Bài 2: Thiếu lao động ngành logistics – Thời sự 11g00  04/07/2019

(VOH) - Đến năm 2030, sẽ thiếu đến 2 triệu lao động từ các vị trí quản lý cao cấp cho đến vị trí lái xe nâng, xe tải, đó là tình trạng chung của nguồn nhân lực trong ngành dịch vụ logistics.

Là ngành xương sống trong lĩnh vực logistics, nhưng tình trạng nguồn lao động ngành này vừa thiếu, vừa yếu, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của thị trường lao động.

Các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI đánh giá, chất lượng lao động tại địa phương nơi họ hoạt động chỉ mới đáp ứng được 29% hoặc đáp ứng được một phần. Với lao động có kỹ năng cao và lành nghề khi tìm kiếm rất khó khăn như: vị trí cán bộ kỹ thuật, vị trí giám sát và quản lý. Trong khi đó, mục tiêu phát triển của ngành logistics đến năm 2025 đã được Thủ tướng phê duyệt, với tốc độ tăng trưởng 15 - 20%, tỷ trọng đóng góp vào GDP từ 8 - 10%.

Để đạt mục tiêu này, từ nay đến 2025, ngành logistics cần thêm 300.000 lao động chất lượng cao, có trình độ chuyên môn. Tuy nhiên, đến thời điểm này, ngành logistics Việt Nam vẫn đang đối diện với nhiều thách thức, đặc biệt là vấn đề về nhân lực.

Bài 2, trong loạt bài: Thiếu lao động ngành logistics có  nội dung phỏng vấn giữa Phóng viên Lệ Loan với Ông Lê Duy Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ Logistics Việt Nam:

 

VOH

Bình luận

Đọc Báo