@live.com): Con em được 6 tháng nặng 72,kg, dài 68cm. Bé vẫn đang bú sữa mẹ. Em cho bé ăn dặm thì bé không muốn ăn, chỉ ăn một hai muỗng đầu rồi nhăn mặt, không chịu ăn.  Ai cũng nói tuổi bé đã bắt đầu ăn dặm được. Vậy tôi phải làm sao để bé ăn hay cứ cho bé bú mẹ thêm vài tháng rồi tập được không bác sĩ? Nếu vậy có cần dặm thêm sữa công thức không bác sĩ?

- Phó giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Anh Tuấn: Chào bạn, nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn chỉ đủ năng lượng và dưỡng chất cho bé trong 6 tháng đầu. Sau 6 tháng, bé cần được tiếp tục bú mẹ nhưng phải có thêm sự “trợ giúp” của các thức ăn khác. Đó là lý do vì sao bé cần được ăn dặm.

Vậy, bé nên được tập ăn ngay từ bây giờ dù gặp nhiều khó khăn như chị đã kể. Nếu tiếp tục bú mẹ rồi ăn dặm sau e rằng bé sẽ không được cung cấp đầy đủ năng lượng và dưỡng chất.

Chị nên gặp bác sĩ dinh dưỡng để được tư vấn thêm cách khắc phục khó khăn khi tập cho bé ăn dặm.

* Thuy (tranthuy78@gmail.com): Chào bác sĩ. Tôi đang cho con ăn bột gạo sữa của Ridielac. Xin hỏi bác sĩ, bé ăn bột ngọt này bao lâu thì chuyển sang các loại bột mặn? Tôi có cần thể pha thêm sữa mẹ vào bột gạo sữa không?

- Bác sĩ CK1 Nguyễn Thu Vân: Chào bạn, bé tròn 6 tháng tuổi, tập ăn dặm từ từ là để làm quen với việc chuyển thức ăn từ dạng lỏng như sữa sang đặc dần và ăn nhai khi bé mọc răng.

Khoảng tháng thứ 7-8, bạn tập cho bé ăn chuyển từ từ sang bột dạng mặn như RiDIELAC Yến mạch Gà Đậu Hà lan, RiDIELAC Thịt Gà - Rau củ..

Với những bé khá nhạy cảm, để làm quen với thực phẩm mới, bạn tập cho bé nếm thử tí chút mỗi ngày, khi bé quen dần thì tăng số lượng lên từ từ như vậy bé dễ dàng chấp nhận món ăn mới.

Luôn ở bên cạnh, quan sát bé suốt bữa ăn để theo dõi phản ứng cơ thể bé với thực phẩm (như dị ứng) và phòng ngừa bé bị sặc nghẹn hay nôn ói.

Bột ăn dặm RiDIELAC đã được nghiên cứu sản xuất theo tiêu chuẩn dinh dưỡng Quốc tế CODEX và Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị RNI của Bộ Y tế Việt Nam. Bạn có thể tham khảo “Thông tin dinh dưỡng” và cách pha sử dụng như hướng dẫn ghi trên bao bì sản phẩm, không cần pha thêm gì vào nhé bạn.

Chúc bé khỏe và tăng trưởng tốt. Thân ái

Phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Anh Tuấn, bộ môn Nhi (Đại học Y Dược) đang tư vấn tại VOH Online sáng 28/12.

* Vân Anh (ntvanh85@gmail.com): Con gái em được 6 tháng. Lúc sinh bé nặng 3,2kg. Nay bé được 8kg. Bé cũng đòi ăn dặm nhưng khi cho ăn thì ăn hai tuần rồi mà mỗi lần chỉ một muỗng cà phê bột ăn dặm. Bé thích bú mẹ hơn ăn dặm. Như vậy được không bác sĩ? Làm sao để bé ăn dặm nhiều hơn?

- Phó giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Anh Tuấn: Chào bạn, khi bắt đầu tập cho bé ăn dặm, bé thường ăn ít. Chị nên kiên nhẫn tập cho bé để bé ăn được nhiều hơn. Hiện tại cân nặng của bé như vậy là tốt. Mới tập ăn 2 tuần số lượng như vậy cũng là bình thường, dần dần sẽ tăng nhiều lên. Chị cứ cho bé bú mẹ khi bé muốn.

