Đài Tiếng nói Nhân dân TPHCM (VOH) phối hợp cùng nhãn hàng Ridielac, công ty cổ phần sữa Việt Nam - Vinamilk tổ chức chương trình tư vấn trực tuyến: Những ảnh hưởng khi cho trẻ ăn dặm không đúng cách?
Chương trình được Phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Anh Tuấn, bộ môn nhi (Đại học Y Dược) và Bác sĩ CK1 Nguyễn Thu Vân –Trung tâm Dinh dưỡng Vinamilk tham gia tư vấn.
* Đỗ Nguyễn Trà My, nongnghiepab@gmail.com, 0949xxx412: Con em được 32 tháng, bé cân nặng 12,5kg, bé cao 90cm. bé nhà em là bé gái, bé ăn cũng được lắm nhưng lại chậm tăng cân. sáng bé ăn sáng hơn 1 chén đầy (bún, mì,...) khoảng 9h bé uống 110ml sữa tươi; trưa ăn 1 chén đầy cơm và hơn 1 chén canh (có rau, cá,...) đầy đủ. ngủ trưa dậy 110ml sữa, chút nữa thêm trái cây hoặc bánh chiều ăn cơm cũng như buổi trưa tối có khi uống thêm 110ml sữa (có khi không uống,). hoặc ăn ít trái cây tối đi ngủ. mà bé nhà em uống nước nhiều lắm BS ơi. không có bình nước là bé không chịu ngủ. 1 ngày bé uống chắc hơn 1l nước ah. bé nhà em ăn cơm nhưng không chịu nhai ah, ăn trái cấy, bánh hay những thứ khác đều nhai (trừ ăn cơm). em không hiểu sao ah. bé nhà em ăn như vậy có đúng và đầy đủ dinh dưỡng không BS. xin cho em lời khuyên. xin chân thành cảm ơn BS.
- Phó giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Anh Tuấn: Chào bạn, trước tiên, xin chúc mừng bạn vì bé ăn khá tốt và đa dạng các loại thức ăn. Đây là tiền đề giúp cho bé được cung cấp đầy đủ các dưỡng chất. Có thể nhìn bé không bụ bẫm như mình kì vọng nhưng miễn các số đo về cân nặng và chiều cao trong giới hạn bình thường như chị cung cấp là tốt rồi. Nếu bé không có các triệu chứng rối loạn tiêu hóa kéo dài như: chướng bụng, hay nôn trớ hoặc tiêu lỏng thì chúng ta có thể yên tâm là thức ăn đã được hấp thu tốt.
Việc bé uống nước nhiều có thể do thức ăn hơi mặn chăng? Thường thì thức ăn dành cho bé hơi nhạt hơn so với thức ăn nấu cho người lớn. Nếu chị đã biết điều này và đã thực hiện hàng ngày mà bé vẫn uống nước nhiều thì có thể do thời tiết nóng hoặc bé hiếu động, chạy nhảy nhiều, ra nhiều mồ hôi. Uống nước luôn là điều tốt. Nếu uống nước mà không làm ảnh hưởng đến khẩu phần ăn, bé vẫn phát triển thể chất bình thườn thì cũng khong phải quá lo lắng.
Nếu bé ăn trái cây và thức ăn khác nhai tốt nhưng không chịu nhai cơm thì không biết bạn nấu cơm có mềm quá hay không. Bạn nên cho bé tự chủ bữa ăn, tự múc thức ăn bé sẽ vui hơn và có thể sẽ thích thú hơn khi nhai cơm.
>>>> Cảnh báo : dịch bệnh tay chân miệng là một mối quan tâm hàng đầu của các phụ huynh trong mùa mưa lạnh này. Đọc ngay thông tin hữu ích nguyên nhân bệnh tay chân miệng để phòng ngừa tốt hơn cho trẻ nhỏ.
Phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Anh Tuấn, bộ môn nhi (Đại học Y Dược) (giữa) và Bác sĩ CK1 Nguyễn Thu Vân –Trung tâm Dinh dưỡng Vinamilk (thứ 2 từ trái qua) tham gia tư vấn trực tuyến sáng 8/12 tại VOH Online.
* Loan, ngoctubavi@gmail.com.vn, 098xxx5825: Thưa bác sỹ, cho em hỏi bé nhà em được 16 tháng, Bé rất biếng ăn. Bé bú hoàn toàn sữa ngoài. Có thời gian bé không chịu ăn cháo. Em cho bé uống sữa cả ngày khoảng trong thời gian 2 tuần. Bé uống sữa dielac @ Gold,như vậy có tốt cho bé không ạ và bé có thiếu chất không?
- Bác sĩ CK1 Nguyễn Thu Vân: Bé 16 tháng là đã biết ăn cơm, biết nhai thức ăn. Nếu bé không ăn chỉ uống sữa thì trước nhất các cơ quan chức năng không phát triển hoàn chỉnh. Ví dụ như các cơ vùng hàm mặt, tuyến nước bọt tiết men tiêu hóa ở vòm miệng…Bé cũng khó hòa nhập với môi trường sống khi lớn lên.
Bé phải chuyển từ chế độ ăn sữa hoàn toàn sang chế độ ăn hỗn hợp từ từ như người lớn. Nhu cầu sữa khuyến nghị cho lứa tuổi này chỉ khoảng từ 600ml/ngày.
Bạn có thể đưa bé đến cơ sở y tế để bác sĩ trực tiếp thăm khám xem bé có vấn đề gì ở vùng vòm họng hay không để khắc phục cho bé ăn uống tốt.
Đồng thời, ở nhà bạn cũng nên tập cho bé ăn thức ăn đặc, tâp nhai, nuốt bằng cách bạn ngồi trước mặt bé nhai nuốt thực phẩm cho bé nhìn thấy để bé bắt chước. Và nên cho bé ngồi ăn cùng mâm cơm với cả nhà trong bầu không khí vui vẻ, ấm cúng. Bé sẽ tự mình ăn ngon miệng.
* minhngocdepxinh@yahoo.com.vn: Chào chương trình tư vấn trực tuyến, vui lòng cho em hỏi: Cho bé ăn bột hoặc thức ăn xay mịn đến khi nào thì chuyển qua cháo được? Cảm ơn chương trình và các bác sĩ.
- Phó giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Anh Tuấn: Chào bạn, các mốc tuổi mà lúc đó thức ăn như thế nào thực ra chỉ mang tính chất tham khảo. Có những bé có thể ăn thức ăn đặc rất sớm nhưng ngược lại cũng có bé cần phải ăn thức ăn xay mịn lâu hơn. Vậy, tùy bé đáp ứng như thế nào mà chúng ta sẽ nương theo đó và tập dần cho bé.
Thông thường, bé tập ăn dặm từ 6 tháng tuổi khi đó ăn bột loãng rồi sệt dần. Đến 9 tháng tuổi bé có thể ăn chap xay nhuyễn. Khi 1-2 tuổi bé có thể ăn cháo lợn cợn, rồi chuyển sang nguyên hạt, rồi dần chuyển sang cơm nát. Khi được 2 tuổi, về nguyên tắc bé đã có thể ăn chung với gia đình và ăn các thức ăn thông thường mà người lớn hay ăn.
* Nguyên Chương, hongchuong_US@gmail.com, 08868xxx560: Cho em hỏi bé nhà em 1 tuổi rồi, nhưng bé không chịu ăn dặm (bột, cháo đều không ăn). Cho ăn thì bé ngậm rồi đẩy thức ăn ra. Nếu ép thì bé khóc rồi phun đồ ăn ra. Bé uống sữa vẫn được. Xin bác sĩ tư vấn cách tập cho bé ăn dặm.
- Bác sĩ CK1 Nguyễn Thu Vân: Bé nhà bạn đã được 1 tuổi. Bác sĩ chưa rõ cân nặng, chiều cao để đánh giá tình trạng dinh dưỡng của bé hiện tại. Theo như bạn mô tả, bé không thích ăn, chỉ uống sữa, ép ăn thì bé khóc. Bạn nên đưa bé đến cơ sở y tế để bé được bác sĩ thăm khám trực tiếp, tìm hiểu nguyên nhân cụ thể, kịp thời khắc phục giúp cho bé ăn uống tốt. Trong thời gian này, bạn vẫn cố gắng cho bé dùng sữa công thức để đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho bé.
* ngoc.thao.ng@live.com, 0127xxx722: Tôi nghe nói cho bé ăn dặm phải tập cho bé ngồi ăn, không cho bé chơi hay xem ti vi. Nhưng bé nhà tôi đã 9 tháng mà khi ăn cho bé ngồi bé le hết thức ăn ra ngoài. Phải cho bé nằm bé mới hợp tác. Tôi có nên tiếp tục cho bé nằm ăn như vậy không?
- Phó giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Anh Tuấn: Chào bạn, đúng là khi ăn bé không nên xem tivi hoặc ẵm đi lòng vòng. Khi làm như vậy, bé sẽ không tập trung vào bữa ăn, men tiêu hóa không tiết ra nhiều làm bé ăn không ngon miệng và có thể kém hấp thu. Việc bé ngồi lè hết thức ăn ra ngoài là hoàn toàn bình thường. Chúng ta cứ kiên nhẫn, không la mắng khi bé lè thức ăn hay ăn không hết bữa. Nếu cữ này bé ăn không hết, cữ sau bé đói sẽ ăn nhiều hơn.
Ở độ tuổi tập ăn dặm, bé bắt đầu làm quen với một loại thức ăn mới ngoài sữa nên đôi khi động tác nuốt vẫn chưa thuần thục, thậm chí có thể bị sặc. Khi bé nằm ăn, những cơ chế bảo vệ, chống sặc sẽ kém hiệu quả, bé dễ bị sặc thức ăn vào phổi, rất nguy hiểm. Vậy, chị đừng cho con nằm ăn nữa, và kiên nhẫn cho cháu ngồi ăn từ từ.
* minhbao.trannguyen@yahoo.com: Thưa bác sỹ, bé nhà em được 4 tháng. Bé là con gái, khi mới sinh cân nặng được 2,7kg. Nhưng nay sao trông bé không được bụ bẫm như các bé cùng 4 tháng khác. Theo lời Mẹ em nói "sữa mẹ bớt chất dần rồi nên cần cho bé ăn dặm". Xin hỏi bé ăn dặm được chưa bác sĩ? Và ăn như thế nào để bồi dưỡng cho bé theo kịp cân nặng của các bạn cùng lứa?
