Kỳ 1: Đồng hành cùng bầu cử: Sức mạnh toàn dân - Thời sự 5g30 28/4/2021

Qua 3 lần hiệp thương và các hội nghị tiếp xúc cử tri, đến thời điểm hiện tại, khi danh sách các ứng cử viên Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026

Qua 3 lần hiệp thương và các hội nghị tiếp xúc cử tri, đến thời điểm hiện tại, khi danh sách các ứng cử viên Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 được niêm yết công khai, rộng rãi, cử tri cũng hiểu biết phần nào về những người mà họ có quyền lựa chọn trong ngày bầu cử 23/5 sắp tới. Việc tìm hiểu tiểu sử, lý lịch của từng ứng cử viên, đặc biệt lời hứa trong chương trình hành động của từng ứng cử viên nếu họ được cử tri tín nhiệm trở thành đại biểu của dân phải hội tụ đủ những tiêu chuẩn, tố chất, kỹ năng, điều kiện, năng lực để thực hiện hoạt động của người đại biểu dân cử trong suốt nhiệm kỳ. Trên tinh thần đó, công tác chuẩn bị bầu cử phải được thực hiện nghiêm túc, dân chủ, kịp thời, đúng pháp luật; phù hợp với điều kiện thực tế; đảm bảo an toàn, tiết kiệm và hiệu quả. Đài TNND TPHCM tiếp tục thực hiện tọa đàm Đồng hành cùng bầu cử, chủ đề: Sức mạnh toàn dân, kỳ 1 của chủ đề này có sự tham gia của các vị khách mời:

-  PGS.TS Hà Minh Hồng, nguyên Trưởng Khoa Lịch sử Việt Nam, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.

- Luật sư Nguyễn Văn Hậu, Phó Chủ tịch Hội luật gia Thành phố, Thành viên Hội đồng tư vấn về Dân chủ - Pháp luật Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh, qua sự dẫn dắt của Ngọc Bích và Hà Diễm.

*VOH: Điều 27, Hiến pháp quy định “Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân. Việc thực hiện các quyền này do luật định”. Nhiều người bàn luận về vấn đề bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân là “quyền và nghĩa vụ” hay “quyền và trách nhiệm” của mỗi người dân. Thưa Luật sư Nguyễn Văn Hậu, quan điểm của ông như thế nào về vấn đề này?

Luật sư Nguyễn Văn Hậu: Tôi thấy đây là nghĩa vụ vừa là trách nhiệm của mỗi công dân. Bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân đây là cơ hội để người dân chúng ta thực hiện quyển làm chủ của mình, để lựa chọn bầu ra những đại biểu tiêu biểu có đức, có tài, xứng đáng đại diện cho mình tại Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. Hiến pháp và Luật quy định đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân là đại diện cho cử tri nơi mình bầu ra mình và nhân dân cả nước, và mọi công dân thì phải thực hiện nghiêm quyền bầu cử của mình, thì công tác xây dựng và củng cố nhà nước pháp quyền do dân, vì dân mới thực sự ý nghĩa chính xác và hiệu quả. Luật bầu cử có quy định là khi cử tri viết phiếu bầu không ai được xem, kể cả thành viên của tổ bầu cử. Và cử tri được quyền tự do lựa chọn người được tín nhiệm, cũng như không bị tác động bởi sự can thiệp ý chí bởi người khác. Đối với cử tri khi cầm lá phiếu đi bầu, thì tôi thấy đây là niềm vinh dự và tự hào thực hiện quyền công dân Hiến định chúng ta quy định. Đó vừa là trách nhiệm, vừa là nghĩa vụ để chúng ta lựa chọn, dành lá phiếu cho những ứng cử viên đủ tài và đủ đức. Quy định của pháp luật, mọi công dân khi đến tuổi thì có quyền bầu cử. Trích điều 30 của Luật bầu cử những người sau đây không được ghi tên vảo danh sách cử tri, hoặc xóa tên, hoặc bổ sung vào danh sách cử tri để đồng bào cử tri nắm rõ. Thứ nhất là những người bị tước quyền bầu cử, cái này bị tòa án tước quyền bầu cử của mình, thứ hai là những người bị kết án tử hình đang chờ thi hành án, thứ ba là người đang chấp hành án đang được hưởng án treo, người mất năng lực hành vi dân sự, ngoài ra những đối tượng khác như người bị ốm đau, già, yếu, khuyết tật, họ không thể đến phòng bỏ phiếu được, những người bị tam giam, tạm giữ, người vị cách ly tập trung đang điều trị Covid-19 không thể đến phòng bỏ phiếu được, thì tổ phiếu phụ, phiếu bầu đến từng cơ sở này. Trường hợp phải sử dụng hòm phiếu phụ, thì tổ trưởng tổ bầu cử chịu trách nhiệm kiểm tra số lượng phiếu bầu phát ra cho các thành viên tổ bầu cử theo cùng hòm phiếu phụ. Sau khi những cử tri này bỏ phiếu xong thì tổ bầu cử mang ngay hòm phiếu phụ về tổ bầu cử. Nhân đây, xin nói rõ thêm Nhà nước ta không hạn chế quyền hiến định đó là quyền ứng cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân của bất kể công dân nào nếu như điều kiện theo luật định. Do đó, Mặt trận Tổ quốc trong hệ thống sẽ kiểm tra, giám sát chặt chẽ danh sách ứng cử, đặc biệt những trường hợp không được ứng cử theo quy định của điều 37. Bởi vì mỗi khi thời gian ứng cử có nhiều khiếu nại, thắc mắc thì Luật lần này cũng quy định rõ.

