Việt Nam là vị trí “vàng” để đầu tư bất động sản logistics, công nghiệp - Thời sự 17g00 21/1/2021

(VOH) - Xu hướng đầu tư mới đang dần được hình thành và có thể sẽ bùng nổ trong thời gian tới, là sự xuất hiện của dòng vốn đầu tư trong nước cũng như vốn ngoại đổ vào khu chế xuất và khu công nghiệp

Đây có thể coi là dấu hiệu tích cực cho nền kinh tế Việt Nam. Chỉ số FDI/GDP của Việt Nam ở mức cao nhất hơn 6% trong khu vực cho thấy Việt Nam vẫn là một địa điểm thu hút FDI nổi trội so với các nước cùng khu vực. Bên cạnh đó, Việt Nam đang tham gia một loạt các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, các chính sách ưu đãi thuế cùng nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư tại Việt Nam chính là các chất xúc tác thu hút đầu tư nước ngoài. Theo Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, vốn nước ngoài đăng ký đầu tư vào bất động sản trong 11/2020 đạt gần 3,8 tỷ đô la Mỹ, trong đó, bất động sản công nghiệp và bán lẻ đóng vai trò dẫn dắt, chiếm đến 400 triệu đô la Mỹ vốn đăng ký mới.

Xung quanh vấn đề này, phóng viên Đài Tiếng nói Nhân dân TPHCM (VOH) đã phỏng vấn bà Trang Bùi, Giám đốc Cấp cao Thị trường JLL Việt Nam.

*VOH: Thưa bà, thị phần bất động sản logistics và bất động sản công nghiệp tại Việt Nam, hai lĩnh vực này có tốc độ phát triển rất lớn. Bà phân tích vì sao bất động sản công nghiệp Việt Nam hiện nay lại là điểm đón đầu chiếm tỉ trọng hơn 50% về nguồn vốn FDI đổ vào lĩnh vực sản xuất, kéo theo phát triển về bất động sản công nghiệp. Những năm trước là gần 60-70% tập trung vào sản xuất, cũng nhờ đó kéo theo bất động sản công nghiệp rất lớn?

Bà Trang Bùi: Điểm mà làm cho thị trường Việt Nam tăng trưởng thị phần vào thời điểm hiện tại thì theo thống kê của chúng tôi, là xuất nhập khẩu của Việt Nam đang ở vị trí chiến lược nằm giữa biển Ấn Độ Dương và biển Đông. Việt Nam nằm ở trung tâm của mọi trung chuyển hàng hóa đối với giao thông đường thủy trong khu vực. Và 40% sản lượng giao thông hàng hóa đều đi qua Việt Nam. Hiện nay có sự dịch chuyển chuỗi cung ứng ở thị trường lớn nhất được biết đến là nơi sản xuất toàn cầu, đó là Trung Quốc. Nó có sự dịch chuyển trước khi dịch Covid-19 xảy ra rồi, do cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung và đồng thời một hình thức phân tán đầu tư ở những khu vực địa chính trị khác nhau. Điều này xảy ra trước cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung và khi cuộc chiến này xảy ra thì thúc đẩy thêm một lần nữa. Và dịch Covid xảy ra thì một lần nữa khẳng định phân tán trong việc đầu tư và sản xuất trong khu vực địa chính trị khác nhau. Điều này đã xảy ra trước cuộc chiến  thương mại Mỹ - Trung.

Tới cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung thì thúc đẩy việc này thêm một lần nữa. Và việc tiếp theo dịch Covid thì gần như là một lần nữa khẳng định việc tìm kiếm phân tán trong đầu tư, vị trí địa chính trị là cực kỳ cấp thiết đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Thì khi sự dịch chuyển từ cái công xưởng sản xuất lớn nhất thế giới là ở Trung Quốc, thì họ sẽ dịch chuyển đi đâu. Có những thị phần để họ dịch chuyển. Thì thị phần đầu tiên họ dịch chuyển là khu vực Đông Nam Á. Khu vực này thì Việt Nam lại nằm ở biên giới rất gần với Trung Quốc, do đó để dịch chuyển chuỗi cung ứng từ thị trường Trung Quốc sang Việt Nam là bài toán dễ nhìn thấy nhất, là Việt Nam luôn là lựa chọn hàng đầu của việc dịch chuyển này so với các nước khác. Khu vực thứ hai là Ấn Độ và thứ ba là Mexico. Đó là 3 thị trường mà các nhà đầu tư đang tìm kiếm và Việt Nam luôn là lựa chọn đầu tiên, đó cũng là điểm hấp dẫn.

