Phần 3: Thời của giáo dục đại học 4.0

(VOH) - Để đáp ứng yêu cầu của cách mạng công nghiệp 4.0, nhiều trường đại học đã thật sự chuyển động, nhằm đáp ứng nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội.

Thách thức lớn ở chỗ nguồn nhân lực này không chỉ trong nước mà còn cạnh tranh trên thị trường lao động thế giới. Làm thế nào để xác định được mô hình nhân cách của người Việt Nam trong 10 hay 20 năm tới để đáp ứng yêu cầu cách mạng công nghiệp lần thứ 4 này, là thách thức lớn cho các trường đại học Việt Nam? Bên cạnh những điểm sáng đổi mới từ những trường đại học đã đề cập ở hai bài trước, phần lớn giáo dục đại học Việt Nam đang đối mặt với những khó khăn nào? Để làm sáng tỏ vấn đề này, VOH đã phỏng vấn Tiến sĩ Nguyễn Đắc Hưng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục và Đào tạo, Dạy nghề – Ban Tuyên giáo Trung ương.

TS.Nguyen Dac Hung - Vu truong Vu Giao duc & Dao tao, Day nghe (Ban Tuyen giao Trung uong): Bo bien che lam tung buoc... tu de den kho - Anh 1

Tiến sỹ Nguyễn Đắc Hưng

VOH: Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 tác động trực tiếp đến giáo dục đại học như thế nào?

Tiến sĩ Nguyễn Đắc Hưng: Thế giới sẽ phải chứng kiến một sự dịch chuyển rất mạnh về lao động trên phạm vi toàn cầu, theo hướng trình về lao động trình độ cao theo hướng phát triển, còn lao động trình độ thấp thiếu kỹ năng sẽ dịch chuyển ở các nước phát triển và đang phát triển. Từ những đặc điểm trên ta có thể thấy rằng, nếu như ở các trường đại học không đào tạo được nguồn nhân lực trình độ cao đáp ứng yêu cầu của công nghiệp 4.0 ấy, thì sẽ gia tăng nạn thất nghiệp, như vậy sẽ không có người vào học, thì các trường Đại học đương nhiên phải đóng cửa. Đấy là cuộc cách mạng 4.0 sẽ tác động đến đại học mạnh mẽ như vậy, nên đòi hỏi các trường cần có sự chuẩn bị trước những cái biến động đó để có hướng đi.

VOH: Theo ông, trước sự tác động của Cách mạng 4.0, đâu là những vấn đề mà các trường đại học phải thay đổi để đáp ứng những yêu cầu mới này?

Tiến sĩ Nguyễn Đắc Hưng: Giáo dục đại học phải nhanh chóng đổi mới về mô hình, trong mô hình đó phải đổi mới chương trình và phương thức đào tạo, từ khâu tuyển sinh đến khâu đánh giá, kiểm định chất lượng, nhất là khâu đánh giá sinh viên tốt nghiệp và trong yêu cầu đào tạo trong trường đại học thì phải đem lại kỹ năng và kiến thức cơ bản cần thiết, để người lao động dễ chuyển đổi nghề nghiệp trong xu thế nghề nghiệp sẽ dễ bị thay đổi nhanh chóng, đòi hỏi các sinh viên trong trường đại học đó phải có tư duy sáng tạo, để thích ứng với những thách thức và yêu cầu công việc luôn thay đổi liên tục trong thị trường lao động trong nước cũng như khu vực quốc tế, để tránh nguy cơ thất nghiệp.

Và như vậy, đối với các giảng viên, trong điều kiện mà để tiếp cận với cuộc cách mạng 4.0, người giảng viên cần trang bị cho mình hành trang tri thức cần thiết và luôn luôn được cập nhật đổi mới, để làm sao đáp ứng được nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của xã hội mới.

