ĐHQG-HCM đóng vai trò hạt nhân Khu đô thị sáng tạo phía Đông – Thời sự 11g 19/02/2019

(VOH) – Ý tưởng tích hợp quận 2, quận 9 và quận Thủ Đức thành Khu đô thị sáng tạo TPHCM được Bí thư Thành uỷ Nguyễn Thiện Nhân khởi xướng từ năm 2017.

Đô thị sáng tạo là xu hướng phát triển đô thị được thai nghén đầu tiên vào những năm 1950 tại Mỹ, sau đó lan rộng trên nhiều thành phố lớn trên thế giới và dần phát triển một cách rõ nét trong vài thập kỷ gần đây. Tại Việt Nam, vào cuối năm 2017, ý tưởng tích hợp quận 2, quận 9 và quận Thủ Đức thành Khu đô thị sáng tạo TPHCM được Bí thư Thành uỷ Nguyễn Thiện Nhân khởi xướng.

Năm 2019, Thành phố tiếp tục triển khai Đề án xây dựng TP trở thành đô thị thông minh giai đoạn 2017 – 2020, tầm nhìn đến 2025. Trong đó, điểm nhấn là xây dựng Khu đô thị sáng tạo phía Đông, Đại học Quốc gia TPHCM đóng vai trò là hạt nhân, nòng cốt của khu đô thị sáng tạo phía Đông TP này.

Phóng viên Thùy Linh có cuộc trao đổi với Phó Giáo sư Tiến sĩ Huỳnh Thành Đạt, Giám đốc Đại học Quốc gia TPHCM về vấn đề này: 

* Thưa ông, năm 2019, ĐHQG-HCM xác định chủ đề: Năm tự chủ đại học – Đổi mới và Sáng tạo, ĐHQG-HCM tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm nào?

Phó Giáo sư Tiến sĩ Huỳnh Thành Đạt: Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang phát triển mạnh mẽ, ảnh hưởng ngày càng sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực hoạt động của đời sống chúng ta, và trước yêu cầu thực tiễn phát triển đất nước nói chung và phát triển ngành nói riêng, ĐHQG-HCM đã lựa chọn chủ đề năm cho năm 2019 là Tự chủ đại học - đổi mới và sáng tạo nhằm thực hiện sứ mạng của mình với các nhóm nhiệm vụ trọng tâm sau đây:

Thứ nhất, đổi mới cơ chế hoạt động của các đơn vị thành viên trong hệ thống theo hướng tự chủ gắn với trách nhiệm giải trình; tiếp tục hoàn thiện mô hình ĐHQG; tinh gọn bộ máy hoạt động; triển khai tin học hoá quản lý thật sự hiệu quả; nâng cao chất lượng công tác thi đua - khen thưởng đi đôi với hiệu quả công việc.

Thứ hai, đổi mới phương thức, phương pháp đào tạo tại ĐHQG-HCM theo hướng đáp ứng yêu cầu của cuộc CMCN 4.0 và kinh tế số; phát triển có hệ thống các chương trình đào tạo chất lượng cao. Đẩy mạnh công tác đánh giá, kiểm định, đảm bảo chất lượng đào tạo theo các chuẩn mực quốc tế, đẩy mạnh hoạt động xếp hạng đại học trong khu vực và thế giới. 

Thứ ba, phát triển các tổ chức KHCN trọng điểm, các nhóm nghiên cứu mạnh; đầu tư thêm trang thiết bị để nâng cao năng lực nghiên cứu; triển khai các đề tài/dự án nghiên cứu liên ngành; đẩy mạnh hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, thí điểm phát hình thành các DN spin-off và start–up.

Thứ tư, nâng cao hiệu quả quản lý nguồn lực tài chính, gia tăng nguồn thu ngoài NSNN; đa dạng hóa nguồn vốn xây dựng cơ bản; đẩy mạnh sử dụng và khai thác cơ sở vật chất dùng chung; đẩy nhanh công tác bồi thường giải phóng mặt bằng và tái định cư; chuẩn bị cho việc xây dựng Đô thị đại học thông minh trong Khu đô thị sáng tạo phía Đông TP.HCM (gồm quận 2, quận 9 và quận Thủ Đức).

Thứ năm, chủ động tham gia các mạng lưới hợp tác mạnh và có uy tín trong khu vực và quốc tế; tăng cường hợp tác địa phương, nhất là 2 khu vực trọng điểm: khu vực TP.HCM và vùng ĐBSCL.

* Năm 2019 cũng là năm Thành phố tiếp tục triển khai Đề án xây dựng TP.HCM trở thành đô thị thông minh giai đoạn 2017 – 2020, tầm nhìn đến 2025. Trong đó, điểm nhấn là xây dựng Khu đô thị sáng tạo phía Đông, nơi tập trung nhiều trường đại học, viện nghiên cứu…với hàm lượng khoa học công nghệ cao. Vậy, ĐHQG-HCM đóng góp như thế nào đối với việc phát triển Khu đô thị sáng tạo phía Đông này, khi được Thành phố kỳ vọng sẽ trở thành hạt nhân cốt lõi thực hiện Cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 trên địa bàn, nền tảng để triển khai đề án đô thị thông minh trên toàn Thành phố?

Phó Giáo sư Tiến sĩ Huỳnh Thành Đạt: Đô thị sáng tạo là xu hướng phát triển đô thị được thai nghén đầu tiên vào những năm 1950 tại Mỹ, sau đó lan rộng trên nhiều thành phố lớn trên thế giới và dần phát triển một cách rõ nét trong vài thập kỷ gần đây. Tại Việt Nam, vào cuối năm 2017, ý tưởng tích hợp quận 2, quận 9 và quận Thủ Đức thành Khu đô thị sáng tạo TP.PHCM được đồng chí Bí thư Thành uỷ TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân khởi xướng.

