Từ bài học dịch sởi năm 2014, bệnh nhẹ phải ở tuyến dưới! – Thời sự 17g 19/10/2018

(VOH) – Năm 2018, dịch bệnh tay chân miệng và sởi chủ yếu tăng tại các tỉnh Đông Nam Bộ, các địa phương có sự giao lưu đi lại, tập trung các khu chế xuất – khu công nghiệp – nhà trọ cho công nhân.

Bộ Y tế vừa chính thức phát động "Chiến dịch phòng, chống dịch bệnh tay chân miệng, sởi và sốt xuất huyết năm 2018" trên toàn quốc với mong muốn chính quyền các cấp, các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị, xã hội và người dân tích cực hơn nữa trong công tác phòng chống dịch bệnh. Năm 2018, dịch bệnh tay chân miệng và sởi chủ yếu tăng tại các tỉnh Đông Nam Bộ, các địa phương có sự giao lưu đi lại, tập trung các khu chế xuất – khu công nghiệp – nhà trọ cho công nhân. Thực tế đã cho thấy điều kiện nhà ở, vệ sinh môi trường thấp kém cũng là tác nhân gây bệnh theo phân tích từ cơ quan dịch tễ chuyên môn.

Đánh giá chung về tình hình dịch bệnh năm nay trên phạm vi cả nước cũng như khuyến cáo cho cộng đồng, Phóng viên Nhất Hương có phỏng vấn PGS Trần Đắc Phu - Cục trưởng Cục Y tế dự phòng – Bộ Y tế

PV: Thưa ông, ông có nhận định tình hình dịch bệnh năm nay trên phạm vi cả nước như thế nào?

PGS Trần Đắc Phu: Tình hình dịch bệnh của Việt Nam từ đầu năm đến nay tương đối ổn định, các dịch bệnh mới nổi chúng ta tiếp tục ngăn chặn không cho xâm nhập vào Việt Nam mặc dù nó cũng có những trường hợp phức tạp như dịch bệnh MersCovi, Ebola…Đặc biệt chúng ta quan tâm đến những dịch bệnh lưu hành tính đến thời điểm này nhìn lại sốt xuất huyết đến thời điểm này giảm 50% so với năm 2017, tay chân miệng thấp hơn 18% so vời cùng kì năm ngoái. Sởi thì chúng ta phải so sánh theo chu kì vì đây là bệnh có tiêm vắc xin và nó cũng thấp hơn nhiều so với chu kì 2006 – 2010 và 2010 – 2014. Tôi đánh giá tình hình ổn định là vậy. Tuy nhiên, trong thời điểm hiện nay có một số bệnh tăng cao cục bộ như tay chân miệng tăng cao ở các tỉnh Đông Nam bộ, điều này Bộ Y tế cũng đã dự báo đặc biệt tay chân miệng đang vào mùa của bệnh từ tháng 9 đến tháng 11.

PV: Với bệnh sởi vì sao mấy năm qua yên ắng thì năm nay lại xuất hiện lại ông có lý giải như thế nào?

PGS Trần Đắc Phu: Sởi thì nó đã vào chu kì 4 năm một lần, khi chúng ta làm đạt tỷ lệ tiêm chủng tương đối cao 90% thì 10% còn sót lại và cứ dồn 4, 5 năm thì tỷ lệ này lên đến 50%. Số này sẽ bằng nửa số trẻ của địa bàn nào đó. Tất cả đã được kiểm soát và dự báo. Và cần lưu ý sởi là bệnh rất dễ lây nếu như chưa mắc bệnh sởi, chưa tiêm phòng là lây!

PV: Như vậy để rút kinh nghiệm không còn những trường hợp tử vong đáng tiếc như mùa dịch sởi 2014 thì việc cần làm của ngành y tế là thì thưa ông để ngăn ngừa bệnh này không lây lan trên diện rộng?

PGS Trần Đắc Phu: Vừa qua chúng ta tổ chức tiêm sởi, rubella cho đối tượng tiêm vét và trong tháng 12 chúng tôi sẽ có đợt lớn tiêm vét sởi làm theo chiến dịch. Chiến dịch là làm sao phải tiêm đúng đối tượng toàn bộ cho lứa tuổi đó, trong đó có những trẻ tiêm rồi vẫn tiêm và quan trọng nhất là trẻ chưa tiêm phải ra tiêm. Để làm được thì phải cẩn thận, công tác tổ chức chu đáo, chú ý công tác điều tra thật tốt, vận động tốt, tìm được  những trẻ sót phải ra tiêm với mình

PV: Như vậy dịch bệnh năm nay có bất thường hay không ông nhận định như thế nào ở góc độ chuyên môn của mình?

PGS Trần Đắc Phu: Có những cái chúng ta cho rằng có sự tăng bất thường hay liền một lúc nhưng tôi cho rằng không phải như thế, bởi vì các bệnh hoàn toàn khác nhau, vì tay chân miệng lây theo đường  tiêu hóa có chứa vi rút, rồi sởi lây đường hô hấp biểu hiện phát ban. Tôi muốn khẳng định lại không có sự bất thường, bệnh thì lưu hành đúng thời điểm dịch tễ của nó thôi. Không phải chỉ các bệnh dịch mà các bệnh vào mùa như viêm phổi cũng có sự tăng cao tại các bệnh viện.

PV: Việc phân lập tuyến điều trị sẽ có ý nghĩa như thế nào một khi dịch bệnh vào cao điểm thì quá tải lại trầm trọng tại các bệnh viện nhi?

PGS Trần Đắc Phu: Chúng tôi thấy rằng có một điều làm sao phải thay đổi nhận thức người dân đặc biệt tại TPHCM bệnh nhân dù nặng hay nhẹ cũng lên bệnh viện tuyến trên mà lên như vậy dù nặng hay nhẹ cũng gây quá tải, không tốt chút nào. Cụ thể như tay chân miệng, hay sởi sẽ lây cho các bệnh nhân đang mắc bệnh khác hay ngược lại mà nếu mắc phải viêm phổi kháng thuốc trên nền sởi hay tay chân miệng thì khó vô phươn, bệnh rất nặng mà bài học năm 2014 ở Bệnh viện Nhi Trung ương, lúc đó không phải mắc bệnh sởi nhiễm độc lực cao mà bệnh nhi tử vong do nhiễm các bệnh nặng khác

 Xin cảm ơn ông rất nhiều

Bình luận

Đọc Báo