Trong một thế giới luôn luôn thay đổi, mọi thứ đang được số hóa thì công nghệ thông tin sẽ phát triển mạnh mẽ nhất, do đó vấn đề then chốt đối với các trường đại học hiện nay là phải xác định mục tiêu đào tạo. Từ đây, nó sẽ kéo theo việc đổi mới căn bản toàn diện các hoạt động trong nhà trường.

VOH: Hiện nay khó khăn lớn nhất của giáo dục đại học trong việc tiếp cận Cách mạng 4.0 là gì? 

Tiến sĩ Nguyễn Đắc Hưng: Khó khăn nhất của trường đại học hiện nay là họ chưa hiểu được nhu cầu của Cuộc cách mạng 4.0 yêu cầu nhu cầu đối với nguồn nhân lực như thế nào. Do đó về tư duy logic hiện nay, để các trường đại học có thể tiếp cận cuộc cách mạng 4.0, phải xác định được mục tiêu phát triển quốc gia, để từ đó đề ra mô hình phát triển kinh tế và đặt ra yêu cầu, nhu cầu về nguồn nhân lực để đáp ứng nhu cầu cuộc cách mạng 4.0 như thế nào.

Trong xã hội Việt Nam hiện nay, chúng ta hay đưa ra những giá trị rất lý tưởng, nhiều giá trị nó còn xa vời với thực tế mà bỏ quên giá trị nền tảng mà ai cũng phải đạt tới đó là kiến thức, kỹ năng và thái độ. Thế thì làm sao để kiến thức này trở thành năng lực cho người lao động, nó được thể hiện qua thái độ của người lao động đối với công việc, đối với cộng đồng và đất nước như thế nào. Vấn đề này lại chưa được đào tạo bài bản và sâu sắc ở trong các trường học.

VOH: Trong bối cảnh cạnh tranh nguồn nhân lực chất lượng cao không chỉ trong nước mà còn mang tính toàn cầu, người lao động cần phải được chuẩn bị những yêu cầu nào? Từ đó, các trường đại học phải làm gì để trang bị cho họ theo yêu cầu mới này?

Tiến sĩ Nguyễn Đắc Hưng: Theo xu thế phát triển của công nghệ hiện đại thì lực lượng sản xuất trung gian, cái gì thuộc về quy luật thì sẽ được thay thế bởi trí tuệ nhân tạo và bởi công nghệ thông tin, vì vậy lúc bấy giờ thì nó chỉ tập trung vào hai đầu nguồn nhân lực. Một, đầu nguồn nhân lực chất lượng cao trở thành chuyên gia để giải quyết những bài toán mang tính pháp luật và sáng tạo ra những lĩnh vực công nghệ mới, thứ hai nữa là trình độ lao động thấp. Như vậy người lao động cần chuẩn bị tâm thế học liên tục, học suốt đời, không ngừng nâng cao trình độ, và rèn luyện nâng cao kỹ năng, thái độ làm việc. Như vậy mới đáp ứng được yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Từ đó, các trường đại học cần làm gì để trang bị kiến thức cho họ, là các trường đại học cần tìm hiểu các đặc trưng cơ bản của Cuộc cách mạng 4.0 là gì. Thứ hai, yêu cầu đặt ra đối với của Cuộc cách mạng 4.0, đối với phát triển kinh tế, chính trị, xã hội trong tương lai là gì. Từ đó mới đặt ra yêu cầu, nhu cầu về nguồn nhân lực và đề ra mục tiêu đào tạo trong trường, và thay đổi cả chương trình đào tạo, phương thức đào tạo và từ đó nâng cao chất lượng, đòi hỏi về yêu cầu nhu cầu đối với đội ngũ giảng viên và thay đổi toàn bộ các hoạt động của nhà trường. Từ đó, nó sẽ liên quan làm thay đổi cả một vấn đề kết cấu, hạ tầng công nghệ trong nhà trường. 

VOH: Cám ơn ông!
 

Thuỳ Linh

Tin Audio Liên Quan

Bình luận

Đọc Báo