Công tác chăm sóc nạn nhân chất độc da cam/dioxin – Thời sự 5g30 10/08/2019

(VOH) - Nhiều căn bệnh nguy hiểm do chất độc da cam/dioxin gây ra không chỉ đau đớn về thể xác mà tổn thương nghiêm trọng về tinh thần mà bao năm qua người dân phải gánh chịu.

Chiến tranh kết thúc đến nay đã 44 năm, nhưng hậu quả để lại rất nặng nề. Trong đó, thảm họa da cam là một trong những di chứng với nỗi đau bất tận nhất đối với người dân và di truyền qua nhiều thế hệ. Nhiều căn bệnh nguy hiểm do chất độc da cam/dioxin gây ra không chỉ đau đớn về thể xác mà tổn thương nghiêm trọng về tinh thần mà bao năm qua người dân phải gánh chịu. Nhân kỷ niệm 58 năm thảm họa da cam Việt Nam (10/8/1961 - 10/8/2019), phóng viên VOH phỏng vấn Thiếu tướng Trần Ngọc Thổ - Chủ tịch Hội nạn nhân chất độc da cam/dioxin thành phố Hồ Chí Minh về kết quả hoạt động và công tác vận động nguồn lực, chăm sóc, giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam/dioxin.

*VOH: Thưa thiếu tướng, thời gian qua, hội nạn nhân chất độc da cam/dioxin TPHCM đã có những hoạt động gì để hỗ trợ, giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam?

- Thiếu tướng Trần Ngọc Thổ: Với khả năng của Hội, chăm lo, tìm hiểu cuộc sống, khó khăn thì Hội giúp đỡ. Thứ hai, hội cấp vơn cho những nạn nhân còn có khả năng xoay sở được cho gia đình, hai nữa là cấp học bổng cho các cháu, sửa được mười mấy căn nhà tình nghĩa, cũng đầy đủ, nạn nhân da cam rất phấn khởi. Nói chung hoạt động năm nay tương đối đồng đều.

Dù tuổi cao nhưng Thiếu tướng Trần Ngọc Thổ vẫn miệt mài nghiên cứu, đấu tranh giành công bằng cho nạn nhân chất độc da cam/dioxin. Ảnh: baolongan

*VOH: Nhân kỷ niệm Ngày vì nạn nhân chất độc da cam năm nay, Hội có những hoạt động gì?

- Thiếu tướng Trần Ngọc Thổ: Năm nay có đặc biệt hơn mọi năm, kỷ niệm 58 năm thảm họa da cam và đồng thời thực hiện Chỉ thị 43 của Bộ Chính trị về vấn đề chăm lo cho nạn nhân chất độc da cam trong kháng chiến, cho nên hoạt động năm nay so với mọi năm chu đáo và chặt chẽ hơn, cụ thể tiến hành xây dựng làng cam để đưa những người không nơi nương tựa về nuôi dưỡng, đồng thời trị liệu cho những nạn nhân bị nhiễm và phơi nhiễm như chúng tôi chẳng hạn, ở thế hệ thứ nhất hiện nay trên thành phố Hồ Chí Minh còn 5 ngàn cựu chiến binh còn có trường hợp như vậy. Cho nên phát động tất cả những công việc gì có thể làm được trong năm nay. Ngoài ra đến thăm các nạn nhân đặc biệt khó khăn không còn đủ khả năng tự giải quyết công việc của mình thì giúp đỡ tài chính cho họ phần nào xoa dịu nỗi đau, đồng thời cấp vốn cho họ để họ tự vươn lên trong cuộc sống bằng tự tay mình chứ không dựa dẫm vào xã hội, đồng thời chăm sóc cho các con em của nạn nhân về học phí. Tới đây khi làng cam xây dựng xong thì có một lớp chuyên dạy nghề cho con em của nạn nhân da cam, tập trung dạy nghề cho các cháu để các cháu có thể làm được, kiếm ra tiền để có thể nuôi được bản thân các cháu. Ngoài ra, Hội còn vận động các mạnh thường quân nước ngoài.