- Phó giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Anh Tuấn: Chào bạn, bé cần được bú mẹ cho đến tròn 6 tháng tuổi. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, sữa mẹ hoàn toàn đầy đủ chất dinh dưỡng cho 6 tháng đầu của trẻ. Sau 6 tháng, bé mới cần ăn thêm thức ăn dặm. Chị nên theo dõi cân nặng của bé bằng biểu đồ tăng trưởng có trong các cuốn sổ khám sức khỏe của bé. Nếu cân nặng vẫn trong kênh bình thường, không có dấu hiệu đi xuống thì chị cứ yên tâm tiếp tục cho bé bú mẹ. Thường 2-3 tháng đầu bé sẽ tăng cân nhiều nhưng sau đó bé sẽ tăng chậm lại. Điều đó hoàn toàn bình thường. Ngoài ra, bé có cân nặng lúc sinh là 2700 gram – cũng hơi nhẹ hơn các bé khác nên có thể nhìn không bụ bẫm bằng.
Nếu cân nặng nằm trong kênh suy dinh dưỡng thì bạn nên đưa khám tại bệnh viện nhi hoặc trung tâm dinh dưỡng để có những hướng dẫn kịp thời.
* trannguyen87@yahoo.com: Tôi cho bé ăn bột hơn hai tháng. Nay bé đã 9 tháng. Tôi muốn cho bé chuyển sang ăn cháo. Vậy tôi có cần trộn cháo vào bột cho bé ăn ăn quen dần rồi bỏ bột được không? Nếu chuyển thẳng từ bột qua cháo loãng, bé có tiêu hoá tốt không? Xin cảm ơn bác sĩ.
- Bác sĩ CK1 Nguyễn Thu Vân: Bé nhà bạn 9 tháng tuổi đã tập cho ăn cháo nhuyễn được rồi. Lưu ý chén cháo phải đầy đủ các nhóm thực phẩm cơ bản và thêm một muỗng dầu ăn như dầu ôliu. Hoặc bạn có thể sử dụng bột ăn dặm Ridielac dành cho trẻ từ 8 – 24 tháng. Không nên cho bé ăn cháo loãng sẽ thiếu dưỡng chất. Luôn đảm bảo đủ sữa công thức cho bé để bổ sung dinh dưỡng đủ nhu cầu cho bé mỗi ngày. Bạn luôn theo dõi biểu đồ tăng trưởng của bé hàng tháng để kịp thời điều chỉnh chế độ dinh dưỡng phù hợp, đảm bảo cho bé tăng trưởng phát triển tốt.
Ảnh minh họa: internet
* tthphuong@yahoo.com.vn, 0911xxx745: Cho tôi hỏi bé ăn dặm ngày mấy bữa thì được? Con tôi buổi sáng thường chỉ thích uống sữa. Ngày ăn dặm chỉ hai bữa có được không? Cháu 6 tháng tuổi, đã ăn dặm được 1 tháng.
- Phó giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Anh Tuấn: Chào bạn, ở độ tuổi này (6 tháng) thì mỗi ngày bé ăn 1-2 bữa, mỗi bữa nửa chén bột. Ngoài ra, bé vẫn nên được tiếp tục bú sữa mỗi khi bé có đòi bú. Như vậy, việc ăn uống của cháu phù hợp với lứa tuổi. Chị không phải quá lo lắng nhé!
* thuha1989@gmail.com: Tôi cho bé ăn dặm bột Ridielac. Từ hôm ăn bột bé đi tiêu nhiều hơn và không cố định giờ như trước. Phân có khi có bọt. Xin bác sĩ cho biết bé có bị sao không? Phải làm sao để bé bình thường như trước? Cho bé ăn tiếp bột được không hay đổi qua loại khác?
Bác sĩ CK1 Nguyễn Thu Vân: Bé 6 tháng mới bắt đầu ăn dặm. Việc ăn dặm này để bé làm quen với dạng thực phẩm mới khác sữa một chút. Do đó, bạn nên cho bé ăn bột dạng ngọt như Ridielac Gạo sữa…
Khi bé được khoảng 7 – 8 tháng, tập cho bé ăn bột dạng mặn (thịt, cá, rau, củ…).
Nếu cho bé ăn bột sớm, không phù hợp với độ tuổi, lượng ăn quá nhiều, cơ thể bé chưa thích nghi, chưa tiêu hóa tốt.
Bác sĩ chưa rõ độ tuổi, cân nặng, chiều cao của bé để có thể tư vấn cụ thể hơn. Bạn có thể tiếp tục theo dõi bé. Nếu bé vẫn ăn ngủ tốt, vui chơi, không quấy khóc thì bạn có thể tiếp tục cho bé ăn bột. Nếu bé có biểu hiện khó chịu, bứt rứt, đau bụng đi tiêu, không đủ cân nặng thì nên xem lại loại bột dùng có phù hợp với bé hay không. Đồng thời, kiểm tra vệ sinh dụng cụ cho bé ăn. Đảm bảo lượng sữa công thức hàng ngày theo tuổi cho bé được bổ sung đầy đủ dinh dưỡng
* thanhcong479@yahoo.com, 0977xxx423: Con tôi 6 tháng tuổi, nhưng cháu lười ăn bột và không thích ăn hoa quả, mặc dù tôi chế biến rất kỹ, mịn nhuyễn? Như vậy có đáng lo ngại không?
