Có đi có đến, có làm mới điều chỉnh được thiếu sót hạn chế - Thời sự 11g00 30/07/2019

(VOH) - Dự kiến đến năm 2020, toàn thành phố sẽ áp dụng hình thức phòng họp không giấy.

Mới đây, thành phố Hồ Chí Minh đã triển khai hệ thống phòng họp không giấy và ứng dụng "Giao việc tức thời - nhắc việc thông minh" áp dụng tại trụ sở Ủy ban nhân dân Thành phố, dự kiến hình thức này giúp giảm 30% giấy tờ, 40% chi phí cho việc họp hành, cải cách hành chính.

phòng họp không giấy, giao việc tức thời, nhắc việc thông minh, thành phố thông minh

Lãnh đạo Thành phố trải nghiệm mô hình phòng họp không giấy

Dự kiến đến năm 2020, toàn thành phố sẽ áp dụng hình thức phòng họp không giấy. Việc triển khai hệ thống phòng họp không giấy và ứng dụng "Giao việc tức thời - nhắc việc thông minh" là bước tiến quan trọng của thành phố trong việc hướng đến một nền hành chính công hiện đại, dựa trên nền tảng công nghệ tiên tiến, phù hợp với đòi hỏi thực tiễn và xu hướng phát triển trên thế giới. Đồng thời, cũng thể hiện quyết tâm, nỗ lực của lãnh đạo Thành phố trong việc ứng dụng công nghệ thông tin, hướng tới mục tiêu chính quyền không giấy tờ. Hiện nay, hình thức này đã được một số quận huyện trên địa bàn Thành phố bắt đầu triển khai áp dụng trong đó có quận Bình Tân. Phóng viên VOH đã phỏng vấn ông Lê Văn Thinh – Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận Bình Tân về vấn đề này. Mời quý vị cùng theo dõi:

VOH: Bình Tân đang triển khai hình thức “phòng họp không giấy”, thực tế hình thức này áp dụng theo ông có thực sự thuận tiện và khả thi không?

Ông Lê Văn Thinh: Tôi nghĩ rằng thuận tiện và khả thi. Hiện nay hầu hết mọi người đều có smartphone, nói chung là số đông. Mà đặc biệt cán bộ công chức gần như ai cũng có thiết bị đó hết. Tôi nghĩ rằng, nếu chúng ta kết nối kế hoạch của Thành phố để triển khai câu chuyện phòng họp không giấy, tôi tin rằng chúng ta hoàn toàn có cơ sở để làm. Tuy nhiên, về phía Nhà nước, một số phòng họp chuyên đề của mình, thì cũng nên tự mình bố trí ngay trang thiết bị để phục vụ cho những người dự họp, kể cả không phải công chức của mình. Ví dụ như những đoàn khách khác người ta tới, họ không có những thiết bị như mình nghĩ vẫn có thể sử dụng được.

VOH: Đối với những cuộc họp quy mô cấp quận, huyện, quận Bình Tân đã trang bị những thiết bị cần thiết để tổ chức các cuộc họp, triển khai hình thức “cuộc họp không giấy” hay chưa?

Ông Lê Văn Thinh: Tùy theo nội dung tính chất cuộc họp, có những nội dung, tính chất cuộc họp chúng ta triển khai trên các thiết bị như thế để tiết kiệm chi phí, lãng phí khác về vấn đề bảo vệ môi trường. Nhưng cũng có những nội dung cuộc họp phải có báo cáo bằng giấy, có những loại văn bản phải thể hiện bằng giấy.

VOH: Ông có lo ngại về vấn đề an toàn thông tin khi triển khai phòng họp không giấy?

Ông Lê Văn Thinh: Về nguyên tắc chung sử dụng phương án nào thì đều phải có cơ chế để bảo mật hết.

VOH: Bình quân một tuần quận tổ chức bao nhiêu cuộc họp?

Ông Lê Văn Thinh: Bình quân như tôi, mỗi một tuần tôi bình quân từ 5 cho đến 10 cuộc họp, đó là mới chủ tịch không thôi. Tôi còn có thêm 4 đồng chí chủ tịch nữa. Phía Ủy ban nhân dân Thành phố phải từ 30 đến 50 cuộc họp là cả tập thể thường trực ủy ban.

VOH: Vậy theo ông làm sao để triển khai phòng họp không giấy cấp cơ sở đạt hiệu quả?

Ông Lê Văn Thinh: Cũng giống như bước đầu Ủy ban nhân dân thành phố, Hội đồng nhân dân Thành phố triển khai ứng dụng này. Có thể bước đầu ai sử dụng cũng bỡ ngỡ, kể cả cơ quan chuẩn bị thấy cũng chưa có đảm bảo. Thì có đi có đến, có làm thì mới điều chỉnh được thiếu sót hạn chế. Tôi tin rằng, với một xu hướng chung, chúng ta phải tiến tới ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục hành chính, trong điều hành các buổi họp. Có những việc hiện nay như công tác kiểm phiếu, nếu ứng dụng công nghệ thông tin thì chúng ta làm rất nhanh không phải chờ. Rất là khách quan, máy tính người ta tính. Khi ứng dụng công nghệ thông tin trong điều hành các cuộc họp nói chung, nó có nét đặc trưng, mọi quận, huyện đều có đặc thù giống nhau.

VOH: Xin cảm ơn ông

Lệ Loan

Tin Audio Liên Quan

Bình luận

Đọc Báo