Giao Lưu Trực Tuyến

Tư vấn trực tuyến “Phòng ngừa táo bón, giúp bé hấp thu khỏe, bé thông minh”

(VOH) - Khi hệ tiêu hóa bé còn “non”, bé rất dễ bị táo bón. Táo bón nếu kéo dài ảnh hưởng đến việc hấp thu chất dinh dưỡng và sự phát triển toàn diện của bé.

Tư vấn từ chuyên gia cho từng trường hợp cụ thể sẽ giúp quý phụ huynh yên tâm chăm con đúng phương pháp khoa học.

“Phòng ngừa táo bón, giúp bé hấp thu khỏe, bé thông minh” là chủ đề tư vấn sức khỏe do VOH phối hợp với Vinamilk thực hiện.

Tham gia tư vấn: BS Nguyễn Vũ Linh - Trưởng Ban Đào tạo Truyên thông Dinh dưỡng, Vinamilk và BS Nguyễn Thu Vân - CKI. Y tế công cộng.

* Táo bón là gì?

Táo bón là tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ mà nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển toàn diện của bé. Bé được xem là táo bón nếu đại tiện dưới 2 lần mỗi ngày khi còn sơ sinh, dưới 3 lần mỗi tuần nếu là nhũ nhi (trong vòng 1 tuổi) và dưới 2 lần một tuần với các bé lớn hơn.

Nguyên nhân gây táo bón ở trẻ: gồm 2 nguyên nhân (Nguyên nhân bệnh lý và nguyên nhân rối loạn chức năng)

- Nguyên nhân bệnh lý bao gồm các bất thường về giải phẫu học đường tiêu hóa và các rối loạn chuyển hóa. Các bệnh lý này sẽ gây ra triệu chứng táo bón khi bé còn rất nhỏ và phải được chẩn đoán bởi các cơ sở y tế nhi khoa.

- Nguyên nhân rối loạn chức năng bao gồm các rối loạn sau:

+ Rối loạn thần kinh thực vật làm giảm nhu động ruột - đại tràng, tâm lý không thoải mái, hoảng sợ khi ăn...

+ Khẩu phần thiếu chất xơ tiêu hóa, đặc biệt chất xơ tiêu hóa hòa tan.

+ Uống không đủ nước mỗi ngày.

+ Thiếu vận động thể lực.

* Tâm - pttam1989@yahoo.com: Bé uống sữa công thức, đã đổi nhiều loại sữa nhưng vẫn bị táo bón. Bé được 15 tháng, thường 1 tuần đi ngoài 2 lần và đi rất khó khăn, phân cứng. Xin nhờ bác sĩ tư vấn loại sữa nào giúp békhông bị táo bón, dễ hấp thu? Cảm ơn bác sĩ và chương trình. 

- BS Nguyễn Vũ Linh: Chào bạn, bạn cần xác định lại việc táo bón của bé theo các tiêu chuẩn sau: Táo bón là tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ mà nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển toàn diện của bé. Bé được xem là táo bón nếu đại tiện dưới 2 lần mỗi ngày khi còn sơ sinh, dưới 3 lần mỗi tuần nếu là nhũ nhi (trong vòng 1 tuổi) và dưới 2 lần một tuần với các bé lớn hơn.

Thị trường có nhiều loại sữa. Để phòng chống táo bón, ngoài việc cho bé bú mẹ, ăn dặm khoa học và hợp lý (xem bài viết “10 NỀN TẢNG Y HỌC THỰC CHỨNG KHUYẾN NGHỊ CHO NHŨ NHI VÀ TRẺ NHỎ ĂN DẶM”) bổ sung đủ nước cho trẻ mỗi ngày, Bạn nên chọn loại sữa có sự kết hợp độc đáo của chất xơ hoà tan Inulin & FOS và chủng lợi khuẩn Bifidobacterium, BB-12 giúp hệ tiêu hoá luôn khoẻ mạnh và hấp thu tốt các dưỡng chất đồng thời phòng chống táo bón rất tốt. Dielac Grow Plus là một trong những lữa chọn hiệu quả. Thân mến chào bạn.

* Thanh Thủy - nttthuy8408@yahoo.com (0287931645): Tôi có con trai 3,5 tuổi, thường bị táo bón, và mỗi khi đi bô bé phải “rặn” nhiều cho cục phân đầu tiên. Để bé bị “rặn” thường khi đi bô, chúng tôi sợ bé sẽ bị trĩ sau này. Bé uống sữa tươi chủ yếu. Mỗi ngày 3 hộp 180ml, là 540ml. Bé không còn uống sữa công thức. Bé cũng rất chán ăn, ốm nhom ốm nhách. Xin hỏi Đài tôi phải làm sao để bé ăn uống và đi ngoài tốt hơn.

- BS Nguyễn Thu Vân: Chào bạn! Chương trình chưa rõ chiều cao, cân nặng của bé trai nhà chị. Xin được tư vấn như sau: Bé độ tuổi này thường ham chơi nên hay nín đi tiêu, điều này thể hiện qua việc “mỗi khi đi bô bé phải “rặn” nhiều cho cục phân đầu tiên” như bạn nêu. Đó là do phân đã xuống đến vùng trực tràng hậu môn nhưng có thể bé nín đi tiêu khiến phân bị “tắc đường” nên dồn cục to và trở nên khô cứng. Khi di chuyển qua hậu môn gây đau, nên bé sợ mỗi lần đi tiêu, lại tiếp tục nín lại. Cho nên bạn dạy và tập cho bé thói quen xoa bụng, đi tiêu mỗi buổi sáng thức dậy. Và trước bữa ăn 10 phút bạn xoa bụng cho bé.

* Liên - tthoalien2205@gmail.com: Chương trình cho em hỏi cháu em 2 tháng được 5,5kg lúc sinh cháu được 3,3 kg. Cháu tăng cân chậm và cứ 4 - 5 ngày cháu mới đi cầu một lần. Cháu bú sữa mẹ hoàn toàn không uống sữa công thức. Như vậy liệu có phải táo bón không và đó có phải là nguyên nhân khiến cháu chậm tăng cân?