- Phó giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Anh Tuấn: Chào bạn! Độ tuổi này các bé chỉ mới tập làm quen với các loại thức ăn khác ngoài sữa. Việc giới thiệu thức ăn mới phải hết sức kiên nhẫn và đôi lúc không dễ dàng như mình mong muốn. Các bé thường có tâm lý sợ thức ăn mới nên việc tập cho bé ăn bột và rau quả đôi khi khá khó khăn. Các nhà khoa học nghiên cứu cho thấy trung bình các bé phải cần đến …15 lần giới thiệu món ăn mới thì mới chịu “chiếu cố” ăn một chút. Vậy mong bạn hãy kiên nhẫn, chúng ta cứ tiếp tục tập cho bé ăn. Nếu bé không ăn cũng đừng tỏ thái độ bực bội hay thất vọng. Hãy giữ thái độ trung tính, không khen chê, khi bé không ăn tốt. Ngoài ra, chính chúng ta cũng nên ăn các thức ăn đó để bé thấy “an toàn” và dần dần sẽ thử. Chúc bạn thành công!
Phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Anh Tuấn, bộ môn nhi (Đại học Y Dược) đang tư vấn tại VOH Onnline.
* tamngoc125@yahoo.com.vn: Tôi muốn biết bé mới bắt đầu ăn dặm thì bé ăn được những loại bột nào của Vinamilk? Tôi có thể đổi vị các loại bột mỗi bữa ăn không hay phải cho bé ăn hết hộp này đến hộp khác. Như vậy tôi sợ bé ngán khi ăn liên tục 1 vị. Bột khi đã mở hộp thì nên dùng trong bao lâu? Xin cảm ơn.
- Bác sĩ CK1 Nguyễn Thu Vân: Bé 6 tháng mới bắt đầu ăn dặm. Việc ăn dặm này để bé làm quen với dạng thực phẩm mới khác sữa một chút. Do đó, bạn nên cho bé ăn bột dạng ngọt như Ridielac Gạo sữa…Và lần đầu tập ăn nên ăn vào cữ buổi sáng và chỉ nhấm nháp tí xíu cho bé làm quen mà thôi chứ không phải là nguồn cung cấp dinh dưỡng chính. Sữa công thức và sữa mẹ vẫn là nguồn cung cấp chủ yếu cho bé tăng trưởng, phát triển, nhu cầu khoảng 900 – 1000ml/ngày. Đến tháng thứ 7, tháng thứ 8, bạn có thể thay đổi vị các loại bột ăn dặm. Khi thay đổi cũng tập dần từng chút một cho bé quen vị.
Nếu thử lần đầu bé từ chối, bạn có thể tập lại vài lần sau đó.
Khi tập cho bé ăn một loại thực phẩm mới, luôn nhớ cho ăn vào buổi sáng và luôn ở bên cạnh để theo dõi phản ứng cơ thể bé.
Bột khi đã mở hộp chỉ được dùng trong vòng 1 tháng, bảo quản nơi thoáng mát. Sau khi mở hộp và đang dùng, thấy bột đổi màu hay có bất thường thì không nên dùng. Chén bột pha cho bé dùng trong một lần, không dùng lại.
* ngocnha_tran@yahoo.com.vn, 0988xxx300: Tôi thường nấu cháo cho bé ăn vào buổi sáng và để bé ăn 3 bữa trong ngày. Nấu như vậy có tốt không, có bị mất chất dinh dưỡng không? Xin cảm ơn bác sĩ.
- Phó giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Anh Tuấn: Chào bạn! Việc nấu cháo vào buổi sáng và ăn 3 bữa trong ngày về cơ bản là vẫn được, nhưng tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Việc lưu trữ cả ngày như vậy không chắc sẽ luôn sạch sẽ và việc hâm đi hâm lại có thể làm mất đi các chất bổ dưỡng. Ngoài ra, một ngày ăn 3 cữ cùng một loại cháo có thể làm bé mau ngán. Vậy, nếu thu xếp được, có thể chỉ nấu sẵn cho buổi sáng và trưa, buổi chiều nên nấu một vị khác. Như vậy sẽ đa dạng thức ăn và an toàn thực phẩm sẽ tốt hơn.
* huynhtho_le@gmail.com: Chào bác sĩ, tôi muốn cho bé ăn dặm và chọn bột ăn dặm của ridielac. Vậy khi chế biến có cần thêm dầu ăn dành cho trẻ 6 – 8 tháng tuổi không?
- Bác sĩ CK1 Nguyễn Thu Vân: Bột ăn dặm Ridielac đã được bổ sung đầy đủ hơn 24 loại dưỡng chất vitamin và khoáng chất. Với bột dạng mặn, trong đó, đã có rau, củ, dầu…Do đó, không cần cho thêm dầu vào chén bột.
Tư vấn trực tuyến về những ảnh hưởng khi cho trẻ ăn dặm không đúng cách tại VOH Online.
