Trẻ mắc bệnh tay chân miệng phải nghỉ học ít nhất 10 ngày để tránh lây lan

(VOH) Với tay chân miệng là dịch bệnh đang vào chu kỳ từ tháng 9 đến tháng 11, thêm vào đó, mấy tuần gần đây, trên địa bàn TP bệnh tăng mạnh khiến cho các bậc phụ huynh không khỏi hoang mang, lo lắng.

Bộ Y tế vừa có văn bản khẩn gửi các cơ sở điều trị tăng cường công tác khám, phân loại, điều trị bệnh sởi, tay chân miệng và sốt xuất huyết nhằm chống quá tải, giảm lây nhiễm chéo và giảm tử vong. Với tay chân miệng là dịch bệnh đang vào chu kỳ từ tháng 9 đến tháng 11, thêm vào đó, mấy tuần gần đây, trên địa bàn TPHCM bệnh tăng mạnh khiến cho các bậc phụ huynh không khỏi hoang mang, lo lắng. Năm nay, theo cảnh báo từ chuyên gia y tế thì xuất hiện trở lại chủng vi rút gây bệnh có độc tính cao, dễ gây biến chứng. Trước tình hình này, phụ huynh cần quan tâm, theo sát tình hình sức khỏe con em mình, góp phần cùng ngành y tế trong chủ động phòng bệnh cũng như kịp thời phát hiện bệnh, hạn chế thấp nhất biến chứng xảy ra.

tay chân miệng

(Ảnh minh họa: KT)

Trong hệ thống giám sát dịch bệnh tại các tỉnh thành phía Nam, Phó Giáo sư - Tiến sĩ Phan Trọng Lân - Viện trưởng Viện Pasteur TP đã có thông tin  khuyến cáo cộng đồng về bệnh tay chân miệng qua nội dung phỏng vấn với Phóng viên VOH. 

VOH: Thưa ông, ông đánh giá như thế nào về tình hình tay chân miệng tại các tỉnh thành phía Nam?

Phó Giáo sư – Tiến sĩ Phan Trọng Lân: Tay chân miệng là bệnh lưu hành ở các nước nhiệt đới đặc biệt là khu vực phía Nam, hằng năm ghi nhận từ 20.000 đến 100.000 ca, và chúng có sự biến đổi qua từng năm. Đây là bệnh theo mùa diễn ra từ tháng 5 đến tháng 11. Năm 2018, so với cùng kỳ 2017 số mắc giảm 31% nhưng trong tháng 8, tháng 9 sự gia tăng rất nhanh, tăng hơn 50% so với cùng kỳ tháng của năm 2017 và những năm trước.

VOH: Điều các bác sĩ lo ngại trong mùa năm nay về chủng vi rút gây tay chân miệng độc tính cao nó có tần suất nhiều hơn so với những năm trước. Vậy chủng đó cụ thể là gì?

Phó Giáo sư – Tiến sĩ Phan Trọng Lân: Qua giám sát của Viện Pasteur TP từ đầu năm đến tháng 7 các chủng gây bệnh ở đây đặc biệt lưu ý chủng Entơrovirút 71 thường có biểu hiện lâm sàng nặng hơn tổn thương hệ thần kinh, hệ tim mạch, hệ hô hấp.

Trong những năm qua từ năm 2011 khi chúng ta có dịch thì thời điểm đó cũng có sự chuyển đổi từ chủng C5 sang chủng C4 sau đó giảm dần chủng C4 tuy nhiên những tháng gần đây chủng C4 lại gia tăng. Thường là do thứ nhóm gen có sự thay đổi là có gây dịch. Thứ hai với C4 qua các vụ dịch cho thấy C4 có sự chuyển đổi huyết thanh, sẽ có sự gia tăng các vụ dịch và sẽ nặng hơn. Ví dụ như mùa dịch năm 2011 nước ta có hơn 70.000 trường hợp mắc tay chân miệng trong đó 145 trường hợp tử vong. Ở các nước lân cận, những vụ dịch do C4 có những năm lên đến gần 400 trường hợp tử vong. Như vậy chúng ta thấy rằng sự đột biến là do chuyển đổi các thứ nhóm gen C4.

VOH: Trong mùa tay chân miệng năm nay ông có thông điệp gì gửi đến cộng đồng nhất là những gia đình có trẻ nhỏ dưới 5 tuổi trong chủ động phòng ngừa cũng như kịp thời phát hiện bệnh đưa đến cơ sở y tế?

Phó Giáo sư – Tiến sĩ Phan Trọng Lân: Hiện nay đang vào mùa của tay chân miệng, một bệnh lưu hành nên việc phòng ngừa phải thường xuyên kiên trì. Đây là bệnh chủ yếu ở trẻ em lưu ý biến chứng do enrơrovirút 71 ở trẻ dưới 5 tuổi tuy nhiên chúng ta đặc biệt chú trọng nhóm trẻ dưới 3 tuổi. Nhóm nguy cơ thứ hai là mút tay của các em, và nguy cơ thứ ba là người chăm sóc trẻ. Với 3 yếu tố nguy cơ chúng ta phải biết để phòng ngừa đặc biệt là ở các trường mẫu giáo. Với người lớn là người lành mang trùng người ta thấy rằng 80% người lớn mắc bệnh tay chân miệng không phát ra ngoài nên trong hộ gia đình phải lưu ý. Cộng đồng nên nhớ 3 điều ăn sạch, ở sạch, bàn tay sạch để phòng bệnh. Ở các trường mẫu giáo nếu các em có biểu hiện tay chân miệng phải cách ly ngay và cho trẻ nghỉ học 10 ngày ở nhà cho đến khi hết bệnh mới trở lại lớp học./

VOH:  Xin cảm ơn ông.

Nhất Hương 

Tin Audio Liên Quan

Bình luận

Đọc Báo