Bài 2: Tránh rơi vào “bẫy” xuất khẩu lao động - Thời sự 11g00 5/8/2020

.(VOH) - Thống kê của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, trung bình mỗi năm nước ta đưa khoảng 80.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài, chiếm hơn 5% tổng số lao động được giải quyết việc làm.

Cả nước có khoảng 500.000 lao động đang làm việc tại hơn 40 quốc gia và vùng lãnh thổ với hơn 30 nhóm ngành nghề khác nhau. Thời gian qua tỷ lệ lao động đi xuất khẩu lao động theo kênh chính thức tăng nhưng tỷ lệ lao động đi “chui” cũng tăng theo đáng kể. Tiếp tục Loạt bài: Cảnh giác trước “chiêu lừa” đi lao động nước ngoài của nhóm Phóng viên Phú Sơn, Huệ Như và Phương Dung, mời quý vị nghe phóng viên Phương Dung phỏng vấn bà Trần Thị Vân Hà – Trưởng phòng Thông tin - Cục Quản lý lao động ngoài nước – Bộ Lao động Thương binh và Xã hội:

* VOH: Thưa bà, những năm qua, xuất khẩu lao động đang được một bộ phận người lao động lựa chọn với mong muốn thay đổi cuộc đời, thoát nghèo. Vậy nhưng, với sự hiểu biết còn hạn hẹp, nhiều người đã nhắm mắt đưa tiền và trở thành “con mồi” của những kẻ lừa đảo. Vậy bà cho biết thực trạng lừa đảo trong xuất khẩu lao động thời gian qua xảy ra như thế nào?

Bà Trần Thị Vân Hà: Thời gian vừa qua vẫn còn một thực trạng hết sức nhức nhối, do quá nhiều thông tin trên mạng xã hội và trên internet các trang điện tử có những thông tin nhiễu loạn về các cơ hội có thể đi làm việc ở nước ngoài. Đây là một tình trạng rất trăn trở của các cơ quan chức năng và cũng rất đáng tiếc là người lao động mắc bẫy những thông tin lừa đảo và đóng tiền và đặt niềm tin vào những cơ hội mà nó không có trên thực tế. Các thủ đoạn mà những kẻ trung gian có mồi thường sử dụng đối với các thị trường rất hot như Hàn Quốc, Nhật Bản. Cách lừa là NLĐ thường đi làm không đúng như với mục đích. Chúng dỗ dành NLĐ đi qua các kênh như đi du học hoặc kết hôn và có thể tìm được việc làm ở nước ngoài và những việc làm này không được đảm bảo. Thậm chí có những trường hợp lừa đảo thu tiền của NLĐ nhưng NLĐ không thể xuất cảnh được đó là những cách lừa đảo đưa người lao động vào tròng để thu tiền.

* VOH:   Vậy những trường hợp lừa đảo xuất khẩu lao động xảy ra trong thời gian qua thì thủ đoạn của bọn lừa đảo thường tiến hành như thế nào?

Bà Trần Thị Vân Hà: Dựa trên quá nhiều những thông tin trên thị trường, thậm chí còn dựa trên cả những thông tin chính thống của các cơ quan chức năng đưa ra, cụ thể là của Cục lao động ngoài nước của Bộ LD9TB và XH đưa ra những thông tin, những chính sách mới, những cơ hội việc làm ở nước ngoài theo chương trình quốc gia thì bọn lừa đảo cũng có những thông tin nhái lại như thế hoặc có những thông tin cò mồi đi qua trung gian rỉ tai qua người quen đến tận gia đình NLĐ hoặc thông qua những văn phòng tư vấn du học, giới thiệu việc làm, các trung tâm và tổ chức không có chức năng và cấp phép của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội để đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài. Có những trường hợp họ mượn cả người nước ngoài đến tham gia tuyển chọn để lừa NLĐ. Thậm chí còn dựa vào loại VISA với áp dụng và những chính sách mới của các nước tiếp nhận như là Hàn Quốc và Nhật Bản để tư vấn làm cho NLĐ tin tưởng vào cơ hội để đóng tiền. Đây là những thủ đoạn rất tinh vi. Thậm chí lặp đi lặp lại rất nhiều lần và rất nhiều người lao động bị lừa. Thậm chí người lao động còn tin cả người thân của mình về cơ hội việc làm này trong khi người thân của họ lại cũng là nạn nhân. Thông điệp mà họ đưa ra thường là việc nhẹ, lương cao và điều kiện đăng ký rất dễ dàng. Chỉ cần người lao động là có thể tham gia vào chương trình đó. Ví dụ như từ năm 2028 – 2019 thì loại Visa E7 dành cho LĐ kỹ thuật cao ở thị trường Hàn Quốc bị những cò mồi trung gian áp dụng để lừa đảo người lao động rất nhiều trong khi người lao động không có đủ đều kiện như bằng cấp, trình độ, kỹ năng, kinh nghiệm để dự tuyển loại Visa này thì người lao động không thể xuất cảnh sang Hàn Quốc làm việc được. Đấy là những thủ đoạn mà cò mồi và các đơn vị trung gian thường sử dụng để lừa đảo.

