Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị áp lực nội nhãn - tăng nhãn áp

(VOH) - Tăng nhãn áp là gì? Nguyên nhân và triệu chứng ra sao? Hãy nghe chia sẻ của bác sĩ Lương Lễ Hoàng để hiểu rõ hơn.

Áp lực nội nhãn - căn bệnh của thời đại hiện đại          

Khi ta nhìn vào mắt của một người thì ta thấy tròng đen hay còn gọi là con ngươi, đây là nơi mà mọi hình ảnh, ánh sáng, màu sắc đi xuyên qua. Ngay phía sau tròng đen là thấu kính trong suốt người ta hay gọi là thủy tinh thể. Trong thủy tinh thể có một chất vừa cứng lại vừa mềm. Muốn ánh sáng đi qua một cách trôi chảy thì thủy tinh thể này cần có một độ căng nhất định và chính nhờ chất trong suốt này mà nó có độ căng mà ta hay gọi là áp lực. Áp lực từ bên trong con mắt, chứ không phải ta lấy tay đè vào, gọi là áp lực nội nhãn. Cái áp lực nội nhãn này cần phải có vì nếu không có thì thủy tinh thể không thể căng phồng được mà khi nó không căng phồng thì nó sẽ thiếu độ trong suốt để mà tập trung ánh sáng, đi xuyên qua tròng đen và rơi xuống lưới võng mạc.

Nhưng một mặt khác là khi thủy tinh thể căng quá  thì chính nó làm thay đổi đoạn đường dài và ánh sáng đi xuyên qua nó, nghĩa là trục sẽ bị lệch và dẫn tới tật khúc xạ. Khi mắt phải chịu một áp lực, con ngươi không thể thoải mái, bên cạnh đó nó còn làm cho việc tiếp thu các hình ảnh ngoài đời trở nên thiếu chính xác và sắc xảo. Tất cả những điều đó gọi là áp lực nội nhãn.  

Đau đầu có thể là biểu hiện của tăng áp lực nội nhãn. Ảnh minh họa: internet

Theo một con số thống kê thì cứ 5 năm, số người bị áp lực nội nhãn tăng lên nhanh chóng và được ví như tăng nhanh như giá dầu, giá gạo. Nhưng giá dầu, giá gạo có thể xuống còn áp lực nội nhãn đã tăng thì sẽ tăng lên liên tục sau đó để rồi dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Trước đây những người bị áp lực nội nhãn đa phần là những người về hưu nhưng hiện nay bệnh này lại phổ biến đối với những người trẻ, thậm chí là quá trẻ. Đây là một điều rất bất ngờ vì các dấu hiệu của bệnh này không liên quan nhiều tới mắt đến độ thầy thuốc còn bị đánh lừa, huống chi bệnh nhân. Chẳng hạn như các tình trạng đau đầu, chóng mặt, hồi hộp lại chính là những diều khiến người ta không nghĩ rằng mình đang bị vấn đề về mắt. Đây không phải là một bệnh đáng quan tâm nữa mà là một bệnh rất đáng lo. Vì số người ngồi trước máy vi tính, truyền hình, máy tính bảng, điện thoại di động quá nhiều, họ không biết rằng bản thân đang bị gặm mòn bởi hội chứng thị giác màn hình. Đó chính là những ứng cử viên tiềm năng cho việc tăng áp lực nội nhãn.

Triệu chứng của tăng áp lực nội nhãn

Khi thủy tinh thể bị tăng áp lực thì việc thích ứng về mặt màu sắc, ánh sáng sẽ không còn tương thích, do đó ngươi ta sẽ nhìn không rõ. Lúc ấy đôi mắt sẽ cố gắng điều tiết để nhìn cho rõ và một khi đôi mắt bị mỏi vì cố gắng điều tiết thì nó sẽ dẫn đến nhiều vấn đề khác nữa.

Tiếp theo nữa là khi thủy tinh thể trong suốt bị căng phồng lên thì nó chính là bàn đạp để các chất đạm bên trong thủy tinh thể bị xáo trộn. Kết quả là từ đó sẽ xuất hiện đục thủy tinh thể, nếu chúng ta không điều trị đúng cách thì thị giác sẽ càng trầm trọng hơn nữa. Điều đáng nói ở đây là dấu hiệu bệnh quá mơ hồ.

Trong 10 người thì có tới 9 người không ngờ mình bị bệnh. Dấu hiệu nguy hiểm nhất chính là đau đầu. Khi bị đau đầu và chút vấn đề về hô hấp làm ngời ta lầm tưởng mình bị bệnh viêm xoang. Việc đau đầu mà nằm ngay sau ót khiến người ta nghĩ tới bệnh thoái cột sống cổ hay rối loạn tiền đình. Và thế là người ta điều trị nhưng không đúng bệnh.

Loại thuốc giảm đau cho các bệnh lầm tưởng này lại làm tăng thêm áp lực nội nhãn. Do đó mà áp lực nội nhãn là một vấn đề rất nghiêm trọng. Chúng ta cần quan tâm tới vấn đề thị giác khi bị các vấn đề có vẻ không liên quan mà chúng ta đã bàn. Và khi bị bệnh chúng ta cần điều trị đúng cách. Và biện pháp khéo nhất đó là làm cho nó đừng tăng nữa.

Cách điều trị áp lực nội nhãn  

Tại sao con số những người bị tăng áp lực nội nhãn ngày càng nhiều và bệnh ngày càng trở nên trầm trọng. Có thể vì người ta không quan tâm tới đôi mắt hoặc các chương trình sức khỏe chưa nói đủ nhiều về nó. Các bác sĩ chỉ cần vài phút là đã có thể chẩn đoán việc tăng áp lực nội nhãn. Đối với chính bản thân người bệnh, việc nhân biết vấn đề thị giác của mình là rất khó vì các triệu chứng không hề liên quan tới đôi mắt mà liên quan tới đầu, thần kinh, sự bình tĩnh… Còn khi đến các bác sĩ chuyên khoa thì chỉ cần một khoảng thời gian trong chớp mắt, họ đã có thể chẩn đoán khả năng bệnh tới đâu, đang ở mức bình thường hay phải đưa vào điều trị. Việc điều trị thật sự cũng không qua phức tạp nếu chúng ta đã chẩn đoán đúng bệnh. Chúng ta cũng đã có những loại thuốc đặc hiệu trị áp lực nội nhãn: thuốc nhỏ mắt, thuốc uống. Nhưng trong qua trình sử dụng thuốc đặc trị không phải lúc nào cũng êm xuôi, dễ dàng mà người ta có thể mệt, chóng mặt, mờ mắt.

Đối với những người có công việc phải gắn với máy tính thì họ nên học cách bảo vệ đôi mắt của mình từ bên trong. Ngoài việc nghỉ ngơi đủ, ăn uống các thực phẩm bổ sung vitamin cho mắt, chúng ta còn phải mát xa cho mắt, sử dụng các hoạt chất sinh học có khả năng ổn định sự trong suốt của thủy tinh thể. Và đối với những ai không phải tiếp xúc với ti vi, máy tính thì nên hạn chế sử dụng.

VOH Online

Bình luận

Đọc Báo