* Kim (kimtranpt@gmmail.com): Bác sĩ tư vấn giúp tôi. Tôi cho con ăn dặm được gần 1 tuần. Nhưng từ khi ăn dặm bé đi tiêu chảy, ngày 2-3 lần. Trước đó, bé đi chỉ ngày 1 lần, phân bình thường. Bé nay được gần 5 tháng. Bé chịu ăn bột. Tôi mua bột ăn dặm về pha cho bé. Xin hỏi bé có bị sao không hay chỉ là phản ứng khi mới ăn dặm?

- Phó giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Anh Tuấn: Chào bạn, bạn nên kiểm tra lại hộp bột xem còn hạn sử dụng hay không, cách pha có đúng hướng dẫn không, màu sắc và mùi vị bột có gì khác thường không.

Lúc mới tập ăn nên pha loãng hơn bình thường, rồi từ từ mới sệt dần. Bạn thử pha bột loãng hơn và cho ăn lượng ít rồi theo dõi phân bé thế nào trong 2 ngày, nếu không cải thiện thì cho bé đi khám ở các bác sĩ nhi khoa.

* Nguyễn Hà (nguyenthiha00 @gmail.com): Xin cho hỏi tôi cho bé ăn bột dặm Ridielac. Nhưng khi tôi pha bột, có lúc bột sánh mịn, bị vón cục, không mịn phải tán lại để bé ăn được. Vì sao lại như vậy?

- Bác sĩ CK1 Nguyễn Thu Vân: Chào bạn, bột RiDIELAC được sản xuất theo quy trình hiện đại và từ nguồn nguyên liệu hoàn toàn tự nhiên, không chất bảo quản, theo tiêu chuẩn dinh dưỡng Quốc tế CODEX và Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị RNI của Bộ Y tế Việt Nam. Kiểm soát an toàn thực phẩm theo hệ thống HACCP, tiêu chuẩn RVA-Hà Lan, hoàn toàn không chứa chất bảo quản, đặc biệt an toàn cho hệ tiêu hóa còn non yếu của bé. Bạn an tâm khi sử dụng.

Khi pha bột ăn dặm, rót nước ấm (khoảng 50 độ C) vào tô với lượng vừa đủ. Tiếp tục lấy bột và rắc nhẹ từng muỗng vào tô, vừa rắc vừa khuấy đều đến khi bột tan mịn hoàn toàn.

Bạn lưu ý, khi lấy bột ra, không đậy kín lại ngay hoặc bột để lâu bên ngoài trước khi pha, khi tiếp xúc không khí môi trường bên ngoài (sau khi mở bao bì lần đầu tiên) bột dễ hút ẩm, nhiễm vi khuẩn nấm nên có thể làm thay đổi tính chất của bột.

Do đó cần đậy kín hộp/gói bột lại ngay sau khi lấy bột ra. Bột khi lấy ra thì pha ngay như hướng dẫn trên bao bì. Hộp/gói bột phải bảo quản nơi thoáng mát và khô ráo, không để trong tủ lạnh.

Chỉ sử dụng trong vòng 1 tháng sau khi đã mở bao bì, trong thời gian này nếu thấy bột thay đổi thì không nên dùng.

Khi sử dụng sản phẩm, nếu thắc mắc lo lắng bạn có thể gọi báo vào số điện thoại tổng đài 08 54 155 555 có trên bao bì sản phẩm, Bộ phận Dịch vụ Khách hàng sẽ liên hệ trực tiếp đến bạn nhé.

Chúc bé khỏe và tăng trưởng tốt.

Bác sĩ CK1 Nguyễn Thu Vân – Trung tâm Dinh dưỡng Vinamilk đang tư vấn.

* Tuyền (dongtruc102@yahoo.com): Bé tôi được 11 tháng tuổi, nặng 9kg, cao 73cm. Ban ngày bé ngủ ngoan, ăn uống tốt. 1 tháng gần đây bé khó ngủ về đêm, bé hay lăn lộn rồi quấy khóc. Bác sĩ có thể tư vấn giúp tôi, tính bé như vậy có phải là bệnh lý gì không hay chỉ là sinh lý bình thường ở trẻ nhỏ? Xin cảm ơn!