*VOH: Trong công tác chăm sóc, hỗ trợ nạn nhân chất độc da cam/dioxin, Hội đã phát huy vai trò là tổ chức xã hội đặc thù như thế nào nhằm kêu gọi nguồn lực để cùng chăm lo cho nạn nhân chất độc da cam/dioxin?

- Thiếu tướng Trần Ngọc Thổ: Nguồn lực thì cũng dựa trên Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, cũng có nhiều công văn gửi đi chỉ đạo giúp cho nạn nhân da cam vượt khó vươn lên. Phải nói là nạn nhân da cam là những người nghèo nhất trong những người nghèo của xã hội Việt Nam, ho nên nguồn lực chủ yếu là mạnh thường quân, các công ty, những cần thiết gì họ cũng mang đến Hội, hội chuyển qua bằng nhiều hình thức đến từng cá nhân. Nói chung năm nay các mạnh thường quân cùng hội đến từng gia đình nạn nhân da cam, đi một số trọng điểm, đến tận nơi, trao tận nhà. Bây giờ không phải chuyện đặc thù mà với sự chung tay của xã hội, ưu tiên nhất là nạn nhân da cam.

*VOH: Từ nguồn hỗ trợ trên, công tác chăm sóc, giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam được hội triển khai thực hiện như thế nào?

- Thiếu tướng Trần Ngọc Thổ: Việc chăm sóc nạn nhân chất độc da cam chủ yếu dựa vào kinh phí của mạnh thường quân. Nhà nước trợ cấp cho những người kháng chiến cũ, còn những người khác tự lo, cho nên hội phải chăm lo vấn đề này.

*VOH: Về dự án Trung tâm Nuôi dưỡng, điều trị và dạy nghề cho nạn nhân bị nhiễm chất độc da cam (gọi là Làng Cam) đến nay như thế nào?

- Thiếu tướng Trần Ngọc Thổ: Về kế hoạch đã xong hết rồi, chỉ còn chọn ngày để khởi công thôi còn đất thì thành phố cấp cho 49.000m2, thứ hai thì tiền chúng tôi đi vậy động được gần chục tỷ. Đồng thời công ty ông Nguyễn Chí Dũng sẽ đăng ký làm hết toàn bộ số còn lại. Tổng ngân sách chúng tôi chi vào công trình này gần 100 tỷ, cho nên đang xây dựng bước một. Chúng tôi xây dựng nơi nuôi dưỡng những người không còn cha mẹ nuôi nữa thì đem về nuôi trước. Thứ hai thành lập trung tâm tẩy độc để tiêu đọc, trị liệu cho những người bị phơi nhiễm, loại bớt chất độc ra tăng thêm tuổi thọ. Công việc làm rất quyết liệt từ nay đến cuối năm.

*VOH: Ngoài Làng Cam mà thiếu tướng vừa cho biết thì những hoạt động nào nữa Hội chăm lo cho các nạn nhân chất độc da cam trong thời gian tới?

- Thiếu tướng Trần Ngọc Thổ: Hai vấn đề quan trọng hiện nay phải làm, đặc biệt quận 1, quận 5, Bình Chánh, Củ Chi tập trung vào hai vấn đề cơ bản: một là chăm sóc sức khỏe, hai là tìm hiểu cuộc sống của họ. Trong đó kiểm tra nhà ở, sinh hoạt có gì khó khăn thì tập trung lo cho họ. Giúp học bổng cho các cháu học giỏi. Đó là hai việc chủ chốt chăm sóc sức khỏe và đời sống, nói chung chăm lo đến đầy đủ, cuối cùng làm sao từng bước ổn định cuộc sống cho họ thoải mái.

*VOH: Cảm ơn thiếu tướng.

Ngọc Thanh

Bình luận

Đọc Báo