Cơ hội hình thành trung tâm đồ nội thất thế giới ở Việt Nam - Thời sự 11g00 08/12/2018

Ngày 7/12, tại TPHCM, Hội Thủ công Mỹ nghệ và Chế biến Gỗ TPHCM tổ chức hội thảo cơ hội từ thương mại Mỹ - Trung Quốc giữa 2 làn Hiệp định EVFTA, CPTPP và sự hình thành TT Đồ nội thất thế giới tại VN.

Các đại biểu đã nghe giới thiệu và trả lời về những vấn đề như vận hội phát triển ngành công nghiệp đồ gỗ và nội thất Việt Nam, cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ Trung Quốc và 2 hiệp định thương mại tư do EVFTA, CPTPP, nội lực công nghiệp đồ gỗ và nội thất Việt với Hiệp định VPA/Flegt và Luật Lâm nghiệp, cơ hội mở rộng đồ nội thất ở thị trường Mỹ, vì sao một số doanh nghiệp nước ngoài chọn Việt Nam đề đầu tư phát triển sản xuất và thương mại đồ nội thất, vấn đề đào tạo nguồn nhân lực kế thừa cho ngành...

Từ cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc, áp thuế từ 10% đến 25%, hiện đã có nhũng dịch chuyển đầu tư của doanh nghiệp ngành gỗ từ nước ngoài vào Việt Nam, kể cả gian lận, lẩn tránh xuất xứ đồ gỗ. Đây là cơ hội nhưng cũng là thách thức cho doanh nghiệp ngành gỗ Việt Nam, để phát triển ngành, Thứ trưởng Bộ Công Thương, ông Trần Quốc Khánh cho rằng: "Có những điều chúng ta tưởng như cơ hội, thí dụ như xung đột thương mại Mỹ - Trung, nhưng khi đi sâu phân tích thì rủi ro cũng rất lớn, hay ít nhất cơ hội cũng không lớn như chúng ta tưởng. Có những điều tưởng như sức ép, thách thức, thí dụ như tuân thủ Hiệp định Flegt, nhưng nếu chúng ta tiếp cận vấn đề một cách toàn diện hơn, đây chính là cơ hội. Từ đây, có thể suy ra, một ngành chế biến gỗ thực sự hiệu quả và chất lượng, đáp ứng được quy tắc xuất xứ Việt Nam, nói không với các hành vi lẩn tránh, thục sự quan tâm đến người tiêu dùng và đáp ứng được yêu cầu của thời đại về bảo vệ môi trường, biết nói không với gỗ bất hợp pháp, chắc chắn sẽ là một ngành có thể phát triển mạnh trong dài hạn mà không cần phải quá để ý đến việc Mỹ - Trung đang làm gì".

Nội lực công nghiệp đồ gỗ, nội thất Việt hòa tòan đáp ứng được nhu cầu của thị trường thế giới, của nhiều quốc gia như Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Canada, Úc... ông Tim Liston, Phó Tổng Lãnh sự quán Mỹ tại Việt Nam cho biết, hiện cơ hội hàng hóa từ Việt Nam sang Mỹ và ngược lại đều tốt. Ngành gỗ, nôi thất sẽ có nhiều lợi thế địa lý tương đồng và thế mạnh từ các hiệp định thương mại khu vực, Mỹ cũng đang mở rộng cửa cho doanh nghiệp Việt vào thị trường. Vì thế, bên cạnh việc các doanh nghiệp đầu tư công nghệ, tự động hóa, xây dựng thương hiệu, đào tạo quản trị... ngành gỗ, nội thất Việt còn phải bảo đảm đáp ứng đòi hỏi về nguồn gỗ hợp pháp, Việt Nam kiên quyết nói không với gỗ bất hợp pháp, ông Hà Công Tuấn, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn khẳng định: "Hiệp định EVP và Flegt, trước hết chúng ta phải thực hiện những quy định về đảm bảo quản trị rừng bền vững, kiểm soát nguồn gỗ và lâm sản hợp pháp, đảm bảo những điều kiện về môi trường, văn hóa xã hội nhân sinh để hướng đến mục tiêu phát triển bền vững của đất nước ta cũg nhnư những hiệp định chúng ta đã ký kết, như vậy, chúng ta sẽ có được thương hiệu tốt, có được giá trị gia tăng cao hơn. Tức là chúng ta bán được nhiều sản phẩm hơn, giá tốt hơn, chuỗi giá trị tăng cao và lợi nhuận tăng thêm. Như vậy sẽ quay trở lại, nâng cao thu nhập doanh nghiệp và cùng với thực hiện liên kết chuỗi để nâng cao thu nhập của người trồng rừng, nâng cao đời sống người dân".

Theo các chuyên gia trong ngành, thị trường đồ gỗ, nội thất toàn cầu, có giá trị sản xuất 140 tỷ đô la Mỹ và giá trị thương mại trên 450 tỷ đô la Mỹ. Trong đó, 11 tháng của năm 2018, Việt Nam xuất khẩu đồ gỗ, nội thất đạt 9 tỷ đô la Mỹ và cả năm 2018, dự kiến đạt 9,5 tỷ đô la Mỹ. Đến năm 2020, kim ngạch có thể lên đến 12-13 tỷ đô la Mỹ.

Nguyễn Thắng

Bình luận

Đọc Báo