- Phó giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Anh Tuấn: Chào bạn, nhìn chung cân nặng và chiều cao của bé như vậy là tốt. Bé hay lăn lộn, quấy khóc, khó ngủ về đêm có rất nhiều lý do: có thể bé đói bụng hoặc khát nước, có thể bé lạnh hoặc nóng, có thể bé tiểu nhiều hơn trước nên tã mau đầy, có thể bé nằm mơ…

Vậy, bạn kiểm tra lại những khả năng thường gặp nêu trên, đồng thời xoa nhẹ khắp người bé trước khi ngủ, tạo cảm giác êm dịu. Bạn có thể dùng những điệu hát ru để giúp bé dễ vào giấc ngủ và khi ngủ sẽ ngon giấc hơn. Nếu đã làm hết những việc đó mà bé vẫn quấy khóc ban đêm thì chị cho bé đi khám để tìm nguyên nhân chính xác hơn.

* Như (nhule_nguyen@yahoo.com.vn): Con tôi chuẩn bị ăn dặm. Mẹ tôi nói cho cháu ăn gạo lức tốt cho hệ tiêu hoá của cháu. Tôi thấy nhiều người cũng cho con ăn gạo lức. Xin hỏi có phải ăn gạo lức thì tốt hơn ăn gạo thường không? Cảm ơn bác sĩ.

- Phó giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Anh Tuấn: Chào bạn, gạo lức có ưu điểm là chứa nhiều vitamin nhóm B và chất xơ. Tuy nhiên, gạo lức khá cứng nếu không được nấu hợp lý.

Ở trẻ nhỏ nhất là những trẻ mới tập ăn dặm thì đặc điểm của thức ăn rất quan trọng. Nếu thức ăn không phù hợp (cứng quá, lợn cợn, mùi vị hắc nồng…), có thể sẽ làm bé từ chối. Vậy, bé vẫn có thể ăn gạo lức xen kẽ với gạo thông thường để tận dụng hết ưu điểm của từng loại.

Trên thị trường hiện có một số dạng bột chế biến sẵn từ gạo lức hoặc một loại tương tự là yến mạch. Bạn có thể tham khảo thêm. 

* Ngoc trinh (hiphophit@gmail.com - 01264225xxx): Cho em hỏi bé nhà em chưa đầy 1 tháng tuổi uống sữa công thức hoàn toàn được không? Bé khi bú mẹ thường bị ọc sữa ra, bé gồng đỏ mặt khi bú mẹ (do ti mẹ bị thụt vào). Mong bác sĩ tư vấn giúp em. Em cảm ơn nhiều.

- Phó giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Anh Tuấn: Chào bạn, sữa mẹ có những ưu điểm mà sữa công thức không có. Vậy, chúng ta nên tận dụng sữa mẹ nhiều nhất có thể. Bạn có thể gặp các nữ hộ sinh để được tư vấn cách hút hoặc vuốt đầu vú để đầu vú nhô ra giúp bé dễ bú hơn. Quá trình này cần nhiều thời gian.

Trong khi chờ đợi, bạn vẫn nên cho bé ngậm đầu vú mẹ (mặc dù còn khó khăn) để kích thích tiếp tục tiết sữa. Nếu sữa nhiều, bạn có thể vắt ra và cho bé uống bằng muỗng.

* Thu Minh (ntnminh276@yahoo.com): Con em được hơn 7 tháng. Em cho con ăn dặm được hơn 1 tháng. Bé ăn bột Ridielac gạo sữa. Bé ăn ngày 3 bát bột, mỗi bát 3 muỗng bột (chưa pha nước). Ngoài ra, bé bú thêm 3 cữ sữa bột khoảng 200-250ml. Bé không bú đêm. Bé nặng 8,5kg, dài 74cm.

Xin hỏi thực đơn 1 ngày cho bé như vậy ổn chưa bác sĩ? Nhờ bác sĩ tư vấn thêm. Xin cảm ơn.