Để phát triển ý tưởng đó, ĐHQG-HCM đã thực hiện nghiên cứu về đô thị sáng tạo phía Đông TP.HCM. Kết quả đầu tiên của nghiên cứu này đã được thể hiện qua hội thảo “Khu đô thị sáng tạo tại TP.HCM - Thảo luận một lộ trình chiến lược” do ĐHQG-HCM tổ chức vào tháng 4/2018.

Các phân tích sơ bộ của các nhóm nghiên cứu đã cung cấp thông tin và nhận thức về các mô hình đô thị sáng tạo trên thế giới, đồng thời cũng đã giới thiệu các phương thức tiếp cận khác nhau đối với khu đô thị sáng tạo phía Đông TP.HCM. Các kết quả Hội thảo đang được TP.HCM xem xét triển khai, trong đó, ĐHQG-HCM đóng vai trò là hạt nhân, nòng cốt của khu đô thị sáng tạo phía Đông TP.HCM này.

Chúng tôi vẫn đang tiếp tục cùng TP.HCM cố gắng triển khai tốt nhất ý tưởng này.

* Như vậy, chúng ta cần hiểu như thế nào về Khu đô thị sáng tạo, những giá trị cốt lõi của một Khu đô thị sáng tạo là gì, ông phân tích làm rõ thêm?

Phó Giáo sư Tiến sĩ Huỳnh Thành Đạt: Về Đô thị sáng tạo, có thể tóm tắt theo 4 ý chính như sau:

- Thứ nhất, bản chất của khu đô thị sáng tạo là nơi có các hoạt động sáng tạo và khởi nghiệp diễn ra với cường độ và mật độ cao. Thực tiễn từ các nước cho thấy, khu đô thị sáng tạo luôn gắn với các đại học nghiên cứu, mà nó đóng vai trò là nguồn cung các nhà cách tân và doanh nhân khởi nghiệp tiềm năng – chính họ là chủ thể của hoạt động sáng tạo và khởi nghiệp. Lấy ví dụ, thành phố Philadelphia (Hoa Kỳ) là một trường hợp điển hình về vai trò của sự kết nối giữa khu đô thị sáng tạo và các đại học nghiên cứu.

Những đặc trưng tương tự với các mô hình trên thế giới vừa nêu có thể bắt gặp lại ở khu Đông, và đặc biệt là khu Đông Bắc của TP.HCM, trong đó có Khu đô thị ĐHQG-HCM - đang định hướng trở thành nơi có các hoạt động sáng tạo và khởi nghiệp diễn ra với cường độ và mật độ cao.  

- Thứ hai, Các dự án đô thị sáng tạo trên thế giới đều rất cần sự hợp tác chặt chẽ tác giữa các các bên liên quan, sự không phối hợp hay phối hợp không đồng bộ giữa các bên chính là “tử huyệt” khiến các cuh cực từng sau:.HCMể đoo đợp tác PPPn trong đô thịphatc dần thành hình một cách mạnh mẽ trong vài thập kỷ gần đây.  dự án không thành công. Thực tiễn phát triển tại TP.HCM cũng cho thấy hợp tác giữa bốn nhà (nhà trường - nhà nước - nhà doanh nghiệp và người sử dụng hay khách hàng) là một mô hình hiệu quả để thúc đẩy quá trình ứng dụng các thành tựu KHCN phục vụ phát triển KTXH của thành phố. Các Khu công nghệ cao, các công viên khoa học, các Trung tâm đổi mới – sáng tạo được hình thành để tăng cường mức độ tương tác giữa bốn chủ thể này.

- Thứ ba, để hình thành một mạng lưới phát triển, đòi hỏi một lộ trình tổng thể mang tính định hướng chiến lược, bắt đầu bằng việc rà soát hiện trạng phát triển của khu vực đó. Dựa trên các kinh nghiệm của thế giới, có bốn điểm chính mà việc quy hoạch như vậy cần hướng tới. Đó là: phác thảo một bức tranh tổng thể về vị trí và các bước đi sắp tới trong ngắn, trung và dài hạn của dự án;   phân vùng hoặc tái phân vùng chức năng của các khu vực, cũng như đề xuất những cấu thành mới của khu sáng tạo; xây dựng cơ sở pháp lý và thiết lập nguyên tắc làm việc việc với các cơ quan quản lý nhà nước của thành phố và trung ương; và đưa ra một chỉ dấu rõ ràng để thu hút vốn đầu tư, gồm nguồn vốn đầu tư trung hạn của Nhà nước, vốn ODA, vốn từ khu vực tư nhân và các nguồn vốn hợp pháp khác…

- Thứ tư, các trường hợp xây dựng Đô thị sáng tạo thành công ở các nước chỉ ra rằng, cùng với việc khởi động một lộ trình chiến lược mang tính trung và dài hạn, thì những đề xuất hay sáng kiến xuất phát từ các nhà quản lý, các nhà nghiên cứ hay từ cộng đồng có thể thực hiện ngay trong ngắn hạn. Ví dụ, tại Khu đô thị ĐHQG-HCM đã triển khai sáng kiến xe đạp công cộng thông minh và xe điện năng lượng mặt trời làm phương tiện di chuyển nội bộ. Thí điểm dự án xe đạp thông minh E-bike không chỉ hướng tới mục tiêu bảo vệ môi trường, cải tạo cảnh quan khu đô thị đại học, mà nhìn xa hơn, nó còn là một tiền đề để hình thành “văn hóa chia sẻ” giữa các thành viên trong cộng đồng, mở rộng dần dần ra các lãnh vực khác.

* Cám ơn ông!

VOH

Bình luận

Đọc Báo