Làm mới cải lương - Cần cái tâm và sự tử tế - Thời sự 5g30 ngày 17/3/2018

(VOH) - Giới sân khấu đang thực hiện nhiều dự án để kỷ niệm 100 năm của nghệ thuật cải lương, một hành trình dài với nhiều thăng trầm, biến đổi nhưng cũng lắm vinh quang và tự hào.

Cải lương là một loại hình kịch hát có nguồn gốc từ miền Nam, hình thành trên cơ sở dòng nhạc Đờn ca tài tử và dân ca miền đồng bằng sông Cửu Long, nhạc tế lễ tại miền Nam, thập niên 60 là thập niên hưng thịnh nhất của cải lương miền Nam, lấn át cả tân nhạc.

Qua thời gian, khán giả luôn đòi hỏi nghệ thuật cải lương phải luôn có cái mới- hay - lạ để họ thưởng thức. Vì vậy, cải lương hiện nay cần không ngừng làm mới để bắt kịp hơi thở hiện đại và gần gũi khán giả hơn, đặc biệt là giới trẻ. Cách dàn dựng, cảnh trí, trang điểm, cách hát, diễn… đều phải có sự cải tiến, nhưng không bị biến tướng để người xem không còn cảm giác cường điệu hóa trong cải lương và cải lương vẫn còn nguyên giá trị trong lòng công chúng

Năm nay, giới sân khấu đang thực hiện nhiều dự án để kỷ niệm 100 năm của nghệ thuật cải lương, một hành trình dài với nhiều thăng trầm, biến đổi nhưng cũng lắm vinh quang và tự hào.

Nhiều đạo diễn, nghệ sĩ, soạn giả đã ý thức rõ phải luôn giữ gìn vốn quý này, phải luôn đổi mới sáng tạo để cải lương mãi là viên ngọc quý trong lòng công chúng và bạn bè quốc tế.

Có lẽ vì thế mà câu chuyện làm mới cải lương đang trở nên cấp bách và nhận được nhiều quan tâm từ công chúng, nhất là  thời gian gần đây. Làm mới, sáng tạo, phá cách trong nghệ thuật là cần thiết và nhất thiết phải làm để không đi chậm so với nhịp sống của xã hội và nhu cầu của công chúng, nhưng làm thế nào là đủ, là đúng để không bị biến tướng.

VOH giới thiệu phóng sự 2 kỳ, nhan đề: “Làm mới cải lương - Cần cái tâm và sự tử tế” của phóng viên Ngọc Thu.

 

VOH

Bình luận

Đọc Báo