* VOH:  Khi xảy ra những trường hợp như vậy cần xử lý ra sao sao thưa bà?

Bà Trần Thị Vân Hà: Khi xảy ra những trường hợp như vậy thì người lao động cần kiểm tra thông tin mà người lao động nhận được trước khi nộp tiền có thể gọi đến đường dây nóng của Cục lao động ngoài nước hoặc kiểm tra công ty đã đưa ra thông tin đó họ có được cấp phép hay không thì có thể kiểm tra thông tin trên trang của Cục lao động ngoài nước, hay Bộ LĐTB và XH hoặc các chương trình đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài phi lợi nhuận mà Bộ triển khai trực tiếp theo chương trình quốc gia giữa Việt Nam và các nước tiếp nhận ở tại trang web của Trung tâm Lao động ngoài nước trực thuộc Bộ LĐTB và XH. Nếu những đơn vị đưa ra thông tin này mà không có chức năng, danh sách ở trên các trang chính thống của Bộ đang triển khai thì NLĐ có thể chuyển thông tin đến cơ quan Công an. Riêng TPHCM và các tỉnh phía nam có thể phản ánh tới thanh tra của Sở LĐTB và XH hoặc cơ quan Công an nơi người lao động cư trú hoặc nơi đơn vị đó có trụ sở tại đó.

* VOH:  Làm thế nào để tránh rơi vào bẫy, Cục Quản lý lao động ngoài nước có biện pháp gì để tuyên truyền, hướng dẫn người lao động, cũng như cảnh báo giúp người lao động tránh bị lừa và tìm đến các dịch vụ uy tín, thưa bà?

Bà Trần Thị Vân Hà: Chúng tôi có những chương trình mới đưa lên trang thông tin điện tử của Cục LĐ ngoài nước là http://www.dolab.gov.vn và trang thông tin điện tử của Bộ LĐTB và XH. Ngoài ra chúng tôi có phối hợp thường xuyên và cung cấp thường xuyên thông tin tới cơ quan báo chí để cảnh báo vấn đề nổi cộm. Ngoài ra, chúng tôi còn phát hành tờ rơi và làm những cẩm nang chuyển cho cán bộ làm công tác tư vấn về xuất khẩu lao động ở địa phương đến cấp huyện xã. Đặc biệt là các trung tâm dịch vụ việc làm trực thuộc Sở LĐTB và XH, các Trung tâm dịch vụ việc làm có chức năng tư vấn của Đoàn Thanh niên và Hội Phụ nữ thì cũng có phối hợp với Bộ LĐTB và XH để tư vấn và hỗ trợ NLĐ khi muốn đi làm việc ở nước ngoài. Ngoài ra chúng tôi còn có các Trung tâm hỗ trợ tư vấn cung cấp thông tin cho NLĐ ở một số địa phương và điểm nóng nơi người lao động có mong muốn đi làm việc ở nước ngoài nhiều như là Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Ngãi, miền Trung, miền Bắc, còn ở miền Nam NLĐ có thể liên hệ trực tiếp với Sở LĐTB và XH địa phương hoặc các Trung tâm dịch vụ việc làm trực thuộc Sở để được tư vấn những chính sách và những cơ hội việc làm phù hợp, hợp pháp.

* VOH: Xin cảm ơn bà!

VOH

Tin Audio Liên Quan

Bình luận

Đọc Báo