- Bác sĩ CK1 Nguyễn Thu Vân: Chào bạn, bạn đã chăm sóc bé rất tốt, bé nhà bạn dù là bé trai hay bé gái đều đạt cân nặng và chiều cao tốt. Lượng bột ăn dặm đó có thể phù hợp với bé, bạn có thể tăng dần số lượng bột/cữ và chuyển từ từ sang bột dạng mặn như bột RiDIELAC Heo Bó xôi… vẫn đảm bảo cho bé khoảng 3-4 cữ sữa (sữa mẹ và sữa công thức: 600-800ml)/ngày.

Luôn theo dõi sự phát triển của bé qua cân nặng và chiều cao hàng tháng để điều chỉnh phù hợp cho bé phát triển tốt và cân đối bạn nhé.

Chúc bé khỏe và tăng trưởng tốt

* Minh Ngọc (minhngocdepxinh@yahoo.com.vn - 01225953xxx): Chào chương trình tư vấn trực tuyến, vui lòng cho em hỏi: cho bé ăn bột hoặc thức ăn xay mịn đến khi nào thì chuyển qua cháo? Cảm ơn chương trình và các bác sĩ.

- Phó giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Anh Tuấn: Chào bạn, mỗi bé mỗi khác, có bé ăn cháo khá sớm, có bé ăn cháo muộn. Trung bình khoảng 9 tháng là có thể tập ăn cháo, bắt đầu bằng cháo xay nhuyễn rồi cháo hạt. Bạn có thể thử tập cho bé ăn bắt đầu bằng lượng ít – nếu bé chấp nhận, không sặc, không ói thì có thể cho ăn nhiều hơn.

* Ngọc (ngoc_tranln@yahoo.com): Bé nhà em hiện tại được 10 tháng, bé nặng 9,3 kg nhưng dài có 70cm. Em tìm hiểu về chỉ số cân nặng chiều cao thì thấy bé hơi thấp so với chuẩn. Em cho bé ăn dặm bột RiDIELAC. Ai cũng nói bé bụ bẫm nhưng em sợ bé vậy thì bị lùn. Em nên bổ sung thêm gì để giúp bé phát triển chiều cao tốt hơn? Xin cảm ơn bác sĩ.

- Bác sĩ CK1 Nguyễn Thu Vân: Chào bạn, ăn dặm là để bé làm quen với việc chuyển thức ăn từ dạng lỏng như sữa sang đặc dần và ăn nhai khi bé lớn dần lên, mọc răng. Cho nên trong thời gian ăn dặm, nguồn dinh dưỡng chính để cung cấp đầy đủ năng lượng và các dưỡng chất vẫn là sữa mẹ và sữa công thức để tăng trưởng tốt nhất.

Bé của bạn có chiều cao hơi thấp so với tuổi, tuy nhiên bạn cũng không quá lo lắng, ta có thể xem lại chế độ dinh dưỡng của bé đã có đủ các dưỡng chất chưa. Cần đảm bảo nhu cầu sữa (sữa mẹ và sữa công thức) của bé khoảng 3-4 cữ sữa (600-800ml)/ngày.

Cùng chế độ chăm sóc tốt, tắm nắng buổi sáng trước 8 giờ (tránh nắng gắt, tránh nắng chiếu thẳng vào mắt) và ngủ đủ giấc ngủ sớm trước khoảng 21h-22h, bé sẽ tăng trưởng chiều cao tốt nhất bạn nhé.

Chúc bé khỏe và tăng trưởng tốt

* Hồng Chương (Hongchuong_US@gmail.com - 08868494xxx) - Cho em hỏi bé nhà em 1 tuổi rồi, nhưng bé không chịu ăn dặm (bột, cháo đều không ăn). Cho ăn thì bé ngậm rồi đẩy thức ăn ra. Nếu ép thì bé khóc rồi phun đồ ăn ra. Bé uống sữa vẫn được. Xin bác sĩ tư vấn cách tập cho bé ăn dặm?

- Phó giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Anh Tuấn: Chào bạn, ở độ tuổi này sữa không cung cấp đủ năng lượng và dưỡng chất cho bé nên chính vì vậy bé cần phải ăn thêm bột, cháo và các thức ăn khác.

Tuy nhiên, việc tập ăn dặm đôi lúc dễ dàng với bé này nhưng khó khăn với bé khác. Nhìn chung, trẻ nhỏ có xu hướng “sợ thức ăn mới” nên việc giới thiệu một món ăn mới đòi hỏi nhiều kiên nhẫn.