- BS Nguyễn Vũ Linh: Chào bạn, bạn đừng quá lo lắng cho cân nặng của bé! Cân nặng bé nhà bạn hoàn toàn nằm trong giới hạn bình thường bạn nhé! Vài thông số để mẹ yên tâm! Thông thường, sau 5-6 tháng tuổi, cân nặng của bé sẽ gấp đôi cân nặng lúc sinh, và gấp 3 cân nặng lúc sinh khi tròn một tuổi. Bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời là tuyệt vời bạn nhé! Táo bón là tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ mà nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển toàn diện của bé. Bé được xem là táo bón nếu đại tiện dưới 2 lần mỗi ngày khi còn sơ sinh, dưới 3 lần mỗi tuần nếu là nhũ nhi (trong vòng 1 tuổi) và dưới 2 lần một tuần với các bé lớn hơn. Cũng đừng lo lắng quá việc đi tiêu của bé, bạn nên thường xuyên xoa bụng nhẹ nhàng cho bé, xoa giữa các bữa bú để tập và kích thích cơ thành bụng cũng như cơ trơn đại tràng. Điều này sẽ rất hiệu quả trong việc giúp bé đi tiêu dễ dàng và phòng chống táo bón.

* Mẹ Su - nguyenthithom_00bc@yahoo.com: Bé nhà em được 4 tháng nặng 7,5 kg hay quấy khóc, khó ngủ, không tự đi cầu được từ khi được hơn 2 tháng. Mỗi lầ̀n đi phải bơm, bé khóc rất tội nên cũng không nỡ để̉ bé tự đi bình thường mà tới 7 ngày thì quá lâu nên em phải bơm cầu.  

- BS Nguyễn Vũ Linh: Chào bạn, cân nặng theo tuổi của bé nhà bạn đang trong giới hạn hoàn toàn bình thường. Bạn mô tả bé hay quấy khóc, khó ngủ. Điều này là thường xuyên hay chỉ xuất hiện mỗi khi bé muốn đi tiêu mà tiêu không được?! Nếu là thường xuyên, bạn nên đưa cháu đến cơ sở y tế nhi khoa để được khám tổng quát, tư vấn và can thiệp kịp thời. Nếu chỉ xảy ra khi đến lúc bé muốn đi tiêu thì đây là vấn đề đau hậu môn do táo bón. Các giải pháp cho tình huống của bạn như sau:

Bạn phải uống đủ nước mỗi ngày: khoảng 10 – 12 ly (200ml) mỗi ngày và Ăn uống nhiều rau củ quả để bổ sung chất xơ tiêu hóa cho bạn và qua đó, cung cấp đủ chất xơ tiêu hóa cho bé qua sữa mẹ.

Xoa bụng nhẹ nhàng cho bé, xoa giữa các bữa bú để tập và kích thích cơ thành bụng cũng như cơ trơn đại tràng. Điều này sẽ rất hiệu quả trong việc giúp bé đi tiêu dễ dàng và phòng chống táo bón.

Nếu chưa cải thiện, bạn có thể phối hợp việc bơm nước muối sinh lý vào hậu môn bé. Việc này cầu tuân thủ các bước sau:

- Dùng bơm tiêm nhựa 10ml, nhớ là bỏ kim ra.

- Bảo đàm vô trùng bơm tiêm và nước muối sinh lý âm ấm với nhiệt độ khoảng 40oC

- Thực hiện: Cho trẻ nằm ngữa, gối gập chạm nhẹ vào bụng, thao tác đưa đầu ống tiêm nhẹ nhàng, từ từ và chính xác vào hậu môn bé, nhớ thoa tí dầu ăn vào đầu ống tiêm để tránh tổn thương. Mỗi lần bơm 10ml sau đó chờ 3-5 phút. Nếu chưa thấy hiệu quả thì bơm lần 2. Bơm tối đa 3 lần.

- Nếu tình hình vẫn chưa cải thiện, để có giải pháp chính xác, Bạn nên đưa cháu đến cơ sở Y tế Nhi khoa - Dinh dưỡng để được khám tổng quát, tư vấn và can thiệp kịp thời ”.

Thân mến chào bạn.  

* Thảo Nguyên - thaonguyenho_ln@gmai.com: Bé nhà em 24 tháng nặng 11kg, cao 82 cm, là bé trai. Bé ngưng bú sữa mẹ từ khi 9 tháng, vẫn còn uống sữa công thức, ăn cháo đặc kèm 3 – 4 muỗng cà phê cơm mỗi bữa. Bé rất hay bị bón, 2 - 3 ngày mới đi một lần. Xin hỏi bé mắc táo bón như vậy có ảnh hưởng gì đến đường ruột của con không? Có cách nào trị chữa trị dứt điểm táo bón cho con không?

- BS Nguyễn Thu Vân: Chào bạn! Với chiều cao, cân nặng của bé nằm ở mức độ phát triển trung bình. Bé nhà bạn, nếu đi tiêu dưới 3 lần/tuần, mỗi lần đi tiêu bé phải rặn đỏ mặt, phân cứng chắc là bé bị táo bón. Chế độ dinh dưỡng của bé phải đầy đủ 4 nhóm thực phẩm, đầy đủ rau củ quả. Khi cho bé uống sữa công thức nên nhắc bé uống thêm nước để nước tiểu của bé màu trắng trong. Nếu thiếu nước, nước tiểu màu từ vàng đến vàng sậm, khiến bé dễ táo bón.

Tuổi này bé ham chơi nên bé hay dễ nín hoặc quên đi tiêu khiến phân giữ sâu trong lồng ruột trở nên cứng chắc, khó đi tiêu, gây đau hậu môn khiến bé sợ đi tiêu. Nên tập cho bé đi tiêu mỗi buổi sáng, xoa bụng bé trước mỗi bữa ăn giúp bé đi tiêu dễ dàng hơn.

* Phượng - loicuagio99@gmail.com: Tôi có nghe nói cho bé uống nước từ lá dấp cá hay thụt hậu môn cho bé bằng mật ong. Xin hỏi những cách này có hiệu quả và an toàn cho sức khỏe bé không?  

- BS Nguyễn Vũ Linh: Chào bạn, chưa thấy nghiên cứu hay y văn chính thống đề cập đến tác dụng chống táo bón của rau Diếp cá (heartleaf/Houttuynia cordata leaves) Bạn có thể tham khảo link sau để biết thêm thông tin https://globalfoodbook.com/benefits-houttuynia-cordata-chameleon-plant . Việc thụt hậu môn cho bé bằng mật ong cho trẻ có các điểm cần lưu ý sau:

1. Mật ong có áp lực thẩm thấu cao hơn dịch cơ thể rất nhiều (dịch ưu trương). Khi được bơm và lòng hậu môn, đại tràng, dịch này có khả năng hút nước ở vùng xung quanh và có khả năng làm mất nước cho trẻ.