* quangdongtss@gmail.com, 0123xxx4561: Chào bác sĩ, cho em hỏi bảo quản thức ăn dặm cho bé như thế nào để đảm bảo dinh dưỡng thức ăn cho bé: rau, củ, quả, thịt xay sống rồi để ngăn đá tủ lạnh. Khi nấu thì lấy ra rã đông và chế biến, như vậy thức ăn có bị mất chất dinh dưỡng không? Nhờ BS tư vấn cách bảo quản thức ăn cho bé tốt nhất. Ngoài ăn dặm, bé nhà tôi còn uống sữa, nhưng bé có vẻ rất ngán khi thấy cho ăn hay uống sữa là đều "kiếm cớ", hiện tại bé đã hơn 2 tuổi nhưng chỉ nặng 8,5 kg.
- Phó giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Anh Tuấn: Chào bạn! Thức ăn nên được rửa sạch, cắt ra và phân thành từng phần vừa đủ cho từng bữa ăn rồi để lạnh. Khi nào nấu thì lấy ra. Những thức ăn dự kiến sẽ ăn trong ngày thì để trong ngăn mát. Những thức ăn để lâu hơn sẽ trữ trong ngăn đá và 1 lần rã đông trước khi nấu cũng không làm mất chất. Tuy nhiên, nên tránh dùng quá nhiều đồ đông lạnh để chuẩn bị bữa ăn cho bé. Bé cần được ăn những thức ăn tươi ngon, còn nhiều chất bổ dưỡng. Chỉ đông lạnh trong trường hợp không thể làm khác hơn. Bé 2 tuổi mà chỉ 8,5kg là đã suy dinh dưỡng nhiều. Bạn nên đưa cháu đi khám để được điều trị theo các phác đồ suy dinh dưỡng nhằm mau chóng cho cháu lấy lại cân nặng.
Bác sĩ CK1 Nguyễn Thu Vân –Trung tâm Dinh dưỡng Vinamilk đang tư vấn.
* hongtam_ngo@hotmail.com, 0945xxx547: Tôi được biết có nhiều kiểu cho con ăn dặm. Theo kinh nghiệm người lớn tuổi thì xay nhuyễn gạo, các loại đậu rồi nấu với thức ăn cũng xay nhuyễn cho bé ăn. Nhưng tôi thay đồng nghiệp tôi nói cho ăn kiểu Nhật là tốt nhất (không xay nhuyễn trộn mà để riêng từng thứ, không bỏ thêm muối, dầu ăn...). Còn có kiểu ăn dặm của Tây là để con bốc đồ ăn miếng cho con chọn ăn loại nào tùy con. Xin bác sĩ tư vấn cách nào là phù hợp nhất ạ? Cảm ơn bác sĩ.
- Phó giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Anh Tuấn: Chào bạn! Xã hội ngày càng phát triển, giao lưu rộng rãi, chúng ta càng có thêm nhiều thông tin và kiến thức. Kiến thức về dinh dưỡng cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Cho ăn theo kiểu nào có những cái hay riêng, nhưng còn tuỳ vào ý thích của từng bé. Có bé tập theo kiểu này thì ăn không giỏi bằng tập theo kiểu kia và ngược lại. Tuy nhiên, ăn theo kiểu nào cũng phải làm đúng những gì được hướng dẫn và an toàn cho bé phải được đặt lên hàng đầu. Ví dụ, việc ăn theo kiểu Tây (baby led weaning) cho bé tự cầm và cắn từng miếng, phải đảm bảo thức ăn mềm để khi cắn sẽ tan trong miệng chứ không thành một cục sẽ có nguy cơ gây nghẹn. Ngoài ra, cho dù theo phương pháp nào thì cũng đều không nêm thêm muối hoặc đường. Lượng muối và đường có sẵn trong thức ăn đã đủ cho bé và hoàn toàn phù hợp với hệ thống thận còn non nớt của bé trong độ tuổi này.
* Bích Ngọc - tranthibichngocptth@gmail.com, 096xxx3478: Chào chương trình. Bé nhà em đòi ăn từ lúc 2 tháng rưỡi nên em cho bé ăn bột ăn dặm ridielac. Bây giờ bé được tròn 5 tháng nhưng có vẻ chán ăn bột ăn dặm. Em muốn hỏi với tháng tuổi của bé em có thể cho bé ăn cháo tự nấu rồi xay nhuyễn được không ạ? Thêm thịt cá rau củ vào cháo cho bé được không ạ? Em cám ơn.
- Bác sĩ CK1 Nguyễn Thu Vân: Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) nên cho trẻ dưới 6 tháng tuổi bú mẹ hoàn toàn. Bé bắt đầu ăn dặm khi tròn 6 tháng. Tuy nhiên, có một số trẻ có biểu hiện muốn ăn như nhìn người khác ăn thì tỏ vẻ thèm và nuốt nước bọt, miệng đùn lưỡi ra ngoài, ngồi vững…Như vậy, khi bé được 5 tháng tuổi, có thể tập cho bé nhấm nháp vài miếng bột là được. Nếu cho trẻ ăn sớm quá như bé nhà bạn (lúc 2,5 tháng tuổi), thì hệ tiêu hóa của bé chưa phát triển hoàn chỉnh, các men tiêu hóa chưa hoàn chỉnh sẽ làm cho bé mệt mỏi.
