Nâng cao sức khỏe người cao tuổi trong đại dịch Covid-19 - Thời sự 11g00 1/10/2021

(VOH) - Theo các chuyên gia, lứa tuổi nào cũng đều có thể bị nhiễm SARs CoV-2, tuy nhiên người cao tuổi sẽ có nguy cơ dễ nhiễm bệnh hơn.

Vì vậy việc quan tâm chăm sóc sức khỏe, chủ động phòng chống dịch bệnh đối với người cao tuổi trước diễn biến phức tạp của đại dịch là vô cùng quan trọng. Sở dĩ như vậy bởi người cao tuổi thường có các bệnh nền mạn tính như tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn, khớp, loãng xương,… Người cao tuổi sức khỏe yếu, hệ miễn dịch và sức đề kháng suy giảm nên dễ mắc thêm các bệnh khác. Khi người cao tuổi mắc dịch bệnh thường bị rất nặng do tương tác của virus với bệnh lý nền cũng như tương tác của rất nhiều loại thuốc. Khi bị nhiễm Covid -19, cơ thể người cao tuổi có thể không đủ sức để chống lại chúng. Vì vậy việc chăm sóc sức khỏe người cao tuổi rất cần được đề cao, đặc biệt là trong thời điểm dịch bệnh đang bùng phát như hiện nay.

Nhân ngày Quốc tế người cao tuổi (01/10), phóng viên Phương Dung có cuộc trao đổi với bà Phạm Thị Hải Chuyền – Chủ tịch Hội Người cao tuổi Việt Nam, mời quý vị cùng nghe:

*VOH: Thưa bà, bà cho biết những kết quả nổi bật của Hội Người cao tuổi Việt Nam về công tác chăm lo cho người cao tuổi trong đại dịch Covid -19?

Bà Phạm Thị Hải Chuyền: Người cao tuổi là lớp người rất dễ bị tổn thương trong đại dịch Covid -19 do có bệnh nền và sức đề kháng yếu. Chính vì vậy Trung ương Hội chúng tôi đã có hướng dẫn Hội người cao tuổi và Ban đại diện người cao tuổi các địa phương hướng dẫn người cao tuổi thực hiện nghiêm túc các quy định về phòng chống dịch của nhà nước cũng như của chính quyền địa phương.

Tự tin chăm sóc sức khỏe cho mình và tin vào sự hướng dẫn chỉ đạo chăm sóc sức khỏe của các cơ quan chuyên môn đối với người cao tuổi. Động viên người cao tuổi trong điều kiện cho phép thì tham gia Tổ Covid cộng đồng để xem có giúp đỡ được gì cho con cháu cũng như nắm tình hình người cao tuổi còn khó khăn để giúp hạn chế lây lan dịch trong cộng đồng. Ngoài ra, động viên người cao tuổi có điều kiện thì hỗ trợ cho người cao tuổi khó khăn do dảnh hưởng của dịch. Về Trung ương hội chúng tôi cũng trích từ Quỹ chăm sóc người cao tuổi hỗ trợ cho trực tiếp người cao tuổi của 3 tỉnh và TPHCM, mỗi tỉnh, TP là 50 triệu đồng.

*VOH: Đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống xã hội, trong đó chắc chắc các hoạt động của Hội Người cao tuổi cũng gặp không ít khó khăn. Xin bà chia sẻ thêm về những khó khăn thách thức này và hội đã khắc phục ra sao?

Bà Phạm Thị Hải Chuyền: Đúng vậy. Khi dịch Covid -19 xảy ra thì không chỉ người cao tuổi mà cả nước gặp khó khăn. Nhưng mà người cao tuổi phải chịu ảnh hưởng rất lớn:

Thứ nhất: Những người cao tuổi có bệnh nền phải đi khám định kỳ thì cũng không thể đi khám được.

Thứ hai: Người cao tuổi khi mà bị bệnh thường nặng và số tử vong cao.

Thứ 3 là những hoạt động để người cao tuổi sống vui, sống khỏe thường xuyên như các Câu lạc bộ văn hóa thể dục thể thao thì không thực hiện được. Nên cũng anh hưởng nhất định đế điều kiện, sức khỏe cũng như phòng chống dịch cho cá nhân. Vì vậy chúng tôi cũng đề nghị cho người cao tuổi được tiêm vaccine sớm. Do đó TPHCM và cả nước cũng đã ưu tiên cho người trên 65 tuổ được tiêm vaccine sớm. Bên cạnh đó thì trong số người cao tuổi còn một bộ phận rất khó khăn. Bình thường đã rất khó khăn thì trong dịch Covid-19 lại càng khó khăn hơn thì Hội người cao tuổi sẽ nắm tình hình những người khó khăn ấy, phản ánh với chính quyền để hỗ trợ trực tiếp không để vì dịch Covid -19 mà người cao tuổi không được giúp đỡ, không được hỗ trợ. Ngoài ra, chúng tôi cũng đề nghị tăng cường y tế cộng đồng để tạo điều kiện cho người cao tuổi không phải đến bệnh viện mà vẫn được hướng dẫn, chăm sóc và kiểm tra sức khỏe định kỳ tại nhà phù hợp với điều kiện của từng địa phương. Chúng tôi đề xuất để các cơ quan chức năng quan tâm thực hiện giúp người cao tuổi trong khó khăn do đại dịch gây ra. Đặc biệt, chúng tôi đang chuẩn bị cho Đại hội vào tháng 11 này nhưng do dịch bệnh nên nhiều địa phương chưa triển khai tiến độ thực hiện. Trong tháng 10 cũng là tháng hành động về người cao tuổi và có rất nhiều  hoạt động nhưng do ảnh hưởng dịch nên cũng không triển khai được theo kế hoạch. Đây cũng là điều rất đáng tiếc, nhưn phần nào có thể làm được như công tác tuyên truyền và vận động nguồn lực thì chúng tôi cũng cố gắng góp một phần nhỏ để chăm lo cho người cao tuổi có khó khăn.

VOH: Như vậy, trong thời gian tới, cần làm gì để tiếp tục phát huy vai trò của các cấp Hội, cũng như tập trung vào những nhiệm vụ chủ yếu nào, thưa bà?

Bà Phạm Thị Hải Chuyền: Trong thời gian tới thì đất nước vẫn phải tập trung cao cho công tác chống dịch nên trọng tâm của chúng tôi vẫn tiếp tục nhắc nhở người cao tuổi giữ gìn sức khỏe để không bị bệnh. Còn đối với những người cao tuổi có điều kiện thì tạo điều kiện hỗ trợ bằng nguồn lực của mình ví dụ như tham gia các hoạt động cộng đồng để giúp đỡ những người khó khăn hơn. Ngoài ra, chúng tôi cũng đang xem xét để đề nghị các địa phương hỗ trợ cho những người người cao tuổi trên cơ sở đề xuất của Hội người cao tuổi trên địa bàn đó còn có những khó khăn thì huy động hỗ trợ nguồn lực để những người cao tuổi khó khăn, cô đơn được vào các trung tâm chăm sóc người già để các cụ yên tâm sống.

*VOH: Xin cám ơn bà!

Phương Dung

VOH

Bình luận

Đọc Báo