2. Về mặt hiệu quả tạo đi tiêu thì tất nhiên là hiệu quả hơn nước muối sinh lý. Vì có tính hút nước, làm tăng kích thước phân, mềm phân…

3. Trong mật ong có khả năng chứa các bào tử clostridium botulinum! Rất nguy hiểm khi dùng sống ở những cơ thể chưa có sức đề kháng khỏe. Liều lượng cực nhỏ của nó trong máu cũng có thể làm tê liệt các cơ hô hấp và gây tử vong trong vài phút.

4. Tốt nhất, nếu cần thiết, các mẹ nên bơm thụt hậu môn như đã nói bên trên bằng nước muối sinh lý. Thân mến chào bạn.

* Hạnh – hohanh0912@gmail.com: Bé được 2 tháng tuổi. Lúc sinh bé đủ tháng đủ ngày nhưng chỉ nặng 2.55kg, dài 48cm (bé trai). Từ lúc sinh ra tới giờ bé đi ngoài rất ít. Lúc trong tháng chừng 5 – 7 ngày bé mới đi 1 lần, phân nặng mùi và không lỏng như các bé sơ sinh khác. Giờ ngoài tháng, bé 7 – 10 ngày mới đi 1 lần. Bé bú hoàn toàn sữa mẹ. Em cũng cố gắng ăn nhiều ngọn khoai lang, đu đủ chín, rau…. Như người lớn khuyên nhưng bé vẫn vậy 

- BS Nguyễn Vũ Linh: Chào bạn, việc cho bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời là rất tốt bạn nhé! Như bạn mô tả thì bé nhà bạn có tình trạng táo bón thật. Các giải pháp sau để cải thiện tình trạng táo bón cho bé:

Bạn phải uống đủ nước mỗi ngày: khoảng 10 – 12 ly (200ml) mỗi ngày và Ăn uống nhiều rau củ quả để bỏ sung chất xơ tiêu hóa cho bạn và qua đó, cung cấp đủ chất xơ tiêu hóa cho bé qua sữa mẹ.

- Xoa bụng nhẹ nhàng cho bé, xoa giữa các bữa bú để tập và kích thích cơ thành bụng cũng như cơ trơn đại tràng.

- Nếu chưa cải thiện, bạn có thể phối hợp việc bơm nước muối sinh lý vào hậu môn bé. Việc này cầu tuân thủ các bước sau:

Dùng bơm tiêm nhựa 10ml, nhớ là bỏ kim ra.

Bảo đàm vô trùng bơm tiêm và nước muối sinh lý âm ấm với nhiệt độ khoảng 40oC

Thực hiện: Cho trẻ nằm ngữa, gối gập chạm nhẹ vào bụng, thao tác đưa đầu ống tiêm nhẹ nhàng, từ từ và chính xác vào hậu môn bé, nhớ thoa tí dầu ăn vào đầu ống tiêm để tránh tổn thương. Mỗi lần bơm 10ml sau đó chờ 3-5 phút. Nếu chưa thấy hiệu quả thì bơm lần 2. Bơm tối đa 3 lần.

- Nếu tình hình vẫn chưa cải thiện, để có giải pháp chính xác, Bạn nên đưa cháu đến cơ sở Y tế Nhi khoa - Dinh dưỡng để được khám tổng quát, tư vấn và can thiệp kịp thời ”. Thân mến chào bạn.

BS Nguyễn Vũ Linh đang tham gia tư vấn.

* Kim Oanh – oanhnv_1985: Bé 5 tuổi, 1 tuần bị táo bón khoảng 1 – 2 lần. Bé trai, rất ốm, cao 110cm, nặng 14,5kg. Hơn 1 năm nay bé chỉ lên được 500g. Bé uống sữa được, ăn vặt được, nhưng ăn cơm chỉ khi ăn trứng, cá mới ăn nhanh, chịu ăn. Ăn thịt thì không chịu ăn, nhai rồi nhả bã. Bé không còn uống sữa công thức. Uống sữa tươi và bé uống ngày 3 – 4 hộp 180ml. Xin nhờ bác sĩ tư vấn để bé bớt bị táo bón và tư vấn dinh dưỡng cho bé. Xin cảm ơn.  

- BS Nguyễn Vũ Linh: Chào bạn, Bạn cần xác định lại việc táo bón của bé theo các tiêu chuẩn sau: Táo bón là tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ mà nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển toàn diện của bé. Bé được xem là táo bón nếu đại tiện dưới 2 lần mỗi ngày khi còn sơ sinh, dưới 3 lần mỗi tuần nếu là nhũ nhi (trong vòng 1 tuổi) và dưới 2 lần một tuần với các bé lớn hơn.

Chiều cao theo tuổi của bé nhà bạn là rất tốt. tuy nhiên, cân nặng theo tuổi thì đang nằm trong vùng nguy hiểm và dễ vào tình trạng Suy dinh dưỡng thể nhẹ cân. Bé cần tăng thêm ít nhất 2kg nữa để vào vùng tăng trưởng tốt. Vấn đề biếng ăn – kén ăn của Bé, xin bạn vui lòng xem tư thông tin tổng quát về dinh dưỡng bên trên.

Việc Ăn uống hàng ngày bạn chú ý 2 điểm sau:

- Cho trẻ uống đủ nước, khoảng 1250ml/ (5 xị) ngày bao gồm cả sữa. nên cho trẻ uống thường xuyên từng ngụm, không nên đợi tới khi bé cảm thấy khát rồi mới uống vì như vậy là đã bị thiếu nước.

- Bổ sung thêm rau củ quả để cung cấp đủ chất xơ tiêu hóa cho bé. Chọn lựa các loại rau củ quả có độ nhớt cao như mồng tơi, rau đay, khoai mỡ, khoai môn… để có chất xơ tiêu hóa hòa tan, rất tốt cho việc phòng chống táo bón.

Về việc uống sữa của bé:

- Lượng sữa bé uống hằng ngày là ổn bạn nhé. Theo khuyến cáo từ các tổ chức Sức khỏe - Dinh dưỡng, nên cho uống sữa khoảng 400 – 600 ml/ngày ở trẻ từ 1-5 tuổi.

- Nhưng Bạn nên cho bé bổ sung thêm sữa công thức với các lợi điểm vượt trội hơn sữa tươi vì có bổ sung các dưỡng chất thiết yếu, quan trọng mà sữa tươi không có.