Nay bé được 5 tháng, bạn vẫn nên cho bé tiếp tục ăn bột dạng ngọt. Vì nếu ăn thực phẩm dạng mặn (thịt, cá, trứng, rau củ…hoặc nêm mắm, muối) sẽ gây quá tải khi cơ quan chức năng của bé chưa hoàn chỉnh, ảnh hưởng đến sức khỏe của bé tương lai.
Ở đây bác sĩ không rõ chiều cao, cân nặng của bé hiện tại. Tuy nhiên, vẫn nên duy trì sữa mẹ, sữa công thức khoảng từ 900 – 1000ml/ngày.
Bác sĩ sẽ gọi điện cho bạn để trao đổi cụ thể hơn. Chúc bé khỏe. Cảm ơn bạn.
* nguyenthihoahoe@gmail.com, 01626xxx659: Chào bác sĩ. Con nhà em nay được 9 tháng. Bé nặng 8.2kg. Lúc sinh bé đã được 3.4kg. Mà bé không chiu ăn. Bé không bú sữa ngoài. Trước đây bé vẫn ăn nhưng ăn rất ít. Bây giờ thi không chịu ăn. Vây phải làm sao ạ?
- Phó giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Anh Tuấn: Chào bạn! Hiện tại cân nặng như vậy cũng là trong giới hạn bình thường. Ở độ tuổi này nếu còn sữa mẹ thì cứ cho cháu bú bất cứ khi nào cháu muốn. Cháu gần đây không chịu ăn có thể có nhiều nguyên nhân như mọc răng, kém ăn thoáng qua sau chủng ngừa, nhiễm siêu vi, hoặc bé chán các loại thức ăn đã ăn và thích nếm mùi vị mới hơn,… Bạn nên đưa bé đến gặp một chuyên gia dinh dưỡng để tìm hiểu lý do vì sao bé bỏ ăn để mau chóng khắc phục. Chúc bé hay ăn chóng lớn!
Ảnh minh họa: internet
* Thanhcodon123@yahoo.com.vn, 0908xxx082: Cho em hỏi bé nhà em được 3 tháng. Em cho bé ăn bột ngũ cốc được không ạ?
- Phó giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Anh Tuấn: Ở độ tuổi này ăn bột là hơi sớm, đường tiêu hoá của bé chưa thực sự sẵn sàng để tiêu hoá tinh bột. Bạn nên cho bé bú đến 6 tháng tuổi rồi tập ăn dặm sẽ hợp lý hơn.
* nguyenoanh224@gmail.com.vn, 093xxx8991: Chào bác sĩ con em được 10 tháng tuổi. Em nấu cháo và băm nhuyễn thức ăn cho bé nhưng mỗi lần ăn bé ăn được gần hơn nửa chén cháu là bé bị nôn trớ không chịu ăn nữa và bé ngày khoảng 6 cử mỗi lần bú khoảng 150ml. Vậy có đủ để bé phát triển không vậy bác sĩ? Em xin cảm ơn.
- Phó giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Anh Tuấn: Chào bạn! bé 10 tháng tuổi mỗi ngày ăn 3 cữ và bú 900ml là giỏi! Ở độ tuổi này, bé nên ăn mỗi ngày 3 cữ, mỗi cữ ¾ đến 1 chén tuỳ bé, và bú theo nhu cầu. Có thể do bé bú khá nên đến cữ ăn không ăn được nhiều do đã no bụng. Bạn nên tránh cho cháu bú hay hay thức ăn ngọt trong vòng 2 tiếng đồng hồ trước cữ ăn, bé sẽ ăn được nhiều hơn. Chấp nhận bú ít lại 1-2 cữ, nhưng bù lại bé sẽ ăn được 1 chén mỗi cữ. Như thế sẽ tốt hơn do bé được cung cấp đầy đủ các chất.
Ảnh minh họa: internet
* luuthituquyen@yahoo.com, điện thoại 0906xxx245: Con em 9 tháng tuổi, nặng 6,5kg, bị suy dinh dưỡng cấp 2, tiêu hóa kém, có ăn cháo được chưa hay ăn bột? Bé lau mình bằng nước ấm pha với rượu trắng có được không? Em cảm ơn bác sĩ, cảm ơn chương trình nhiều lắm.
- Phó giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Anh Tuấn: Chào bạn! Đúng là hiện tại cháu bị nhẹ cân, nhưng nếu được chăm sóc tốt cháu sẽ nhanh chóng tăng cân và phát triển bình thường. Ở độ tuổi này, ngoài bột mặn và sữa, cháu có thể ăn cháo xay được rồi. Do cháu đang bị suy dinh dưỡng nên chén cháo ngoài rau xanh xay nhuyễn cần có nhiều đạm và chất béo. Bạn có thể tham khảo thêm các thực đơn trên các trang web của Viện Dinh dưỡng quốc gia hoặc Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM, hoặc trực tiếp đến để được tư vấn chi tiết. Riêng về lau mình bằng nước ấm với rượu là tuyệt đối không nên trong bất kỳ tình huống nào vì rượu khi bay hơi sẽ làm bé thoát nhiệt, dễ bị lạnh trong khi bé cần ấm áp. Mẹ không nên lau như thế nữa nhé. Chỉ cần nước ấm là đủ. Chúc bé hay ăn, chóng lớn, mau lấy lại trọng lượng và khoẻ mạnh!