Khi sự dịch chuyển này làm cho bất động sản công nghiệp ở thị trường Việt Nam tăng trưởng, thị trường Hàn Quốc và Nhật Bản là hai thị trường ở khu vực châu Á được biết đến có những nôi sản xuất của những nhà máy đến từ hai đất nước này, thì khi họ tìm kiếm hướng đầu tư ra ngoài đất nước họ thì Việt Nam cũng là lựa chọn đầu tiên. Điều này làm cho lượng dịch chuyển đi về Việt Nam rất lớn trong 2 năm trở lại đây và sắp tới dự báo trong 5 năm, 10 năm tiếp theo nữa. Mặt khác, bãn thân đất nước Việt Nam đang có những hoạch định đúng đắn, định hướng là nền kinh tế xuất khẩu, do đó, phù hợp với sự dịch chuyển và vị thế của mình, do đó tác động đến sự tăng trưởng của bất động sản công nghiệp.

*VOH: Về tiềm năng phát triển vận tải biển và hàng không của Việt Nam bà đánh giá thế nào?

Bà Trang Bùi: Nếu nói về bất động sản logistics thì vị trí của Việt Nam có thể nói là vị trí vàng, gần như là khu vực Đông Nam Á và cả châu Á, ở vị trí quá vàng trong chuỗi phát triển đối với logistics. Việt Nam nằm ở điểm chính giữa điểm giao thương vận tải biển, nằm ngay trung tâm của phần đại dương lớn nhất mà dịch chuyển hàng hóa nhiều nhất. Thì trước khi phần dịch chuyển hàng hóa từ biển Ấn Độ Dương đi qua biển Đông thì đi qua Việt Nam, và trước khi đến Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Mỹ thì đều đi qua Việt Nam. Và 40% lượng dịch chuyển hàng hoá toàn cầu diễn ra tại đây. Đồng thời, Việt Nam với đất nước với đường bờ biển dài hơn 2.300 km bờ biển, thì vô cùng thuận lợi để phát triển.

Đến thời điểm này, Việt Nam đã có 44 cảng biển, trong đó có 10 cảng biển nước sâu từ Bắc vào Nam, Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ để có thể phát triển đóng góp vào tỉ trọng xuất nhập khẩu và lưu thông hàng hóa rất lớn, đóng góp từ nền kinh tế Việt Nam tham gia vào nền kinh tế thế giới. Việc mà Chính phủ Việt Nam đang đi một chiến lược đúng đắn là đầu tư phần lớn tỷ trọng GDP vào phát triển cơ sở hạ tầng, đây là bước đi tôi xem là khôn ngoan đối với chính sách phát triển của mình. Nếu so ở khu vực thì Việt Nam top thứ 2 đứng sau Indonesia về đầu tư cơ sở hạ tầng, Indonesia tiềm năng bởi dân số của họ lớn hơn mình gần 3 lần. Tuy nhiên, Indonesia đầu tư và phát triển cơ sở hạ tầng sẽ mắc mỏ hơn Việt Nam rất nhiều bởi vì đất nước của họ được hình thành bởi đảo và quần đảo, trong khi của Việt Nam là đất liền tiếp giáp đường bờ biển, thì việc phát triển hệ thống đường bộ từ Bắc xuống Nam hoặc từ Đông sang Tây thì Việt Nam thuận lợi hơn rất nhiều so với các nước trong khu vực. Còn đối với tiềm năng phát triển vận tải đường hàng không thì hiện nay, Việt Nam đang nâng cấp cải thiện hai sân bay chính và đồng thời xây thêm nhiều sân bay chiến lược để phục vụ cho vận tải đường hàng không rất nhiều.

*VOH: Còn đối với tiềm năng của miền Đông nói chung và TPHCM nói riêng, bà nhận định thế nào?

Bà Trang Bùi: Về miền Đông nói chung, và TP.HCM nói riêng, thì đó là cái nôi của sơ chế và phát triển thủy hải sản và các mặt hàng nông sản để cung cấp lương thực, phục vụ cho thị trường tiêu thụ nội địa và xuất khẩu ra thị trường nước ngoài, đóng góp tỉ trọng xuất khẩu rất lớn, đặc biệt là các mặt hàng chế biến thủy hải sản, còn nông sản hiện nay Thái Lan cạnh tranh trực tiếp với mình. Việt Nam cũng là thị trường xuất khẩu gạo lớn thứ nhất hoặc thứ hai trên thế giới. Đối với thị trường logistics ở khu vực, ĐBSCL, tập trung chính hiện nay ở khu vực Hậu Giang, nơi mà các nhà máy sản xuất về các mặt hàng nông sản, tiêu dùng nhanh, đồng thời là cái kho trung tâm của các mặt hàng thủy hải sản thì đang nằm ở khu vực này. Hiện chưa có nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào khu vực này, dự báo trong tương lai, chúng tôi nhìn thấy cơ hội của các nhà đầu tư nước ngoài sẽ tham gia vào thị phần phát triển chuỗi logistics từ kho mát, kho lạnh và đồng thời các giải pháp logistics để ohu5c vụ cho tiềm năng phát triển của khu vực ĐBSCL.

*VOH: Xin cám ơn bà

Lệ Loan

VOH

Bình luận

Đọc Báo