- Nên chọn loại sữa có sự kết hợp độc đáo của chất xơ hoà tan Inulin & FOS và chủng lợi khuẩn Bifidobacterium, BB-12 giúp hệ tiêu hoá luôn khoẻ mạnh và hấp thu tốt các dưỡng chất đồng thời phòng chống táo bón rất tốt.

- Dielac Grow Plus là một trong những lựa chọn hiệu quả.

- Nếu tình hình vẫn chưa cải thiện, để có giải pháp chính xác, Bạn nên đưa cháu đến cơ sở Y tế về Sức khỏe - Dinh dưỡng để được khám tổng quát, tư vấn và can thiệp kịp thời ”. Phòng khám An Khang 184 – 186 – 188 Nguyễn Đình Chiểu là một địa chỉ hiệu quả mà Bạn có thể chọn lựa. Thân mến chào bạn.

BS Nguyễn Thu Vân đang tư vấn tại VOH Online.

* Ngọc Trâm - maiyeuanh91@gmail.com (02838254698): Bé trai 2 tuổi bị táo bón kéo dài. Mẹ rất chú ý bổ sung rau củ quả và nước cho con nhưng không giảm. Xin bác sỹ tư vấn giúp. Tôi xin cảm ơn. Chào bạn!

- BS Nguyễn Thu Vân: Chế độ dinh dưỡng mẹ đã bổ sung đủ rau, củ, quả và nước cho con. Tuy nhiên, đây là tuổi bé ham chơi. Do đó bé hay nín đi tiêu nên phân giữ lâu trong lồng ruột kéo dài sẽ gây khô cứng, là một trong những nguyên nhân gây táo bón. Nên bạn chú ý tập cho con đi tiêu mỗi buổi sáng thức dậy, xoa bụng bé trước mỗi bữa ăn khoảng 15 phút giúp tăng nhu động ruột, tống phân đi. Như vậy khi tập cho bé đi tiêu dễ dàng hơn.

* Quyên - ngocquyen_bp@gmail.com: Em đang cho con bú mẹ. Bé được 6 tháng, bú mẹ hoàn toàn. Xin hỏi có phải mẹ bị táo bón thì con cũng bị táo bón không? Mẹ nên ăn gì để bé không bị táo bón? Bé thỉnh thoảng bị chướng bụng, táo bón.  

- BS Nguyễn Vũ Linh: Chào bạn, cho bé bú mẹ hoàn tòn trong 6 tháng đầu đời là tuyệt vời bạn nhé! Chưa có nghiên cứu chứng minh rằng mẹ bị táo bón thì con cũng táo bón. Nhưng chắc một điều là mẹ bị táo bón lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến sữa mẹ và qua đó ảnh hưởng đến sức khỏe con. Một thực tế nữa là trong sữa mẹ có thành phần chất xơ tiêu hóa hòa tan, Galactose Oligosaccharide (GOS) là thành phần hỗ trợ phòng chống táo bón tuyệt với ở trẻ bú mẹ.

Để tránh táo bón ở những bà mẹ đang cho con bú thì theo khuyến cáo của các chuyên gia và các tổ chức Dinh dưỡng, ngoài các thành phần dinh dưỡng thiết yếu theo khẩu phần, các mẹ cần ăn khoảng 300 – 500 rau củ quả mỗi ngày, ưu tiên chọn lựa các loại có độ nhớt cao như rau đay, mồng tơi… đồng thời cần phải uống đủ nước, khoảng 10 – 12 ly (200ml) mỗi ngày. Thân mến chào bạn.

* Kiều Hoa – kieuhoa1983@gmail.com: Bé trai 22 tháng, nặng 10kg. Bé ăn được, uống sữa được nhưng hay bị táo bón. Bé ăn cháo ngày 3 cữ. Gia đình có tập cho bé ăn cơm nhưng mỗi bữa bé chỉ chịu ăn chừng 3 – 4 muỗng cà phê nên vẫn cho bé ăn cháo. Bé đi ngoài khó. Bé vẫn uống sữa công thức, chưa uống sữa tươi. Ngày ngoài 3 bữa cháo, bé uống 3 cữ sữa, mỗi cữ 200ml. Bé uống rất ngon miệng và thích uống sữa. Xin hỏi làm sao để bé hết bị táo bón. Bé uống sữa tươi cũng rất ngon miệng nhưng gia đình thấy bé còn chịu uống sữa công thức nên chưa cho bé chuyển qua sữa tươi. Như vậy có tốt không bác sĩ?

- BS Nguyễn Vũ Linh: Chào bạn, cân nặng theo tuổi của bé nhà bạn đang trong giới hạn bình thường, nhưng cần tăng thêm khoảng 2kg nữa để vào vùng tăng trưởng tốt. Việc ăn uống không được nhiều hay không như bạn mong muốn! xin kiên nhẫn thêm tí và xem phần thông tin tổng quát về dinh dưỡng bên trên. Việc ăn uống hàng ngày, lượng sữa uống, và phòng chống táo bón, xin bạn tham khảo câu trả lời bên trên. Chỉ có một điểm khác tí là bé nhà bạn chỉ cần bổ sung đủ khoảng 1 lít nước /ngày, bao gồm cả sữa. Thân mến chào bạn!

* Trúc Vy - vivu_laem@yahoo.com (0911256842): Bé gái 20 tháng tuổi. Khoảng hơn 1 tuần nay cháu bị táo bón. 1 tuần gần đây nhất cháu đi ngoài 2 lần, và mỗi lần đi phân đều rắn và có chảy máu tươi. Bé hiện ăn cháo loãng tỷ lệ 1:1:1 tức là 1 phần cháo trắng, 1 phần thịt, 1 phần rau bằng nhau kèm thêm nửa muỗng cà phê dầu ăn. Rau cũng chủ yếu rau xanh nhiều hơn củ. Xin hỏi làm sao để cháu hết bị bón.

- BS Nguyễn Thu Vân: Chào bạn! Bạn không nhiều thông tin để hiểu hơn về bé, nhưng xin tư vấn một số vấn đề: Bé của bạn thật sự đã bị táo bón. Bạn tập xoa bụng cho bé trước bữa ăn, tập cho bé đi tiêu mỗi buổi sáng. Về chế độ ăn, bạn cho tương đối đầy đủ các nhóm thực phẩm. Bạn cần cho bé uống thêm nước. Nếu bé vẫn đi tiêu ra máu tươi thì nên đưa bé đến cơ sở y tế để bác sĩ thăm khám và đưa ra hướng dẫn phù hợp cho bé nhất.