*VOH:: Vấn đề dân chủ đã được thực hiện như thế nào từ những kỳ bầu cử đầu tiên tới nay? Xin mời ý kiến của Ông Hà Minh Hồng:

Ông Hà Minh Hồng: Chúng ta thấy những vấn đề dân chủ trong bầu cử ở Việt Nam từ năm 1946 đến nay có nhiều điểm khác biệt, so với nền dân chủ bầu cử của nhiều quốc gia khác. Ví dụ chúng ta thấy là sự bắt đầu của dân chủ trong bầu cử của chúng ta, sự khởi đầu bắt đầu từ sau ngày Quốc khánh, ngày độc lập. Ngày 3/9/1945 Bác nói: Trước chúng ta đã bị chế độ quân chủ chuyên chế cai trị, rồi đến chế độ thực dân không kém phần chuyên chế, cho nên nước ta không có Hiến pháp. Mục đích của vấn đề dân chủ là phải có Hiến pháp. Nhân dân ta không được hưởng quyền tự do dân chủ, nên phải có Hiến pháp dân chủ. Vì thế trong buổi họp đầu tiên của Chính phủ, thì Người đã nói, tôi đề nghị Chính phủ tổ chức càng sớm càng hay cuộc Tổng tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu. Tất cả công dân gái, trai 18 tuổi đều có quyền ứng cử và bầu cử, không phân biệt giàu nghèo, tôn giáo, dòng giống, đây là cái thấy được xác lập nền dân chủ, xác lập bầu cử dân chủ được xác lập rất sớm từ ngày đầu tiên, những phút đầu tiên nền độc lập của chúng ta. Thông qua đó xác lập ở mấy vấn đề: một là xác lập vấn đề là tổ chức bầu cử là Chính phủ tổ chức, mở đầu cho cơ chế là Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ. Thứ hai là xác lập chế độ phổ thông đầu phiếu bằng hình thức tổng tuyển cử. Thứ ba là vấn đề phát huy vai trò làm chủ, để mở rộng phát huy dân chủ ngay từ đầu Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có 2 sắc lệnh rất quan trọng mà chúng tôi chú trọng, một là sắc lệnh 71 ký ngày 12/12/1945, đây là sắc lệnh quan trọng để ban hành quy định về thủ tục ứng cử, trong đó quy định này rất đơn giản, rất thuận lợi và rất độc đáo, hoàn toàn mang tính dân chủ, cần nghiên cứu thêm. Sau khi thực hiện sắc lệnh đó, khi thấy có những nhân sĩ muốn ra ứng cử nhưng không đủ thời giờ để nộp đơn và vận động tranh cử, thì Chủ tịch Hồ Chí Minh lại ký sắc lệnh 76 ngày 18/12/1945 để hoãn tổng tuyển cử đến ngày 6/1, và điều kiện quan trọng nhất là kéo dài thời hạn nộp đơn ứng cử đến ngày 27/12/1945 để những người ứng cử có quyền ứng cử, có nguyện vọng ứng cử, đủ thời gian để nộp đơn ứng cử, vận động tranh cử. Việc phát huy quyền dân chủ của người dân ngay từ lúc đầu đã tạo mọi điều kiện như vậy. Vấn đề thứ hai cũng được xác lập ngay từ đầu, đó là vấn đề trực tiếp bầu cử hay gián tiếp bầu cử, cũng là hai vấn đề mà đến hiện nay thấy được là những người chống đối bên ngoài đòi hỏi chuyện này chuyện kia, nhưng quyền trực tiếp bầu cử của người dân từ cuộc bầu cử lần đầu tiên cho đến tận nay chúng ta vẫn kiên trì trực tiếp bầu cử. Trực tiếp ở đây là trực tiếp lựa chọn các đại biểu xứng đáng đại diện cho quyền lợi của mình tham gia vào hệ thống cơ quan quyền lực nhà nước từ Quốc hội cho đến Hội đồng nhân dân các cấp. Thì bầu cử trực tiếp phản ánh nguyên tắc rất quan trọng, rất tiến bộ của công tác bầu cử, mà thế giới lúc đó, thời điểm đó nhiều quốc gia chưa đạt đến đâu, nhiều quốc gia gọi là dân chủ nhưng chưa đạt đến. Đến sau này đến tận những năm 70 thậm chí đến cuối thế kỷ 20 thì nhiều quốc gia mới thay đổi trong vấn đề này. Vấn đề trực tiếp thể hiện trong mấy vấn đề, đó là chế độ phổ thông đầu phiếu thể hiện trực tiếp ở chỗ bỏ phiếu tự do, trực tiếp, bỏ phiếu kín, nhân dân có quyền trực tiếp thông qua cơ quan hệ thống quyền lực bãi miễn vấn đề bầu cử đặt ra. Đặc biệt thông qua những vấn để này, bởi vì nhân dân trực tiếp, mỗi người dân trực tiếp nên vai trò của tổ chức không phải là trung gian mà đại diện cho dân, tức là vai trò của Mặt trận, hệ thống tổ chức của Mặt trận ở Trung ương, địa phương là hết sức quan trọng, để thực hiện vai trò của người điều hành vấn đề này. Vai trò hiệp thương dân chủ để lựa chọn, vai trò giới thiệu người ứng cử, tham gia các tổ chức phụ trách bầu cử thế nào, vai trò của Mặt trận. Như vậy ngay từ đầu, ngay từ những năm 1945,1946, cho đến giai đoạn hiện nay, thì chúng tôi cho rằng vấn đề dân chủ trong bầu cử đã được thể hiện, nhất quán như thế, từ đó đến nay ngày càng hoàn thiện hơn hệ thống này, hoàn thiện về văn bản, hoàn thiện tất cả hơn về quy định, chế độ, hoàn thiện trong vấn đề hiến pháp để đề cập đến vấn đề bầu cử. Từ đó đến nay chúng ta thấy là không phải ngẫu nhiên mà có kết quả đó mà quá trình hoàn thiện dần. Chúng tôi tin rằng sự hoàn thiện này hoàn toàn phản ánh rất rõ bản chất chế độ dân chủ mà chúng ta đã xác lập từ năm 1945 đến nay.

*VOH: Xin cám ơn ý kiến của ông Hà Minh Hồng về vấn đề thực hiện dân chủ trong các kỳ bầu cử.

VOH

Tin Audio Liên Quan

Bình luận

  • Bùi Hoàng 21:27, 10/05/2021
    Hiến pháp và luật qui định đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân là đại diện cho cử tri nhân dân cả nước.

Đọc Báo