Động lực để bứt phá - Thời sự 5g30 21/1/2019

(VOH) - Mới đây, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì hội nghị về giải pháp phát triển công nghiệp hỗ trợ, nhằm xác định rõ những vấn đề của công nghiệp hỗ trợ, tìm ra các giải pháp cần thực hiện.

Và như vậy, chúng ta có quyền kỳ vọng về sự phát triển trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ của TPHCM nói riêng và cả nước nói chung trong thời gian tới. Đó là gia tăng năng lực sản xuất và áp dụng tiêu chuẩn quản lý hiện đại để gia nhập vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Xung quanh nội dung này Đài TNND TPHCM tổ chức Tọa đàm với chủ đề “Triển vọng phát triển công nghiệp hỗ trợ TPHCM” do Phóng viên Mỹ Trang thực hiện với sự tham gia của các vị khách mời: Bà Lê Nguyễn Duy Oanh - Phó Giám đốc Trung tâm Phát triển Công nghiệp hỗ trợ TPHCM; Ông Trần Nguyên Hà - Chuyên gia tư vấn cải tiến; Ông Dương Thanh Nhàn - Công ty cổ phần công nghiệp và thương mại LIDOVIT. Mời quý vị nghe Kỳ 1 của Tọa đàm, nhan đề “Động lực để bứt phá” qua đề dẫn của phóng viên Mỹ Trang:

VOH: Thủ tướng Chính phủ cũng đã nêu rõ phát triển Công nghiệp hỗ trợ cần bám sát các định hướng và mục tiêu tổng quát mà Bộ Chính trị đã đề ra. Đến năm 2020, Việt Nam có sản phẩm công nghiệp hỗ trợ có khả năng canh tranh cao, đáp ứng được 45% nhu cầu thiết yếu cho sản xuất, tiêu dùng trong nội địa. Chiếm khoảng 11% giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp và có khoảng 1.000 doanh nghiệp đủ năng lực cung ứng cho các doanh nghiệp lắp ráp và tập đoàn đa quốc gia trên lãnh thổ Việt Nam. Từ mục tiêu này buộc các Bộ, ngành, địa phương phải nổ lực ttìm kiếm các giải pháp để thực hiện. Vậy thì đối với công nghiệp hỗ trợ của TPHCM thì trong thời gian qua đã có những giải pháp nào được triển khai thực hiện để đẩy mạnh năng lực cung ứng? Câu hỏi này xin được gửi đến bà  Lê Nguyễn Duy Oanh- Phó giám đốc Trung tâm Phát triển Công nghiệp Hỗ trợ TPHCM?

Bà Lê Nguyễn Duy Oanh: Từ góc độ của TPHCM cũng đã  triển khai nhiệm vụ của Thủ  tướng Chính phủ về phát triển công nghiệp hỗ trợ,   Sở công thương cũng đã tham mưu cho Ủy ban Nhân dân thành phố HCM và cũng được hội đồng nhân dân Tp thông qua quyết 16  về phát triển công nghiệp hỗ trợ.  Thì đây là một nghị quyết mà tập trung để hỗ trợ cho các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp- công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh có điều kiện cải tiến máy móc thiết bị tập trung đầu tư đổi mới mở rộng quy mô nhà xưởng để tăng năng lực cung ứng Tăng quy mô sản xuất của mình để đáp ứng tốt hơn các yêu cầu và từng bước tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Tổ chức các hoạt động kết nối giữa các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp hỗ trợ với các tổ chức, với các đối tác.  Đó là kết nối các doanh nghiệp đầu cuối và các doanh nghiệp đầu tư FDI trên địa bàn thành phố cũng như là ở các quốc gia trong khu vực.

Sau những hoạt động kết nối là các hoạt động hỗ trợ các doanh nghiệp quảng bá giới thiệu được các năng lực cung ứng trong lĩnh vựccông nghiệp hỗ trợ của Việt Nam. Và sau các hoạt động kết nối là các hoạt động quảng  bá   trực tiếp có các hoạt động để hỗ trợ doanh nghiệp cải tiến các hoạt động sản xuất của doanh nghiệp tại nhà máy thông qua các dự án hỗ trợ. Như là dự án Scor Việt Nam , phái cử các chuyên gia đến trực tiếp các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp tại địa bàn thành phố Hồ Chí Minh có năng lực cung ứng để làm sao hướng dẫn các doanh nghiệp áp dụng các công cụ cải tiến như là 5S, Karen.