Ảnh minh họa: internet

* Nguyễn Thị Diệu Na - dieunant@gmail.com (01223567910): Chào bác sĩ. Con em được 5 tháng tuổi nhưng bị táo bón hơn 1 tháng rồi. 4 – 5 ngày bé mới đi 1 lần. Bé bú mẹ hoàn toàn. Từ hôm bị bón bé vẫn bú bình thường và không quấy khóc. Nhưng cứ đến hôm đi ngoài theo chu kỳ 4 – 5 ngày bé rất khó chịu, khóc, vặn mình, mà đi không được, phải bơm thụt. Bơm như vậy hoài thì có sao không bác sĩ. Nên làm gì để giúp bé dễ đi ngoài hơn bác sĩ ơi.

- BS Nguyễn Thu Vân: Chào bạn! Thông tin bạn cung cấp chưa đủ về chiều cao, cân nặng, nên xin được tư vấn cho bạn như sau: Với bé bú sữa mẹ hoàn toàn nên tăng thêm số lần bú và nước tiểu của bé có màu trắng trong chứng tỏ cơ thể bé đủ nước (nếu thiếu nước, nước tiểu màu từ vàng đến vàng sậm, khiến bé dễ táo bón). Mẹ xem lại chế độ dinh dưỡng của mình có thay đổi gì làm ảnh hưởng đến sữa mẹ. Nên xoa bụng bé 10 phút trước mỗi cữ bú. Nếu tình trạng kéo dài, bạn nên đưa bé đến cơ sở y tế để thăm khám để tìm hiểu nguyên nhân và khắc phục.

* Ngọc Thúy - thuytg2006@gmail.com: Bé 14 tháng tuổi, hay nóng trong người, đi ngoài khó khăn. Bé thôi bú mẹ 2 tháng nay. Bác sĩ tư vấn dùm cho bé uống sữa gì cho mát, dễ đi cầu?

- BS Nguyễn Thu Vân: Chào bạn! Chương trình chưa rõ chiều cao, cân nặng của bé trai nhà chị. Xin được tư vấn như sau: Bạn theo dõi nước tiểu của bé màu gì. Nếu nước tiểu của bé có màu trắng trong chứng tỏ cơ thể bé đủ nước. Nếu thiếu nước, nước tiểu màu từ vàng đến vàng sậm, khiến bé dễ táo bón. Vì cơ thể thiếu nước cũng gây nóng và táo bón cho bé. Bạn lưu ý khi bé dùng sữa công thức, nên pha theo đúng liều lượng hướng dẫn trên hộp sữa, trong ngày cũng nên cho bé uống thêm nước để giúp cung cấp đủ nước cho cơ thể bé. Các loại sữa công thức của những hãng sữa uy tín đều không gây nóng cho bé. Bạn hãy sử dụng đúng độ tuổi và như hướng dẫn, kết hợp với chế độ dinh dưỡng có đủ rau củ quả cho bé mỗi ngày.

Ảnh: internet

* Trâm Anh - nttanh007@gmail.com: Tôi mới đổi sữa cho con sang loại sữa của Nhật nhập khẩu. Cháu uống được và khá dễ chịu (trước đó thì không thích uống sữa). Tuy nhiên, tôi cảm thấy rất lo là từ khi uống sữa mới cháu đi cầu nhão hơn, phân gần như màu trắng. Liệu tôi có phải đưa cháu đi khám tiêu hóa hay không? Việc uống sữa gì có ảnh hưởng tới màu sắc của phân hay không?

- BS Nguyễn Thu Vân: Chào bạn! Theo thông tin bạn cung cấp, bạn nên đưa bé đến cơ sở y tế để thăm khám. Nếu phân của bé gần như có màu trắng, có thể không do sữa.

* Ngọc Thư - ngocthu2006@gmail.com (097346219): Cháu trai của em 3 tháng tuổi, nặng 5,7 kg. Bé cả tuần không đi đại tiện mà cứ trung tiện nhiều và hôi. Bé bị cả tháng nay. Hồi tháng thứ 2, do ít sữa nên có cho bé bú sữa bột nhưng sang tháng thứ 3 bé không uống sữa bột nữa, bú mẹ cũng không chịu bú, uống nước cũng không uống. Không hiểu bé nhà em nguyên nhân tại sao vậy Mong bác sĩ giúp em.

- BS Nguyễn Thu Vân: Chào bạn! Theo thông tin bạn cung cấp, cân nặng của bé nằm trong khoảng phát triển trung bình. Tuy nhiên hiện tại bé không chịu uống sữa bột, sữa mẹ và cả nước thì bạn nên đưa bé đến bác sĩ thăm khám trực tiếp. Bạn nên xem lại, có thể trong thời điểm này tâm lý của mẹ có điều gì lo lắng, có thể ảnh hưởng sang bé. Bạn nên giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ, thường xuyên ôm ấp bé, nói lời yêu thương bé, giúp bé cảm thấy bình an và ăn ngủ tốt.

* Nga - ngocnga567@gmail.com: Con tôi nay được 13 tháng nặng 9,3kg. Một bữa ăn có thể ăn hơn 1 chén cháo, ngày uống được khoảng 500ml sữa. Lúc trước mỗi ngày bé đi ngoài 1 lần, gần 1 tháng nay bé có khi đi cách 1 ngày, có khi 2,3 ngày, mà đi phân rất bón, có khi đi phân sống. Tôi vẫn thay phiên 1 bữa cho bé ăn sữa chua, 1 bữa uống probi. Có cách nào để bé hết tình trạng này không mọi người giúp mình với.  

- BS Nguyễn Vũ Linh: Chào bạn, bạn cần xác định lại việc táo bón của bé theo các tiêu chuẩn sau: Táo bón là tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ mà nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển toàn diện của bé. Bé được xem là táo bón nếu đại tiện dưới 2 lần mỗi ngày khi còn sơ sinh, dưới 3 lần mỗi tuần nếu là nhũ nhi (trong vòng 1 tuổi) và dưới 2 lần một tuần với các bé lớn hơn.

Hiện cân nặng theo tuổi của bé nhà bạn đang trong giới hạn hoàn toàn bình thường! đừng quá lo lắng bạn nhé!

Tình trạng của bé nhà bạn chỉ cần:

- Bổ sung đủ nước, tuổi này cần cho bé uống khoảng 900 - 1000 ml nước mỗi ngày (bao gồm nước từ sữa).