* tamnguyensiliv@gmail.com: Xin chào voh! Tôi có một số câu hỏi về kiến thức chăm con, mong chương trình giải đáp và tư vấn giúp tôi. Con gái tôi được 7 tháng tuổi, nặng 7,5kg, cao 66,5 cm, vậy có bị suy dinh dưỡng không ạ? Khi trẻ bắt đầu ăn dặm, nếu cho ăn nhiều bột ăn sẵn (bột ngọt, bột mặn) thì có tốt không ạ? Có nhiều bạn bè khuyên tôi là không nên cho trẻ ăn nhiều bột ăn sẵn vì nó không tốt. .Khi nấu cháo cho trẻ 7 tháng tuổi thì có nên rây cho cháo nhuyễn ra không ạ? Thức ăn và rau thì nên băm nhuyễn hay cho vào máy xay sinh tố xay ra ạ? Xin cám ơn chương trình
- Phó giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Anh Tuấn: Chào bạn! Hiện cân nặng và chiều dài của bé như vậy là hoàn toàn bình thường, không bị suy dinh dưỡng. Về bột cho giai đoạn ăn dặm, bột tự làm tại nhà luôn được ưu tiên hơn. Tuy nhiên, trong những trường hợp không đủ thời gian chế biến mỗi ngày thì bột ăn sẵn của những công ty có uy tín, phù hợp an toàn vệ sinh thực phẩm cũng là những lựa chọn đáng tin cậy. Các loại bột này có ưu điểm là đa dạng về chủng loại, nhiều vị cho ta lựa chọn, đã được tính toán phù hợp với nhu cầu theo từng độ tuổi và nhất là không mất nhiều thời gian để chuẩn bị. Ở độ tuổi 7 tháng khi ăn cháo thì vẫn còn nên rây cho nhuyễn vì bé chưa nuốt được dễ dàng thức ăn lợn cợn, dễ bị sặc. Rau băm nhuyễn bằng dao hay xay trong máy đều được, miễn là phải thật nhuyễn.
- Phó giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Anh Tuấn: Chào bạn, bé như vậy ở độ tuổi 10 tháng là rất tốt. Tiếc là chị không cho biết bé hiện tại cân nặng bao nhiêu nhưng chúng tôi đoán, bé không thiếu cân. Nếu cân nặng hiện tại của bé là hợp lý (không thừa không thiếu) thì bạn cứ cho bé ăn chế độ ăn hiện tại.
- Bác sĩ CK1 Nguyễn Thu Vân: Bé 6 tháng mới bắt đầu ăn dặm. Việc ăn dặm này để bé làm quen với dạng thực phẩm mới khác sữa một chút. Do đó, bạn nên cho bé ăn bột dạng ngọt như Ridielac Gạo sữa…
Khi bé được khoảng 7 – 8 tháng, tập cho bé ăn bột dạng mặn (thịt, cá, rau, củ…).
Nếu cho bé ăn bột sớm, không phù hợp với độ tuổi, lượng ăn quá nhiều, cơ thể bé chưa thích nghi, chưa tiêu hóa tốt.
Trong thời gian này, vẫn đảm bảo đủ lượng sữa công thức cho bé theo nhu cầu mỗi ngày của lứa tuổi bé (bác sĩ chưa rõ tuổi, cân nặng, chiều cao con bạn).
Bạn có thể chọn bột theo độ tuổi của bé. Bột Ridiealac có đủ các loại phù hợp cho trẻ từ 6 – 24 tháng. Khi mới tập ăn cho bé dùng bột dạng ngọt như Ridielac Gạo sữa. Khi bé khoảng 7 – 8 tháng tuổi, cho bé tập ăn bột dạng mặn như Ridielac gà – cà rốt, yến mạch – đậu Hà Lan. Hiện nay Vinamilk có sản phẩm mới là Ridiealac loại mới Bốn gói ba vị có chất xơ hòa tan hỗ trợ hệ tiêu hóa, Lysin và Vitamin nhóm B cho bé ăn ngon. Đồng thời còn có DHA và Lutein tự nhiên hỗ trợ phát triển trí não, kẽm, sắt, vitaminD3, A, C hỗ trợ miễn dịch cho bé.
- Phó giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Anh Tuấn: Chào bạn, lo lắng của bạn là hợp lý. Khi bé ăn mà không chú ý vào việc ăn thì bé sẽ không cảm nhận được vị ngon đặc trưng của các loại thức ăn khác nhau. Ngoài ra, bé cũng sẽ tiết men tiêu hóa ít hơn làm việc tiêu hóa và hấp thu thức ăn không được tối ưu. Hiện tại, bé đã quen với việc xem tivi khi ăn nên việc thay đổi sẽ rất khó khăn. Mong chị kiên nhẫn từng bước, bỏ dần thói quen đó để bữa ăn của bé được ngon và tự nhiên hơn. Chúc bạn thành công.