Bên cạnh dự án Scor thì chúng tôi còn được hỗ trợ của Bộ công thương phối hợp với lại Samsung, điện tử Việt Nam qua chương trình đào tạo tư vấn viên người Việt Nam về cải tiến năng suất và chất lượng. Và chương trình này cũng đã được triển khai thực hiện trong năm 2018 , hơn 100 chuyên gia tư vấn viên Việt Nam được đào tạo bài bản. Mục tiêu là chúng ta có được các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp hỗ trợ có một chiếc lược sản xuất được cải tiến liên tục quản trị được chất lượng.

VOH :Xin cám ơn bà Oanh đã chia sẻ những thông tin liên quan đến giải pháp để thúc đẩy năng lực sản xuất và năng lực cung ứng của doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ. Và từ những hiệu quả mang lại khi thực hiện các giải pháp đó có thể thấy  không có ai có thể làm thay doanh nghiệp mà bản thân họ phải tự nổ lực. Những dự án, chương trình hỗ trợ đóng vai trò là nền tảng để doanh nghiệp tiếp cận công nghệ, quy trình sản xuất và nâng cao năng lực sản xuất. Xin ý kiến của ông Dương Thành Nhàn - Công ty LIDOVIT?

Ông Dương Thành Nhàn: Thì công ty vừa rồi cũng đã tham gia chương trình hỗ trợ đào tạo chuyên gia tư vấn của Bộ Công thương. Trong quá trình tư vấn tại doanh nghiệp thì chúng tôi nhận thấy một số nổi bật như sao: các đề tài thực hiện cải tiến tại công ty là 20 đề tài chính và năm mươi đề tài chi tiết.  Thì sao quá trình thực hiện gần tám tuần thì hiện tại công ty tiến hành quản lý tồn kho xử lý sử dụng hệ thống quản lý mã 3 Scod, quản lý nội bộ. Hiện tại đang lắp đặt một số hệ thống thiết bị để hút khí để cải tiến môi trường làm việc và nổi bật nhất trong quá trình cải tiến đó đó là phương thức sản xuất quản lý. Điều này giúp của chúng tôi đang chuyển dần theo tiến độ đơn hàng để đảm bảo tiến độ giao hàng cho khách hàng.  Hiện tại, quy định tồn kho luân chuyển nội bộ là không quá hai ngày giữa các đơn vị,  đồng thời chúng tôi cũng giảm được năm mươi phần trăm lượng hàng tồn kho tại công ty. Đây là tín hiệu đáng mừng.

VOH: Còn ý kiến của chuyên gia tư vấn cải tiến cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ thì sao ? Xin mời ông Trần Nguyên Hà:

Trần Nguyên Hà trả lời: Xin kính chào quý vị! Theo như đánh giá của tôi trong quá trình tham gia các dự án tư vấn thì thấy rằng là rất nhiều CEO cũng như các giám đốc doanh nghiệp FDI khi họ qua Việt Nam thì họ đánh giá rằng là doanh nghiệp Việt Nam có một khoảng cách kém với doanh nghiệp FDI khoảng 20 năm.  Và với thế giới phẳng như hiện nay nếu chúng ta không có cách thức, giải pháp nào để sang bằng rút ngắn khoảng cách đó thì chúng ta sẽ thua ngay tại sân nhà.

Vậy thì cũng  rất là vui như bà Oanh vừa chia sẻ đó là lãnh đạo thành phố đã có rất nhiều hoạt động hỗ trợ cho doanh nghiệp chúng ta. Đây là các cơ hội để giúp doanh nghiệp tiếp cận các tiêu chuẩn  sản xuất ,các hệ thống cải tiến theo chuẩn quốc tế. Và như vậy chúng ta thấy rằng,  cách thức chuyển giao tri thức của chúng ta sẽ đạt được rất nhiều hiệu quả, phù hợp với xu hướng phát triển hiện nay. Điều quan trọng là làm sao đó chúng ta quản trị tập trung vào chất lượng bởi vì  chất lượng tốt thì đồng hành với việc chúng ta giảm thiểu các hư hỏng,giảm thiểu các chi phí đồng thời năng suất sản xuất của chúng ta cũng sẽ cải thiện. Từ những điều này nó sẽ giúp cho các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam càng ngày càng rút ngắn khoảng cách giữa doanh nghiệp FDI cũng như các quốc gia khác  trong khu vực như Thái Lan hay Malaysia.

VOH: Quý vị vừa nghe xong Kỳ 1 của Tọa đàm ”TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ TPHCM”. Mời quý bạn đọc theo dõi phần 2 của toạ đàm vào ngày 22/1/2019.

VOH

Bình luận

Đọc Báo