- Xoa bụng nhẹ nhàng cho bé, xoa giữa các bữa ăn để tập và kích thích cơ thành bụng cũng như cơ trơn đại tràng giúp bé đi tiêu dễ hơn và phòng chống táo bón.

- Bổ sung thêm rau củ quả trong khẩu phần ăn dặm, chọn lựa các loại rau củ quả có độ nhớt cao như mồng tơi, rau đay, khoai mỡ, khoai môn… để có chất xơ tiêu hóa hòa tan, rất tốt cho việc phòng chống táo bón.

- Phân sống mà bạn mô tả chưa chắc là phân sống. Phân sống là trong phân còn các thực phẩm như khi ăn vào không tính các thành phần chất xơ không tan như rau, võ hạt…Vì bạn chưa mô tả cụ thể nên chưa thể tư vấn bạn nhé.

- Nếu tình hình vẫn chưa cải thiện, để có giải pháp chính xác, Bạn nên đưa cháu đến cơ sở Y tế Nhi khoa - Dinh dưỡng để được khám tổng quát, tư vấn và can thiệp kịp thời ”. Thân mến chào bạn.

* Nguyễn Thị Mai – mainguyen1990@yahoo.com: Bé 6 tháng tuổi, nặng 8,5kg. Tôi mới cho bé ăn dặm. Bé bụ bẫm (lúc đẻ bé 3,2kg). Xin hỏi bác sĩ nên cho ăn dặm như thế nào để bé không bị táo bón (bé chưa bị nhưng xin hỏi để em chăm sóc bé tốt). Xin cảm ơn. 

- BS Nguyễn Vũ Linh: Chào bạn, Cân nặng theo tuổi của bé nhà bạn đang trong giới hạn bình thường, và có thể nói là tuyệt vời nữa bạn nhé! Thời gian này là tốt nhất để tập bé ăn dặm để bổ sung đủ dưỡng chất thiết yếu cho bé. Bởi vì lượng và chất của sữa mẹ có thể sẽ không đáp ứng đủ nhu cầu tăng trưởng của bé. Ăn dặm khoa học và hợp lý là một câu chuyện dài, bạn có thể xem bài viết “10 NỀN TẢNG Y HỌC THỰC CHỨNG KHUYẾN NGHỊ CHO NHŨ NHI VÀ TRẺ NHỎ ĂN DẶM” để thực hành nuôi con tốt nhất bạn nhé! Thân mến chào bạn.

Ảnh minh họa: internet

* Minh - nguyenvanminh@yahoo.com: Con tôi hiện đã 1 tuổi. Cháu rất ít đi vệ sinh, trung bình khoảng 3 ngày mới đi vệ sinh một lần, như vậy có phải cháu bị táo bón hay không. Khi đi vệ sinh cháu hay khóc và phân có vẻ hơi cứng. Tôi cần phải làm như thế nào?

- BS Nguyễn Vũ Linh: Chào bạn, bạn cần xác định lại việc táo bón của bé theo các tiêu chuẩn sau:

Táo bón là tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ mà nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển toàn diện của bé. Bé được xem là táo bón nếu đại tiện dưới 2 lần mỗi ngày khi còn sơ sinh, dưới 3 lần mỗi tuần nếu là nhũ nhi (trong vòng 1 tuổi) và dưới 2 lần một tuần với các bé lớn hơn.

Tình trạng của bé nhà bạn chỉ cần:

- Bổ sung đủ nước, tuổi này cần cho bé uống khoảng 900 - 1000 ml nước mỗi ngày (bao gồm nước từ sữa)

- Xoa bụng nhẹ nhàng cho bé, xoa giữa các bữa ăn để tập và kích thích cơ thành bụng cũng như cơ trơn đại tràng giúp bé đi tiêu dễ hơn và phòng chống táo bón.

- Bổ sung thêm rau củ quả trong khẩu phần ăn dặm, chọn lựa các loại rau củ quả có độ nhớt cao như mồng tơi, rau đay, khoai mỡ, khoai môn… để có chất xơ tiêu hóa hòa tan, rất tốt cho việc phòng chống táo bón.

- Nếu tình hình vẫn chưa cải thiện, để có giải pháp chính xác, Bạn nên đưa cháu đến cơ sở Y tế Nhi khoa - Dinh dưỡng để được khám tổng quát, tư vấn và can thiệp kịp thời ”. Thân mến chào bạn.

* Thu Hà - thuha@gmail.com: Con tôi được gần 11 tháng được 8kg. Khoảng nửa tháng nay bé bị táo bón kèm theo lười ăn. Tôi đã cho bé ăn rau củ quả nhiều, nhưng bé vẫn đi táo bón.  

- BS Nguyễn Vũ Linh: Chào bạn, hiện cân nặng theo tuổi của bé nhà bạn đang trong giới hạn hoàn toàn bình thường! đừng quá lo lắng bạn nhé!

Bạn không mô tả tình trạng táo bón của bé cụ thể. Vậy cần xác định lại việc táo bọn của bé theo các tiêu chuẩn sau:

Bé được xem là táo bón nếu đại tiện dưới 2 lần mỗi ngày khi còn sơ sinh, dưới 3 lần mỗi tuần nếu là nhũ nhi (trong vòng 1 tuổi) và dưới 2 lần một tuần với các bé lớn hơn.

Tình trạng của bé nhà bạn chỉ cần:

- Bổ sung đủ nước, tuổi này cần cho bé uống khoảng 700 - 900 ml nước mỗi ngày (bao gồm nước từ sữa)

- Xoa bụng nhẹ nhàng cho bé, xoa giữa các bữa ăn để tập và kích thích cơ thành bụng cũng như cơ trơn đại tràng giúp bé đi tiêu dễ hơn và phòng chống táo bón.

- Bổ sung thêm rau củ quả trong khẩu phần ăn dặm, chọn lựa các loại rau củ quả có độ nhớt cao như mồng tơi, rau đay, khoai mỡ, khoai môn… để có chất xơ tiêu hóa hòa tan, rất tốt cho việc phòng chống táo bón.

- Nếu tình hình vẫn chưa cải thiện, để có giải pháp chính xác, Bạn nên đưa cháu đến cơ sở Y tế Nhi khoa - Dinh dưỡng để được khám tổng quát, tư vấn và can thiệp kịp thời ”. Thân mến chào bạn.