Ngoài ra, điều quan trọng là không biến bữa ăn thành một khoảng thời gian căng thẳng cho cả 2 bên: bé và gia đình. Càng căng thẳng, bé chỉ càng không ăn thêm mà thôi hoặc ăn nhưng việc hấp thu cũng không hiệu quả.

Bạn có thể đến các phòng khám Dinh dưỡng hoặc các bệnh viện Nhi để được tư vấn thêm các nguyên tắc tập ăn dặm và nhất là thăm khám bé để tìm xem có bệnh lý gì làm cho bé không chịu ăn hay không.

Chúc bạn thành công!

* Thùy Chi (thuychi123@gmail.com - 0934513xxx): Bác sĩ giải đáp dùm tôi là cho bé ăn dặm nên cho ăn các loại thức ăn nào trước, thức ăn nào sau thì tốt cho cháu. Tôi mới có bé đầu tiên nên không có kinh nghiệm. Xin cảm ơn bác sĩ.

- Phó giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Anh Tuấn: Chào bạn! Tập ăn dặm thường cho ăn bột trước với các nguyên tắc sau: từ loãng đến đặc, từ ít đến nhiều, từ vị ngọt đến vị mặn.

Vậy đầu tiên bạn cho bé ăn bột vị ngọt và pha loãng gấp đôi so với hướng dẫn thông thường và chỉ cho ăn một vài muỗng cho bé làm quen với một loại thức ăn khác ngoài sữa.

Sau vài ngày hay vài tuần, bạn cho bé ăn sệt dần và số lượng tăng dần (từ ít đến nhiều, từ 1 cữ lên 2 cữ/ngày). Sau 1 tháng, bạn có thể giới thiệu tiếp bột vị mặn như bột thịt heo, bột cá, bột tôm… Bạn có thể tham khảo thêm về các thực đơn cho từng lứa tuổi để giúp đa dạng hơn bữa ăn của bé.

* Thanh Hoa (hoathanh207@gmail.com): Bác sĩ có thể giới thiệu cho em các loại bột hợp lí và đủ dinh dưỡng cho bé được ko? Bột Ridielac có dễ ăn không? Bé nhà em hơi bị suy dinh dưỡng nên em muốn bé ăn dặm tốt, cải thiện cân nặng, chiều cao? Cảm ơn bác sĩ.

Bác sĩ CK1 Nguyễn Thu Vân: Chào bạn, chế độ dinh dưỡng phải phù hợp cho từng độ tuổi của bé, sự phát triển và tăng trưởng tốt khi bé đạt chuẩn trung bình cân nặng và chiều cao theo tuổi (theo chuẩn WHO – 2007). Bạn có thể đưa bé đến Trạm Y tế gần nơi ở để cân đo theo dõi hàng tháng. Không nên theo cảm tính có thể làm cho bé béo phì hoặc suy dinh dưỡng bạn nhé.

Bạn có thể cho bé dùng bột ăn dặm RiDIELAC, được sản xuất từ nguyên liệu hoàn toàn tự nhiên, không chất bảo quản, theo tiêu chuẩn dinh dưỡng Quốc tế CODEX và Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị RNI của Bộ Y tế Việt Nam. Kiểm soát an toàn thực phẩm theo hệ thống HACCP, tiêu chuẩn RVA-Hà Lan, hoàn toàn không chứa các chất bảo quản, đặc biệt an toàn cho hệ tiêu hóa còn non yếu của bé. Có đầy đủ các dưỡng chất và các vitamin, khoáng chất cần thiết do đó không cần cho gì thêm vào. Hỗ trợ sức khỏe hệ tiêu hóa, hệ miễn dịch. Giúp phát triển trí não và thể chất.

Là thực phẩm thích hợp cho bé tuổi ăn dặm tăng trưởng và phát triển tốt. Khởi đầu tập ăn từ bột dạng ngọt như RiDIELAC Gạo trái cây; RiDIELAC Gạo-sữa cho bé ăn quen, sang khoảng tháng thứ 7-8-9… thì cho ăn bột dạng mặn như RiDIELAC Yến mạch Gà Đậu Hà lan, RiDIELAC Thịt Gà - Rau củ..

