TPHCM: 45 năm khát vọng vươn lên - Thành phố lên đèn 2/7/2021

TPHCM trong hơn 45 năm qua là đô thị lớn nhất cả nước về dân số và quy mô kinh tế.

Tổng sản phẩm trên địa bàn Thành phố (GRDP) tăng bình quân gần 7,8 %, duy trì vai trò đầu tàu kinh tế của đất nước, đóng góp hơn 22% GDP và hơn 26% thu ngân sách cả nước. Điều này cho thấy, hoạt động sản xuất, kinh doanh Thành phố luôn có hiệu quả và khẳng định một lần nữa sức mạnh nội tại của nền kinh tế Thành phố. Nhìn lại quá trình phát triển 45 năm qua, TPHCM đã trải qua không ít khó khăn, thách thức để đạt được những thành tựu to lớn

Từ năm 1991, khi bắt đầu hướng vào nền kinh tế xuất khẩu, lãnh đạo Thành phố lúc bấy giờ đã nghĩ ngay đến mô hình khu chế xuất, khu công nghiệp trong khi pháp luật về vấn đề này chưa có. Mô hình thí điểm đầu tiên đã thay đổi rào cản phát triển công nghiệp do cơ sở hạ tầng yếu kém, thủ tục xin giấy phép và triển khai dự án đầu tư phức tạp, mất quá nhiều thời gian. Để mở đường cho Khu chế xuất phát triển, ông Nguyễn Chơn Trung - nguyên Trưởng ban Quản lý Khu chế xuất và khu công nghiệp TPHCM cho biết:

45 năm qua, chứng kiến sự đổi thay từng ngày của TPHCM, Kiến trúc sư Nguyễn Văn Năm, nguyên Kiến trúc sư Trưởng TPHCM cho biết, Thành phố đã đạt nhiều thành tựu to lớn. Theo ông, hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông của TPHCM hợp lý, đây là bộ “khung sườn” để Thành phố phát triển. Những hệ thống khác như điện, nước ngày càng hoàn thiện, chính sách xã hội hóa, hệ thống trường học, bệnh viện, những nơi tập thể dục thể thao, kể cả hệ thống công viên và cây xanh đều được đầu tư, chăm lo tốt:

Phó giáo sư, Tiến sĩ Trần Hoàng Ngân, Viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển Thành phố cũng nhìn nhận sự đổi thay đáng mừng của Thành phố sau 45 năm phát triển:

Đến nay, TPHCM luôn khẳng định vai trò là một trung tâm kinh tế, tài chính, thương mại, dịch vụ của cả nước, là hạt nhân của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Vốn đầu tư vào phát triển kinh tế - xã hội của TPHCM tăng mạnh qua các năm. Theo đó, ước tính vốn tăng bình quân trên 12%/năm, theo giá thực tế tăng trên 20%/năm trong giai đoạn 2001 – 2019. Vốn đầu tư vào TPHCM có nhiều nguồn, từ Nhà nước, từ các doanh nghiệp tư nhân trong nước và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Tốc độ tăng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) bình quân giai đoạn 2001 – 2019 là 18,7%/năm so với cả nước là 17,4%/năm. Theo số liệu dự án thì tỷ trọng dự án FDI vào TPHCM chiếm trên 30% của cả nước.

Song song đó, TPHCM luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng thu ngân sách của nhà nước. Sự đóng góp này đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện chỉ tiêu thu ngân sách của quốc gia. Đến năm 2025, TPHCM phấn đặt mục tiêu là đô thị thông minh, thành phố dịch vụ, công nghiệp theo hướng hiện đại; GRDP bình quân đầu người đạt 8.500 đô la Mỹ… Để đạt được mục tiêu này, Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Thành Phong cho rằng:

Để TPHCM giữ vững vị thế đầu tàu của cả nước và vươn tầm quốc tế, trong những năm tới, theo Tiến sĩ Kinh tế Trần Du Lịch, TPHCM cần ưu tiên những chính sách và giải pháp mang tính đột phá như: Đột phá về hạ tầng giao thông kết nối Vùng, thực hiện cho kỳ được trong 5 năm tới, bao gồm hoàn thiện các tuyến cao tốc đã có trong quy hoạch:

Mặt khác, theo ông, cần một mô hình quản lý đô thị phù hợp để phát huy cao nhất thế mạnh về vị trí và vai trò của Thành phố. Động lực tăng trưởng kinh tế cần dựa vào 5 trụ cột, bao gồm: Công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp sạch, sản phẩm công nghệ; Dịch vụ cảng và Logistics; Giáo dục, đào tạo, khoa học-công nghệ gắn với trung tâm khởi nghiệp sáng tạo; Phát triển thị trường tài chính gắn với xây dựng trung tâm tài chính và thương mại Thủ Thiêm; Thị trường bất động sản gắn với quá trình đô thị hóa… Bằng thực tiễn sinh động, TPHCM luôn tìm ra con đường phát triển kinh tế phù hợp, tạo động lực lan tỏa, góp phần quan trọng cho sự đổi mới và phát triển kinh tế của cả nước.

Bình luận

Đọc Báo