* Sang - xuansang1990@gmail.com: Tôi có được các chị bạn hướng dẫn những cách mát - xa giúp bé dễ tiêu hóa. Xin được hỏi bác sĩ một số động tác mát-xa cho bé?  

- BS Nguyễn Vũ Linh: Chào bạn,

- Xoa bụng là một cách chữa táo bón cho bé rất hiệu quả. Không chỉ phát huy tác dụng khi bé đang bị táo bón, việc massage hằng ngày còn ngăn ngừa tình trạng này quay trở lại.

- Khi xoa bụng cho bé, cách tốt nhất là để bé ở trần, bàn tay mẹ phải sạch, khô để có thể di chuyển trơn tru và đem lại cho bé cảm giác dễ chịu. Tư thế tốt nhất để massage cho bé là để bé nằm ngửa với chân hướng về phía mẹ. Nên xoa vào giữa các bữa ăn.

- Đặt 2 ngón trỏ và ngón giữa gần với rốn của bé, ấn nhẹ và xoay vòng tại chỗ theo chiều kim đồng hồ, sau đó xoay vòng quanh rốn và mở rộng dần vòng tròn cho đến khi hết cả vùng bụng trẻ. Nếu bé to con, bạn có thể dùng cả bàn tay thay vì 2 ngón tay. Lưu ý, duy trì lực ấn nhưng ở mức vừa phải.

- Bạn có thể vào link sau để tham khảo. http://www.marrybaby.vn/benh-tre-em/massage-chua-tao-bon-cho-tre-so-sinh

Thân mến chào bạn.

Đặt câu hỏi

Nội dung câu hỏi

  • Nguyễn Thị Bé - Email: ntbe20@gmail.com 19/10/2017
    Bé nhà tôi được 6 tháng tuổi. Bé bú sữa mẹ và tôi đang cho bé ăn dặm hơn 1 tuần. Nhưng từ hôm bắt đầu được cho ăn dặm bé bị táo bón. Tôi cho bé uống nước ép lê, táo, thậm chí bổ sung thêm nước vào sữa của bé nhưng không hiệu quả. Xin bác sĩ tư vấn.
  • VOH

    - Bác sĩ Nguyễn Vũ Linh: Chào bạn, bắt đầu tập cho bé ăn dặm khi tròn 6 tháng tuổi là tốt bạn nhé! Để cho trẻ ăn dặm khoa học và hợp lý bạn vui lòng tham khảo tài liệu (10 nền tảng y học thực chứng khuyến nghị cho nhũ nhi và trẻ nhỏ ăn dặm). Tuy nhiên, thực trạng của bé nhà bạn thì nên tiếp tục cho trẻ bú mẹ và bổ sung sữa công thức kết hợp ăn dặm và uống nước ép trái cây theo nhu cầu. Không nên pha thêm nước vào sữa vì sẽ ảnh hưởng đến hàm lượng các dưỡng chất, không tốt cho trẻ.

    Dielac Grow plus là một trong những chọn lựa hỗ trợ phòng chống táo bón. Chúc bạn thành công.

  • Ngọc Thủy - Email: hoacomay1988@gmail.com 19/10/2017
    Bé mình được 3 tháng tuổi, cứ 4 ngày lại phải bơm, đi 2 ngày bình thường rồi lại 4 ngày không đi, cứ lặp lại như vậy. Bé bú sữa mẹ hoàn toàn. Chương trình tư vấn giùm. Xin cảm ơn.
  • VOH

    - BS Nguyễn Vũ Linh: Chào bạn, thực trạng của bé nhà bạn chưa hẳn là đã bị táo bón, vậy đừng quá lo lắng mà thực hiện các biện pháp can thiệp như bơm hậu môn… không tốt cho phản xạ đi tiêu của trẻ.

    Bé bú mẹ hoàn toàn trong giai đoạn này và cố gắng duy trì trong ít nhất 6 tháng đầu đời là rất tốt cho sức khỏe và tăng trưởng của trẻ. Tình trạng của bé nhà bạn cần thực hiện các giải pháp sau:

    - Ngâm nước ấm cho bé khoảng 3-5 phút mỗi ngày.

    - Massage bụng cho bé giữa các bữa ăn: dùng hai ngón tay trỏ và giữa xoa xung quanh rốn cùng chiều kim đồng hồ - những vòng xoa lớn dần cho hết vùng bụng. Xoa khoảng 3-5 phút mỗi lần.

    - Tập vận động:

    1.Trẻ ở tư thế nằm ngửa, nắm hai cẳng chân trẻ thực hiện động tác như đạp xe. Thực hiện từ 3-5 phút mỗi lần.

    2. Tư thế trẻ như trên, gập hai chân trẻ về phía bụng sao cho gối chạm nhẹ vào bụng. Thực hiện từ 3-5 phút mỗi lần.

    Nếu tình hình vẫn chưa cải thiện, bạn có thể đưa trẻ tới cơ sở dinh dưỡng - nhi khoa để được khám, tư vấn và can thiệp kịp thời.

    Thân mến chào bạn.

  • Minh Ngọc - Email: p_tmngoc@gmail.com 19/10/2017
    Bé 6 tuổi bị táo bón kéo dài cả năm nay. Xin hỏi trẻ bị táo bón thì nên ăn gì tốt nhất. Tôi tham khảo thì thấy nên cho bé ăn rau có độ nhớt như rau đay, mùng tơi nhưng tôi cho bé ăn tuần 2 – 3 bữa bé bảo ngán. Nước thì bé ít uống, cũng lười ăn trái cây. Tôi cho bé uống nước ép trái cây thì đọc thông tin tôi thấy nói ăn trái cây tốt hơn uống nước ép. Nhờ bác sĩ tư vấn cho bé bị táo ăn uống sao cho đúng. Cảm ơn bác sĩ.
  • VOH

    - Bác sĩ Nguyễn Vũ Linh: Chào bạn, như thông tin bạn mô tả chưa đủ cơ sở để xác định chính xác bé có thực sự bị táo bón hay không. Chế độ dinh dưỡng bé nhà bạn cũng chưa đủ thông tin, tuy nhiên có thể nhận định rằng bé nhà bạn đang bị kén ăn.

    Cần lưu ý các điểm sau trong bữa ăn của trẻ:

    - Cung cấp đủ 4 nhóm chất thiết yếu: đạm, bột đường, chất béo, vitamin và khoáng chất (rau củ quả có nhiều màu sắc và độ nhớt cao như mồng tơi, rau đay, khoai mỡ…) mỗi ngày.

