Hội chứng ống cổ chân

(VOH) - Hội chứng ống cổ chân là một bệnh hiếm gặp ở người trưởng thành, tuy nhiên một vài trường hợp có thể gặp ở trẻ em. Triệu chứng của bệnh là các cơn đau, tê buốt cảm giác liệt hoặc ngứa ran bên trong cổ chân chạy dọc xuống lòng bàn chân.

Y khoa ai nghe cũng hiểu 14/05/2016

Triệu chứng và nguyên nhân

Hội chứng ống cổ chân ít gặp hơn hội chứng ống cổ tay bởi vì tay thường xuyên làm việc hơn chân. Hội chứng ống cổ chân ít được kiểm tra thường xuyên hơn ống cổ tay, đôi khi nhiều bác sĩ còn không biết đến hội chứng này khiến cho nhiều bệnh nhân phải đi qua nhiều cơ sở chữa bệnh rồi sau này mới phát hiện ra mình bị hội chứng ổng cổ chân.

Hội chứng ống cổ chân đến và đi có yếu tố đột ngột. Hội chứng này thường gặp ở vận động viên thể thao, những người lao động phải làm việc nặng nhọc trong một thời gian dài,... đặc biệt hơn là có thể xuất hiện ở trẻ em. Những người mang giày nhiều, phụ nữ mang thai, vận động viên mà phải chạy,... khi mắc phải triệu chứng này thì họ tự nhiên họ nóng rát bàn chân. Khi nghỉ thì bớt, khi đi thì cảm giác khó chịu. Phụ nữ chân phù nề khi mang thai, khi sinh xong không còn cảm giác đó mà không cần phải uống thuốc. Nhiều triệu chứng khác như: đau tê kiểu thần kinh, bị châm chích, buốt lạnh giống để chân lên nước đá hay nóng rát như bước trên lửa.

Lý giải cho hiện tượng này là chèn ép dây thần kinh ngoại biên có thể gặp ở bất cứ người nào, các dây đó bị chèn bởi ổng cổ chân do ống cổ chân không giãn nở ra được. Nhiều dây thần kinh đi qua chỗ hẹp và chỗ hẹp trong cơ thể đa số ở các khớp. Vì vậy dây thần kinh thường bị chèn ép ở các vị trí ống hẹp. Một số nguyên nhân gây ra hiện tượng là bị chèn ép bởi màng gân, khi mang giày quá lỏng, lúc ta thắt dây giầy quá chặt hoặc giày quá chật khiến ta không thoải mái.

Phương pháp điều trị

Xem xét yếu tố nào gây ra chèn ép dây thần kinh: chụp X-quang, khám xem có dày màng bao khớp,... Mắt cá chỉ có da và xương, nên ta khám lâm sàng dễ dàng.

Đo điện cơ, nhận được kết quả xem có hay không, nếu có thì điều trị nội khoa đặt lên hàng đầu. Phụ nữ có thai nên nghỉ ngơi nhiều hơn, tránh làm phù nề chân do đứng nhiều, thực hiện vật lý trị liệu, hạn chế uống thuốc vì thuốc có ảnh hưởng xấu đến nhau thai.

Ngoài tập tành, phải uống thuốc hỗ trợ vitamin B12...  Khi uống thuốc, triệu chứng giảm đáng kể so với không uống. Phương pháp nữa là đặt nẹp chân, khi đó nghỉ ngơi 1-2 tuần. Mổ  là biện pháp cuối cùng. Cắt dây chằng đè ép, giải phóng dây thần kinh bị chèn ép ra. Đó là phương pháp điều trị hiện có.

Giải đáp thắc mắc

(Tiến sĩ - bác sĩ Tăng Hà Nam Anh - Phó Giám đốc Trung tâm phẫu thuật thực nghiệm Đại học Y dược, Trưởng khoa chấn thương chỉnh hình bệnh viện Nguyễn Tri Phương)

* Tôi 47 tuổi, tôi có bị thoát vị đĩa đệm với thoái hóa cột sống. Tôi đã uống thuốc với tập vật lý trị liệu. Nhưng kết quả là tôi vẫn tê ở phía sau đùi xuống tới gối. Tôi có phải bị vấn đề về khớp háng không?

- TS.BS Tăng Hà Nam Anh: Thoát vị địa đệm thường triệu chứng sẽ lan xuống tới bắp chân, bàn chân và có khi cả gang chân. Thoát vị trên cao cũng có thể xảy ra. Vì thế cần phải đánh giá thoát vị mức độ ở tầng nào, mức độ nặng hay nhẹ. Nhiều khi tập sai tư thế khi thực hiện vật lý trị liệu khiến cơ co thắt nhiều hơn. Để hạn chế điều này ta nên uống thuốc giãn cơ.

Phương pháp khác điều trị hiện tượng đó là chiếu tia lazer sau 3-6 tháng. Nếu không khả quan hơn thì phải mổ sau khi đã thực hiện điều trị nội khoa 3-6 tháng. Mổ ngoài ra còn áp dụng với các trường hợp bị liệt chân, teo cơ, trượt đốt sống...

Tham khảo chuyên khoa về cột sống hoặc chấn thương chỉnh hình,.. xem xét tư khế làm việc, thay đổi hoạt động trong cuộc sống.

* Tôi 48 tuổi, nghề lái xe, bụng hơi to. Khi tôi lái xe bụng đau bên phải. Khi siêu âm thì gan bình thường. Hỏi ý kiến chuyên gia về hiện tượng này. Ngoài ra, khi tôi chuẩn bị ngủ thì hai chân giật giật khiến không ngủ được.

- TS.BS Tăng Hà Nam Anh: Bụng to khó ngồi thấp, ngồi có xu hướng khiến bụng bị cấn cảm giác khó chịu. Tuy nhiên cần biết chính xác hơn là bị tức vùng bụng ao hay thấp. Nếu thấy tức ở vùng bụng thấp thì có thể bị đau khớp háng, ngồi rất khó chịu. Anh nên đi khám xem phải vùng khớp háng bị thoái hóa hay không?

Còn bị giật chân khi ngủ có thể bị rối loạn vận động theo chu kì của chân vào ban đêm. Đi khám và uống thuốc có thể hết.

VOH Online

Bình luận

Đọc Báo