Với chế độ dinh dưỡng phù hợp, chăm sóc tốt và ngủ đủ giấc, ngủ sớm trước khoảng 21g-22g sẽ giúp bé tăng trưởng tốt bạn nhé.

Chúc bé khỏe và tăng trưởng tốt. Thân ái.

Đặt câu hỏi

Nội dung câu hỏi

  • Dương - Email: thanhduongtt@gmail.com 28/12/2016
    Bác sĩ ơi, con tôi ăn dặm được 4 tháng rồi. Nay bé đã 10 tháng. Từ lúc chuyển sang ăn cháo (được 1 tháng) bé không thích như ăn bột dù cháo tôi nấu hạt gạo nở bung, nhừ, thức ăn thì xay mịn. Để bé ăn cháo, phải một muỗng cháo, 1 muỗng nước. Nên bé không ăn được hết chén cháo, thường chỉ được nửa chén cơm. Vậy có sao không bác sĩ. trước bé ăn bột ăn được hết chén đầy. hay tôi lại cho con ăn bột thêm 1 – 2 tháng. Nhờ bác sĩ tư vấn hộ. cảm ơn bác sĩ.
  • VOH

    Phó giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Anh Tuấn:  Chào bạn, nếu hiện tại bé ăn 2-3 cữ/ngày thì bạn nên dành 1 cữ để tiếp tục tập ăn cháo, các cữ khác ăn bột để bé vẫn được cung cấp đầy đủ dưỡng chất. Nếu ăn cháo phải uống thêm nước mới nuốt tốt thì bạn thử xay cháo nhuyễn hơn, loãng hơn và tập ăn dần dần. Ở độ tuổi này, ăn nửa chén mỗi cữ cũng không phải là thiếu, vậy bạn yên tâm và kiên nhẫn luyện tập cho bé.

  • Thu Hằng - Email: thuhang_le@gmail.com 28/12/2016
    Tôi muốn biết khi nào cho bé ăn tôm, cua, ghẹ được. tôi cho bé ăn dặm từ 5 tháng tuổi. nay bé được 8 tháng. tôi cho ăn cháo nghiền. Tôi muốn cho bé ăn tôm, cua, ghẹ để thêm canxi nhưng bạn bè tôi nói những thức ăn này cho ăn sớm không tốt. Mong BS tư vấn. Xin cảm ơn
  • VOH

    Phó giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Anh Tuấn: Chào bạn, tôm, cua, ghẹ hay các loại hải sản nói chung cung cấp cho bé nhiều dưỡng chất quý như: canxi, kẽm, iot, DHA, Omega-3… Tuy nhiên, một số bé bị dị ứng nên trước đây người ta khuyên nên ăn sau 1 tuổi nhưng quan điểm đó hiện nay đã được chứng minh là không hợp lý. Những khuyến cáo về dinh dưỡng mới nhất khuyên rằng, không nên trì hoãn bất cứ loại thức ăn nào. Vậy, bé được 8 tháng là đã có thể tập ăn hải sản với điều kiện nên được xay nhuyễn và bắt đầu từng chút một. Mỗi khi một loại thức ăn mới, bạn nên cho bé ăn 3 ngày liên tiếp và quan sát có biểu hiện gì khác lạ hay không (Nổi mề đay, nôn ói, tiêu chảy…). Nếu mọi việc ổn thì chuyển sang thức ăn khác với nguyên tắc như trên.

    Một chi tiết cũng xin nói thêm, là canxi chỉ được cung cấp tốt khi ăn luôn xương, luôn vỏ. Do đó, bé nên được ăn các loại cá nhỏ như cá cơm chẳng hạn – xay nhuyễn để được ăn luôn cả xương.

