Hình tượng hổ trong ngôn ngữ Việt Nam - Thành phố lên đèn 26/1/2022

(VOH) - Theo thống kê sơ bộ, người Việt Nam có hơn 1.200 câu ngạn ngữ, phương ngữ, thành ngữ, tục ngữ, ca dao, dân ca liên quan tới hổ.

Hổ còn là đề tài trung tâm của nhiều câu chuyện cổ tích, ngụ ngôn, huyền thoại, giai thoại. Hổ còn gợi nguồn cảm hứng mạnh cho nhiều thi sĩ để họ viết nên những bài thơ độc đáo như bài thơ Nhớ rừng kể về lời con hổ trong vườn bách thú của Thế Lữ (năm 1932).

Hổ cũng là đối tượng nghệ thuật hấp dẫn thể hiện trên các vật dụng sinh hoạt thường ngày, nơi thờ tự, nhà cửa. Câu chuyện về Hùm thiêng Yên Thế đề về lòng yêu nước của Hoàng Hoa Thám. Truyện Trí khôn của ta đây nhắc về câu chuyện trí tuệ chiến thắng sức mạnh.

Tục ngữ Hổ dữ chẳng nỡ ăn thịt con nói về tình cha mẹ dành cho con và mong muốn con cháu giỏi giang, làm vinh hiển gia đình, đất nước như câu: Hổ phụ sinh hổ tử.

Trong văn hóa Việt Nam tồn tại hai quan điểm song song về hổ, một quan điểm văn hóa đề cao và sùng kính sức mạnh, vẽ đẹp, tài trí của loài hổ đồng thời một quan điểm sợ và khinh gét, bài trừ loài mèo lớn này vì những nổi ám ảnh của loài hổ trong mối quan hệ với con người (câu chuyện trí khôn của ta đây, hổ thành tinh, yêu tinh hổ, phong trào săn giết hổ). Nhưng nhìn chung thì quan điểm văn hóa thứ nhất luôn thắng thế, cụ thể ra sao?

VOH

MC: Nam Hiệp - Bích Thảo

Bình luận

Đọc Báo