Ảnh minh họa: internet
- Phó giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Anh Tuấn: Chào bạn, chính bé sẽ là người quyết định dạng thức ăn như thế nào. Bé chỉ mới 6 tháng tuổi nhưng nếu ăn được cháo hoặc cơm nát mà vẫn tăng cân, không xuất hiện rối loạn tiêu hóa, chướng bụng… thì bạn cứ cho bé ăn. Thức ăn nên đa dạng các nhóm thịt, dầu, tinh bột, rau củ để bé được đầy đủ chất dinh dưỡng.
Khi tập ăn thức ăn cứng, cũng nên chọn các loại thức ăn dễ tan trong miệng ngay sau khi bé cắn để tránh nguy cơ bị sặc. Những thức ăn không tan được ngay trong miệng, ví dụ như cà rốt/bông cải xanh luộc thì kích thước phải to hơn miệng bé để bé không thể nuốt trọn mà phải cạp từng miếng nhỏ.
- Phó giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Anh Tuấn: Chào bạn, bé thích ăn bột nên khi tập ăn cháo tạm thời bạn nên xay nhuyễn một chút để bé dễ ăn rồi từ từ lợn cợn và đến nguyên hạt. Mục đích là giới thiệu cho bé nhiều mùi vị thức ăn khác như cháo thịt, cháo cá…
Việc bé vẫn nhai các thức ăn riêng lẻ cho thấy bé không kén ăn mà ngược lại bé thích tìm tòi và khám phá các thức ăn mới. Vậy, bạn nên tích cực chế biến các loại thức ăn khác nhau, không chỉ các bữa ăn chính mà cũng nên chú trọng các thức ăn vặt để bé có thể làm quen được nhiều loại thức ăn.
- Phó giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Anh Tuấn: Chào bạn, bạn nên thường xuyên cho bé bú mẹ trực tiếp. Động tác ngậm vú mẹ thường xuyên sẽ giúp sữa ra nhiều hơn. Ngoài ra, tinh thần của bạn cũng phải thoải mái và tin tưởng là mình đủ sữa thì sữa sẽ ra đủ. Mẹ cũng nên ăn uống đầy đủ, uống nhiều sữa, nước, ngủ đủ giấc. Có như vậy thì sữa mẹ mới nhiều và đầy đủ dưỡng chất. Nếu chúng ta đã làm như vậy mà bé vẫn không tăng cân, thậm chí có xu hướng nguy cơ suy dinh dưỡng thì bạn nên đưa bé đi khám dinh dưỡng để có lời khuyên hợp lý.
- Phó giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Anh Tuấn: Chào bạn, thông thường trong vài tháng đầu, bé sẽ tăng cân nhiều, có thể trên 1 kg/tháng. Nhưng từ tháng thứ 4, tốc độ tăng cân sẽ giảm xuống, chỉ còn vài trăm gram/tháng. Khi bé đầy năm, trung bình sẽ có cân nặng gấp 3 lúc sinh (VD: Bé sinh 3 kg thì khi đầy năm là 9 kg). Ngày nay, khoa học nhận thấy, nếu bé tăng cân nhanh và nhiều nhất là trong năm đầu đời thì sau này sẽ tăng nguy cơ thừa cân béo phì, hoặc mắc các bệnh lý tăng huyết áp, đái tháo đường khi bé trưởng thành. Khi bắt đầu tập ăn dặm, bé có thể ăn chưa được nhiều, chính vì vậy, chúng ta vẫn phải tiếp tục cho bé bú sữa và đây là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cho bé. Có bé trong giai đoạn ăn dặm thích nghi rất tốt và vẫn tăng cân khỏe mạnh, có bé thích nghi kém hơn và gây lo lắng cho gia đình. Bạn nên theo dõi tốc độ tăng cân của bé dựa vào bé dựa vào biểu đồ tăng trưởng thường được vẽ trong sổ theo dõi sức khỏe. Nếu phát hiện tăng trưởng bất thường thì bạn nên đưa bé đi khám ngay để nhận được lời khuyên của bác sĩ.
Ảnh minh họa: internet
- Phó giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Anh Tuấn: Chào bạn, có nhiều phương pháp ăn dặm, bạn có thể thấy rất nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng. Tuy nhiên, kiểu ăn dặm truyền thống mà bấy lâu nay chúng ta áp dụng vẫn hợp lý và phù hợp với sự phát triển chung của bé. Có 3 nguyên tắc sau khi tập cho bé ăn dặm:
- Từ loãng đến sệt dần
- Từ ít đến nhiều
- Từ vị ngọt đến vị mặn.
Chị nên bắt đầu bằng bột có vị ngọt, pha loãng hơn so với hướng dẫn của nhà sản xuất và tập cho bé ăn mỗi ngày 1 cữ. Trong giai đoạn này, không nên quá chú trọng về mặt số lượng mà chỉ là giới thiệu cho bé một dạng thức ăn khác ngoài sữa. Dần dần bột sẽ được pha sệt dần, số lượng tăng nhiều hơn và hai cữ một ngày. Không có một công thức cố định nào cho những thay đổi đó mà tùy vào từng bé khác nhau.
Song song với tập ăn dặm, bé vẫn được tiếp tục bú sữa và đây chính là nguồn dinh dưỡng giúp bé không sụt kí. Khi bé được khoảng 8-9 tháng chúng ta có thể thử giới thiệu cho bé cháo xay.