Giao Lưu Trực Tuyến

Lao động, việc làm và các chính sách an sinh dành cho người lao động tại TPHCM

(VOH) - Với vai trò là đô thị lớn, thành phố Hồ Chí Minh hiện đang là nơi dẫn đầu về thu hút nguồn lao động từ khắp nơi về làm việc và sinh sống.

Trên địa bàn thành phố có 12 khu công nghiệp và 3 khu chế xuất đang hoạt động với khoảng gần 300.000 lao động, trong đó đa số là công nhân đến từ các tỉnh thành khác. Bên cạnh những lợi ích mà lao động nhập cư mang lại thì người lao động nhập cư cũng đang đối mặt với hàng loạt vấn đề về công việc, về đời sống và về pháp lý - những vấn đề là nguyên nhân làm cho người lao động nhập cư biến động và phát triển thiếu bền vững. Để điều tiết người lao động nhập cư rất cần đến những chính sách, chủ trương của chính quyền mỗi địa phương. Và để hiểu rõ hơn những nỗ lực của thành phố trong việc xây dựng những chính sách để có thể hỗ trợ người lao động, đặc biệt là lao động nhập cư, chúng tôi đã mời đến phòng thu trực tiếp hôm nay gồm có:

1. Bà Thi Thị Tuyết Nhung, Phó Trưởng Ban VHXH - HĐND Thành phố

2. Ông Trần Ngọc Sơn, Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TP

3. Ông Nguyễn Đăng Tiến, Phó Giám đốc BHXH TPHCM

4. Bà Nguyễn Võ Minh Thư, Trưởng phòng Lao động Ban Quản lý KCN – KCX

5. Bà Nguyễn Trần Phượng Trân, Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động TP.HCM

Quý cử tri quan tâm vấn đề lao động, việc làm, những chính sách an sinh dành cho người lao động có thể gọi về cho chương trình đặt câu hỏi trực tiếp với các vị khách mời qua hai số điện thoại sau 08.38.22.44.29 - 08.38.22.32.85 hoặc tại đây.

Ông Trần Ngọc Sơn, PGĐ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

- Hiện nay, chúng ta không thể phủ nhận vai trò của người lao động nhập cư trong sự phát triển của TP. Tuy nhiên, chính nguồn lao động nhập cư lớn này đã mang lại những áp lực không nhỏ cho TPHCM, vậy ông Trần Ngọc Sơn, PGĐ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có thể cho biết những áp lực chính đó là gì ?

Ông Nguyễn Đăng Tiến, Phó Giám đốc BHXH TP

- Phát biểu tại một hội nghị về an sinh xã hội được tổ chức gần đây, Bộ Y tế cho biết, 90% lao động nhập cư ở các TP không có bảo hiểm xã hội và họ đang chịu nhiều thiệt thòi, nhất là những vấn đề liên quan đến sức khỏe, vậy theo ông Nguyễn Đăng Tiến, Phó Giám đốc BHXH TP, thực tế ở TPHCM vấn đề này ra sao ? Và làm thế nào để giải quyết các chế độ chính sách cho người lao động nhập cư hiện nay ? 

Bà Thi Thị Tuyết Nhung, Phó Trưởng Ban VHXH - HĐND

- Rõ ràng những lợi ích mà lao động nhập cư mang đến cũng đồng đồng hành với những áp lực không nhỏ cho TP. Đến nay, vẫn có những ý kiến trái chiều cho rằng, để giải quyết áp lực này thì chính quyền thành phố cần điều tiết về mặt chủ trương để hạn chế khi mà nguồn lao động này tạm đủ ? Thưa bà Thi Thị Tuyết Nhung, Phó Trưởng Ban VHXH - HĐND nhận định của bà về vấn đề này là như thế nào ?

Bà Nguyễn Võ Minh Thư, Trưởng ban quản lý KCN-KCX.

- Vậy xin được hỏi bà Minh Thư, Trưởng ban quản lý KCN-KCX, rõ ràng nhu cầu nhà ở và nhà trẻ cho công nhân tại TPHCM là rất lớn. Hiện đã đáp ứng được tới đâu ? Và theo bà, TPHCM cần tạo điều kiện về thủ tục, tiêu chuẩn như thế nào để công nhân có thể tiếp cận được các dịch vụ này ?

- Em tên Tâm ở Bình Tân, em là công nhân Pou Yuen có 2 con nhỏ, hiện đang gởi ở nhóm trẻ gia đình. Nay em muốn gởi vào trường công để yên tâm công tác. Công ty Pou Yuen có nhà trẻ nhưng do số lượng đăng ký cao, và em chưa đáp ứng được điều kiện nên không thể gởi. Xin hỏi cách tháo gỡ như thế nào ? 

- Hiện nay tôi sống và làm việc ở TPHCM cũng đã gần 20 năm rồi mà nói thật tôi chưa đủ tiền để mua một căn hộ chung cư giá rẻ. Với 700-800 triệu một căn trong khi vợ chồng tôi với thu nhập công chức chỉ 7-8 triệu đồng/người/tháng, tằn tiện lắm cũng không mua nổi giá nhà đó, dù chính phủ có hỗ trợ đi chăng nữa. Vừa rồi, tôi thấy Bình Dương xây dựng chung cư dành cho người thu nhập thấp, chỉ với 100 triệu đồng, tôi thấy mừng lắm. Không biết tới đây thành phố mình có xây được những căn nhà giá tầm đó nhưng vẫn đảm bảo chất lượng. Lúc đó những người thu nhập thật sự thấp như tôi mới dám mơ được an cư lạc nghiệp ? 

Đặt câu hỏi