Xây dựng đô thị thông minh: Thời cơ và thách thức – Thời sự 5g30 30/8/20

(VOH) - Đề án “Xây dựng TPHCM trở thành đô thị thông minh giai đoạn 2017-2020, tầm nhìn 2025” là một trong những sự cụ thể hóa sống động nhất trong vận dụng sáng tạo Nghị quyết 54 của Quốc hội.

 Đây là một trong những giải pháp nhằm phát huy tối đa tiềm lực của TP, khắc phục những hạn chế, yếu kém trên con đường phát triển nhanh và bền vững của TPHCM. Với những nỗ lực của chính quyền và nhân dân TP, hy vọng, TPHCM sẽ thành công trong xây dựng TP thông minh trong thời gian tới.

Trong phần 1 của tọa đàm “Xây dựng đô thị thông minh: thời cơ và thách thức” 2 vị khách mời đã phân tích về cơ hội và sự cần thiết để thành phố triển khai đề án xây dựng đô thị thông minh.

Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện các đơn vị cũng gặp không ít khó khăn và để hoàn thành đúng tiến độ kế hoạch đề ra các đơn vị đã tập trung thực hiện đề án ra sao. Mời quý vị nghe kỳ 2 cũng là kỳ cuối của tọa đàm với sự tham gia của 2 vị khách mời: bà Võ Thị Trung Trinh - Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông; Ông Trần Anh Tuấn - Quyền Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Phát triển TP qua đề dẫn của phóng viên VOH:

 đô thị thông minh

Ảnh minh họa: doimoisangtao

VOH: Qua hơn nửa năm thực hiện việc xây dựng đô thị thông minh, nhìn nhận những vấn đề khó khăn đặt ra hiện nay là gì, thưa hai vị khách mời:

Ông Trần Anh Tuấn: Thì cũng xin nói thêm một số khó khăn trong quá trình triển khai đề án mới về đô thị thông minh, khi mà triển khai một cái gì mới thì tôi nghĩ rằng cũng có những cái khó khăn vướng mắc ban đầu. Trước hết thì phải nói rằng khi triển khai thực hiện thì chúng tôi cũng phải có đề án và tham khảo kinh nghiệm của các nước. Tuy nhiên là điều kiện thực tiễn của mỗi thành phố, mỗi đô thị cũng khác nhau cho nên mình vận dụng những nội dung của đề án vào trong thực tiễn trong việc xây dựng. Ví dụ như xây dựng trung tâm mô phỏng dự báo chiến lược phát triển kinh tế xã hội của thành phố thì chúng tôi cũng gặp một số khó khăn trong việc định hình trung tâm này bao gồm hạng mục gì phải đầu tư Những hạng mục gì trong cả phần cứng và phần mềm. Chúng tôi cũng phải đi làm việc với các đối tác để thực hiện công tác dự báo phải thực sự bài bản, khoa học, chuẩn xác trong quá trình hỗ trợ ra quyết định, phối hợp với các sở ngành để thu thập các dữ liệu nền tảng để phục vụ cho công tác dự báo. Tuy nhiên cũng có sự chỉ đạo trực tiếp và nhanh chóng từ lãnh đạo thành phố nên những cái khó khăn vướng mắc đó chúng tôi thấy rằng cũng dễ dàng vượt qua và chúng tôi đang tiếp tục triển khai thật tốt trong thời gian tới.