  • Hoàng Thu Thao - Email: thu_thao_hoang@yahoo.com.vn 28/12/2016
    Bé 11 tháng, uống sữa công thức ngày 600ml, ăn 3 chén cháo + nửa hũ sữa chua hoặc váng sữa/ngày. Bé hơi hiếu động. Ăn được ngủ được nhưng bé tăng cân rất chậm. Từ lúc ăn cháo, mỗi tháng tăng chỉ được 100 – 200gr. Bé nặng 9,4kg (lúc sinh nặng 3,5kg). Xin cho biết bé cân nặng như vậy thiếu nhiều không? Bổ sung gì để bé tăng cân tốt. Xin cảm ơn bác sĩ
  • VOH

    Phó giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Anh Tuấn: Chào bạn, bé 11 tháng cân nặng 9,4kg là bình thường, bạn đừng quá lo lắng. Trong 2-3 tháng đầu sau sinh, bé tăng cân nhiều (trên 1kg/tháng) nhưng từ tháng thứ 4-5 bé tăng mỗi tháng chỉ khoảng 400-600gram và thậm chí còn thấp hơn khi bé gần 1 tuổi. hiện tượng này là hoàn toàn sinh lý bình thường. Những nghiên cứu gần đây cho thấy, tăng cân quá nhanh trong giai đoạn đầu đời, sẽ làm tăng nguy cơ thừa cân, béo phì và các bệnh lý tim mạch, đái tháo đường sau này ở độ tuổi trưởng thành. Ngày nay, tốc độ tăng cân của 1 bé bú mẹ hoàn toàn và ăn dặm đúng cách được xem như là chuẩn và đã được nhắc ở phía trên. Bạn có thể dùng biểu đồ theo dõi tăng trưởng có in trong các cuốn sổ khám bệnh hoặc chích ngừa của bé. Nếu chưa biết sử dụng thì có thể nhờ nhân viên y tế hướng dẫn thêm. Tóm lại, hiện tại bé rất ổn, bạn cứ tiếp tục nuôi dưỡng và tham khảo thêm kiến thức nuôi con của Hội nhi khoa hoặc Viện dinh dưỡng quốc gia.

  • Hà Liên - Email: halien_sg@yahoo.com 28/12/2016
    Chào bác sĩ, em thấy nhiều quảng cáo và thông tin về việc dầu Ovaltine, dầu Omega tốt cho bé ăn dặm. Em cho chút dầu này vào cháo của bé thì nghe mùi cũng thơm hơn. Không biết cho dầu ăn vào cháo cho bé có lợi ích gì hay chỉ có mùi thơm hơn thôi ạ. Nên chọn loại dầu nào là tốt nhất cho bé?
  • VOH

    Phó giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Anh Tuấn: Chào bạn, nhìn chung dầu giúp cung cấp năng lượng và 4 loại vitamin tan trong dầu là: A, D, E, K. Ngoài ra, tùy loại dầu mà có thể cung cấp thêm Omega-3, Omega-6, DHA, AA… Vậy, dầu rất cần thiết cho bữa ăn hàng ngày, không chỉ ở trẻ em mà còn cả người lớn.

    Nên chọn dầu có nguồn gốc thực vật (hạt mè, hạt hướng dương, dầu cải…) và nguồn gốc rõ ràng được sản xuất bởi các công ty có uy tín.

  • Nguyên Ngọc - Email: ngocnguyenvn@gmail.com 28/12/2016
    Xin cho hỏi con tôi 11 tháng, nặng 9kg. Bé đang ăn cháo. Thức ăn tôi băm nhuyễn. Nhưng bé không thích ăn thịt heo, thịt bò. Bé chỉ thích ăn trứng và cá. Hôm nào ăn cháo thịt là bé chỉ ăn vài muỗng, ép thì bé cũng ăn được nửa chén cơm nhưng cứ trợn trạo, muốn ói. Nếu bé chỉ ăn cá trứng mà ăn quá ít thịt thì có sao không? Làm sao để bé ăn thịt được?
  • VOH

    Phó giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Anh Tuấn: Chào bạn, hiện tại cân nặng như vậy là vẫn nằm trong giới hạn bình thường. Có lời khen là bé thích ăn cá – là loại thức ăn được khuyến khích gần đây. Cá và trứng là hai loại thức ăn thường dùng cho trẻ, chứa nhiều dưỡng chất và cung cấp năng lượng. Tuy nhiên, thịt cũng có những ưu điểm của nó, đặc biệt, thịt đỏ chứa nhiều chất sắt là thứ bé rất dễ thiếu trong độ tuổi ăn dặm. Vậy, chúng ta nên đa dạng thực đơn cho bé vừa để cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết, vừa giúp bé ăn được nhiều loại thức ăn – sẽ thuận lợi khi đi học sau này. Để khắc phục, bạn nên cho thịt với số lượng ít thôi và được xay nhuyễn bằng máy để bé “quen mùi”, sau đó khi bé đã chấp nhận chúng ta sẽ tăng dần lên.