Bà Võ Thị Trung Trinh: Là đơn vị thường trực triển khai để xây dựng đô thị thông minh thì khi tham mưu tham mưu cho thành phố triển khai để ảnh này thì chúng ta cũng gặp phải một số khó khăn. Chúng tôi tổng hợp một số khó khăn chính: thứ nhất là về nguồn lực để vận hành nội dung liên quan đến đề án đô thị thông minh. Vấn đề thứ hai đó là vấn đề về tài chính thì thực sự nguồn tài chính để đầu tư cho đề án của đô thị thông minh rất lớn, chúng ta không thể nào dùng ngân sách thành phố để đầu tư, phải có vấn đề kêu gọi hợp tác công tư một điểm quan trọng trong trong công tác triển khai đô thị đông thông minh đó là làm sao chi phí của người dân tham gia trong hoạt động này không được tăng, chứ nếu không khi triển khai đề án đô thị thông minh kèm theo chi phí người dân khi sử dụng chi phí dịch vụ tăng thì chúng ta rất khó tạo được sự ủng hộ đồng thuận của người dân khi tham gia các dịch vụ hành chính công của thành phố. Một vấn đề nữa là đòi hỏi sự hợp tác đồng lòng cùng nhau trong vận động trong vận hành kế hoạch lớn của thành phố Ví dụ như kế hoạch xây dựng kho dữ liệu dùng chung thì Sở Thông Tin Truyền Thông bản thân tôi là người điều hành giao cho điều hành vấn đề này, nhưng để thực hiện kế hoạch này phải có sự phối hợp giữa các sở và cả 21 quận huyện. Do đó cần có sự phối hợp để hoàn thành nhiệm vụ của thành phố giao. Nội dung nữa khi triển khai đề án đô thị thông minh thì chúng ta phải lường trước đó là tính pháp lý, khi triển khai đô thị đô thị thông minh thì chắc chắn có những nội dung mà chúng ta phải có những kiến nghị để triển khai đề án đô thị thông minh. Chẳng hạn như trong việc tiến hành phát triển hệ sinh thái dữ liệu mở của thành phố, một nguyên liệu mới thì đòi hỏi phải có những vấn đề pháp lý để giải quyết như là quyền riêng tư được chia sẻ đến mức độ nào. Thứ hai là chúng ta bảo mật không tin đó như thế nào để bảo đảm những thông tin của người dân, những tổ chức sử dụng trái phép. Một vấn đề nữa như chúng tôi đã trình bày đó là sự tham gia của người dân, người dân phải đồng thuận với chủ trương này của thành phố, người dân ủng hộ tham gia vào trong suốt quá trình triển khai đề án cũng như tham gia trong quá trình vận hành đề án thì lúc đó thì chúng ta mới đảm bảo triển khai thành công đề án.

VOH: Bên cạnh việc khó khăn về công nghệ, nguồn vốn… thì một vấn đề rất được quan tâm đó là nguồn nhân lực. Muốn xây dựng đô thị thông minh thì phải có con người thông mình, hay nói cách khác không phải công nghệ tạo nên TP thông minh mà cái chính là con người sử dụng công nghệ đó một cách sáng tạo nhất. Vậy thì việc chuẩn bị nguồn nhân lực chất lượng cao sẽ được TP chú trọng ra sao trong thời gian tới?

Bà Võ Thị Trung Trinh: thì đối với vai trò là một cơ quan tham mưu đề án này thì Sở Thông Tin Truyền Thông đang triển khai một số vấn đề chính. Thứ nhất chúng tôi đang tập trung nhiệm vụ tham mưu cho công tác làm sao để thành phố có một đội ngũ nhân lực đủ để đào tạo phát triển để sau này vận hành điều đó rất là quan trọng như chúng tôi đã trình bày cũng như ông Tuấn trình bày thì chúng ta phải có đội ngũ này ,mà đội ngũ này không phải dễ để có và cũng không phải là một sớm ngày một ngày hai có được mà phải có một quá trình. Do đó để có nguồn nhân lực có thể đến 2020 chúng ta cần thì đến thời điểm này thì đến tại thời điểm này chúng ta đã bắt đầu tôi nghĩ cũng đã hơi muộn. Chúng ta phải có một nguồn nhân lực sẵn sang, do đó thành phố cần có những quyết định chương trình phát triển nguồn nhân lực, đào tạo, chương trình đào tạo cụ thể cho từng trung tâm một để làm sao bảo đảm khi chúng ta xây dựng trung tâm đó xong thì có một đội ngũ nhân lực phù hợp để vận hành trung tâm đó. Nội dung thứ hai cũng rất là quan trọng như là phóng viên đã đề cập đó là chúng ta phải gắn kết người dân vào trong kế hoạch xây dựng đô thị thông minh của thành phố, do đó thành phố phải có nhiều chương trình truyền thông đào tạo, bồi dưỡng, hỗ trợ không chỉ người dân mà cả các doanh nghiệp, tổ chức cùng tham gia thực hiện đề án để làm sao họ dễ dàng tiếp cận và quan trọng là tạo sự đồng thuận trong xã hội để thực hiện đề án này, do đó công tác truyền thông đến tận người dân hết sức quan trọng. Vấn đề thứ ba tạo được các kênh để người dân dễ dàng tiếp cận những khóa đào tạo ngắn đơn giản để tiếp cận những phương tiện dịch vụ mà thành phố sẽ cung cấp trong tương lai.

VOH: Hai vị khách mời đã phân tích về cơ hội và thách thức đặt ra trong xây dựng đô thị thông minh, vậy thì giải pháp đặt ra cho TP và các đơn vị ra sao trong thời gian tới?

Bà Võ Thị Trung Trinh: thì về phía Sở Thông tin và truyền thông hiện nay chúng tôi nhận định rất rõ việc xây dựng đề án đô thị thông minh cần có sự phối hợp chặt chẽ chung tay của các nguồn lực xã hội, điều đó rất là quan trọng khi thành phố đang tiến hành đặt hàng rất nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp về công nghệ thông tin, viễn thông đề xuất những dự án cụ thể để triển khai để thông minh cho thành phố. Trên cơ sở các giải pháp kỹ thuật đó chúng tôi sẽ đúc kết và hoàn thiện giải pháp kỹ thuật của đề án của thành phố và tổ chức đấu thầu để lựa chọn nhà thầu phù hợp, quan trọng là chúng tôi huy động các nguồn lực ngoài ngân sách. Thứ hai nữa là giai đoạn khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư cho thuê các dịch vụ công nghệ thông tin nhằm triển khai nhanh và hiệu quả không thông tin vấn đề liên quan đến công tác tổ chức thực hiện đề án. Chúng tôi xác định rất rõ đề án đô thị thông minh là một quá trình liên tục và phải thực hiện trong tính mở. Đó là lý do tại sao chúng tôi đang đệ trình thành phố đề án trong đó có kênh rất là quan trọng đó là kênh ghi nhận ý kiến đóng góp của người dân, của doanh nghiệp, tổ chức, của các nhà khoa học, các hiệp hội để làm sao giúp cho thành phố hoàn thiện kế hoạch này. Bên cạnh đó, thì đề án phải thường xuyên cập nhật xu thế phát triển đô thị thông minh trên thế giới, những thành tựu, những kết quả mà họ đang triển khai thực hiện thì đó cũng là một nội dung quan trọng để chúng ta tiếp thu được và đưa vào dự án này. Một giải pháp như tôi đã trình bày mà cũng không kém phần quan trọng quyết định cho sự thành công của đề án này đó là vai trò của người dân trong sự tham gia triển khai đề án thực hiện thông minh, thể hiện qua sự tham gia thể hiện các nội dung đó là sự tham gia trong việc đóng góp ý kiến trong quá trình triển khai đề án đô thị thông minh của thành phố, tham gia và tương tác vào các dịch vụ mà thành phố sẽ cung cấp cho người dân thông qua các ứng dụng điện thoại thông minh, các dịch vụ hành chính công trực tuyến.

Ông Trần Anh Tuấn: Tôi cũng nhất trí những ý kiến giải pháp mà chị Trinh đã nêu ra đó là những giải pháp rất là căn cơ để thực hiện có hiệu quả thành công đề án đô thị thông minh trong thời gian tới. Ngoài ra thì tôi nghĩ rằng trong thời gian tới chúng tôi cùng các sở ngành có sự phối hợp chặt chẽ hơn trong triển khai đô thị thông minh, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến nguồn lực chia sẻ nguồn lực với nhau nguồn lực ở đây ngoài nguồn lực về tài chính, nhân lực ra thì còn nguồn lực chia sẻ về phần mềm, kiến thức, kinh nghiệm trong việc triển khai thực hiện đô thị thông đã đô thị thông minh để cùng nhau phối hợp và thực hiện tốt theo chỉ đạo chung của lãnh đạo thành phố.

VOH: Xin cám ơn

Minh Hiệp

Tin Audio Liên Quan

Bình luận

Đọc Báo