  • Hiếu - Email: minhhieu141@yahoo.com 28/12/2016
    Tôi muốn hỏi bác sĩ bé tôi nay được 8 tháng. tôi có thể dùng bột gạo sữa của Vinamilk chế biến thêm thức ăn như thịt, cá, rau…vào cho bé ăn được không? Tôi thấy bột mịn sẵn và thơm nên muốn thay cháo nhuyễn. Cảm ơn bác sĩ
  • VOH

    Bác sĩ CK1 Nguyễn Thu Vân: Nếu muốn thay đổi khẩu vị cho bé ăn ngon miệng, bạn cũng có thể cho thêm thịt, cá rau, củ…

    Bé 8 tháng có các loại bột dùng cho bé như Ridielac bò, heo, yến mạch, gà. Trong thành phần đã có bột gạo. Bạn có thể tham khảo thành phần các chất , thành phần dinh dưỡng trên bao bì của sản phẩm. Do đó, không cần phải thêm gì vào nữa vì gói bột đã đầy đủ 4 nhóm thực phẩm cân đối trong 1 chén bột của bé. Chúc bé ăn ngon, chóng lớn.

  • luận - Email: Dtluan2010@gmail.com 26/12/2016
    Tôi thấy tên chương trình là nguyên tắc chuẩn cho con ăn dặm. Vậy xin hỏi đó là những nguyên tắc nào? Cho con ăn dặm kiểu Nhật mà các mẹ bỉm sữa hay áp dụng có chuẩn không? Xin cảm ơn Đài.
  • VOH

    Phó giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Anh Tuấn: Chào bạn, có nhiều phương pháp ăn dặm thay đổi tùy theo thói quen ăn uống của từng dân tộc. Chúng ta có thể chọn kiểu ăn dặm truyền thống hoặc ăn dặm kiểu Nhật, hoặc ăn BLW kiểu phương Tây… Nhưng khi chọn kiểu nào thì nên làm đúng như hướng dẫn, như vậy là “chuẩn”.

    Ngoài ra, nên lưu ý về vệ sinh an toàn thực phẩm, an toàn cho bé, tránh bị sặc. Khi tập ăn cho bé thì nên ăn từ ít tới nhiều, giai đoạn đầu đừng quá lo lắng về mặt số lượng.

  • Hồng - Email: honghac89@yahoo.com 26/12/2016
    Chào bác sĩ. Con trai tôi nay được gần 12 tháng. Bé đang ăn cháo nấu từ gạo tấm, hơi đặc. Nhưng khoảng 1 tuần nay bé có dấu hiệu chán ăn cháo. Lúc trước bé ăn cháo rất nhanh và tỏ ra ngon miệng, thích ăn. Nay thì phải gần nửa tiếng và phải ép bé. Bé mọc được 8 răng. 2 răng hàm dưới và 6 răng hàm trên. khi ăn cơm cho bé ăn từng chút cơm và đồ ăn thì bé rất hào hứng. Có phải bé muốn ăn cơm không? Tuổi này cho bé ăn cơm được chưa thưa bác sĩ? Cảm ơn bác sĩ, cảm ơn VOH.
  • VOH

    Phó giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Anh Tuấn: Chào bạn, trẻ nhỏ hay có từng đợt biếng ăn thoáng qua vài ngày do nhiều nguyên nhân: mọc răng, cảm cúm, chán vì thức ăn đơn điệu hoặc không rõ nguyên nhân… sau đó thường sẽ phục hồi và sẽ ăn giỏi như xưa. Vậy, bạn xem bé có đang mọc thêm răng hay không hoặc thử thay đổi, làm cho thực đơn của bé phong phú hơn, cho bé cầm muỗng tự múc ăn… Ngoài ra, nếu bé thèm cơm và ăn thử thấy ngon miệng, bạn có thể cho bé ăn nhưng ăn cơm nát thôi nhé!