    - Cung cấp đủ nước cho trẻ mỗi ngày. Lượng nước cần thiết mỗi ngày ước tính bằng: trọng lượng trẻ (kg) x 100ml. Thí dụ, trẻ 15 kg cần cung cấp khoảng 1,5 lít nước mỗi ngày.

    - Để giải quyết tình trạng biếng ăn cần lưu ý một số điểm sau:

    + Cho trẻ cơ hội chọn lựa thực phẩm, món ăn trẻ thích.

    + Cho trẻ tham gia chế biến bữa ăn của trẻ, tuy nhiên phải bảo đảm an toàn.

    + Động viên khuyến khích trẻ ăn.

    + Tuyệt đối không được quát, mắng, hăm dọa, thậm chí đánh đập trẻ.

    + Không thỏa hiệp với trẻ khi ăn, dù chỉ là điều kiện nhỏ nhất.

    + Cố gắng mỗi bữa ăn chỉ kéo dài tối đa 30 phút.

    Chúc bạn thành công.

  • Độc giả - Email: michaellong@hotmail.com 19/10/2017
    Chào bác sĩ. Bác sĩ cho em hỏi con em nay hơn hai tháng tuổi. Bé bú mẹ và có dặm thêm sữa ngoài một lần/ngày. Hiện tại đã hai tuần nay - 4 ngày bé mới ngoài 1 lần. Liệu như thế có phải bị táo bón không ạ? Hàng ngày cháu vẫn xì hơi nhiều.
  • VOH

    - Bác sĩ Nguyễn Vũ Linh: Chào bạn, ở độ tuổi này có thể tạm gọi bé đang bị táo bón. Bạn nên cố gắng cho trẻ bú mẹ hoàn toàn. Trong trường hợp bất khả kháng không đủ sữa hoặc không thể cho trẻ bú đủ thì bạn nên đến cơ sở dinh dưỡng nhi khoa để được khám, tư vấn loại sữa công thức bổ sung cho trẻ.

  • Thảo - Email: thaobinhthuan@gmail.com 19/10/2017
    Chào bác sĩ. Bé tôi bị bón từ khi còn trong tháng. Giờ bé 2 tuổi đã đỡ hơn nhưng nói chung tuần nào cũng có bị bón. Tôi đã đổi nhiều loại sữa (bé còn uống sữa công thức). Hồi nhỏ bé lười ăn, suy dinh dưỡng nên tôi ít cho bé uống nước mà thay bằng sữa. Bây giờ thành ra thói quen hay sao mà bé lười uống nước lắm. Sữa thì vẫn uống được ngày 600ml. Xin hỏi vậy tôi nên cho bé uống sữa nào tốt cho bé?
  • VOH

    - Bác sĩ Nguyễn Vũ Linh: Chào bạn, như mô tả của bạn thì chưa đủ cơ sở để xác định chính xác là bé có bị táo bón hay không. Tuy nhiên, để cải thiện tình trạng táo bón như bạn nói, cần bổ sung thêm thực phẩm giàu chất xơ tiêu hóa hòa tan trong khẩu phần hàng ngày của trẻ như: rau đay, mồng tơi, khoai môn, khoai mỡ… kết hợp cho trẻ uống đủ nước. Ở tuổi này, cho trẻ uống ngày khoảng 1 lít nước bao gồm nước từ sữa.

    Việc dùng sữa loại gì tốt nhất cho bé: sữa công thức đa phần có nhiều lợi điểm vượt trội hơn sữa tươi vì được bổ sung một số dưỡng chất thiết yếu quan trọng theo từng độ tuổi mà sữa tươi không có. Để phòng tránh táo bón nên chọn loại sữa có sự kết hợp độc đáo giữa chất xơ tiêu hóa hòa tan Ilunin-FOS và chủng lợi khuẩn Bifidobacterium - BB-12 giúp hỗ trợ tiêu hóa đồng thời hấp thu tốt các dưỡng chất.

    Dielac grow plus là một trong những lựa chọn hiệu quả. Chúc bạn thành công.

  • Trúc Linh - Email: tinhyeulunglinh2000@yahoo.com 19/10/2017
    Bé 27 tháng tuổi, gần như bị rối loạn tiêu hóa, có khi đi phân sống nhưng có khi táo bón, bón nhiều hơn. Bé ăn cơm ngày 3 chén, ăn cùng với người lớn, uống sữa tươi, ngày 1 cữ sữa công thức. Bé uống sữa công thức có vẻ bị ngán dù đã giảm dần từ 4 cữ xuống chỉ còn 1 cữ. Có nên duy trì sữa công thức với bé không? Uống sữa nào dễ uống và mát cho bé thưa bác sĩ?
  • VOH

    - Bác sĩ Nguyễn Vũ Linh: Chào bạn, tình trạng rối loạn tiêu hóa của bé nhà bạn như mô tả thì chưa đủ thông tin để xác định chính xác. Xin giới thiệu bạn biết, táo bón như cách trả lời bên trên.

    Phân sống là phân chứa các thành phần thực phẩm nguyên vẹn như khi ăn vào. Nếu thấy tình trạng này bạn nên đưa cháu tới cơ sở dinh dưỡng - nhi khoa để được khám, tư vấn và can thiệp kịp thời.

    Việc dùng sữa loại gì tốt nhất cho bé: sữa công thức đa phần có nhiều lợi điểm vượt trội hơn sữa tươi vì được bổ sung một số dưỡng chất thiết yếu quan trọng theo từng độ tuổi mà sữa tươi không có. Để phòng tránh táo bón nên chọn loại sữa có sự kết hợp độc đáo giữa chất xơ tiêu hóa hòa tan Ilunin-FOS và chủng lợi khuẩn Bifidobacterium - BB-12 giúp hỗ trợ tiêu hóa đồng thời hấp thu tốt các dưỡng chất.

    Dielac grow plus là một trong những lựa chọn hiệu quả. Chúc bạn thành công.

  • Dịu - Email: viemlacongai1607@gmail.com 19/10/2017
    Bé trai 19 tháng, nặng 10,5 kg. Bé bị nhiệt khoảng gần 12 tháng nay có thể là do bé uống thuốc bổ máu. 3 tuần nay mỗi lần đi vệ sinh bé rặn rất khó khăn, có hôm rặn nhiều quá bé bị đi ngoài có chút máu. Xin hỏi làm sao để bé không bị bón nữa?
  • VOH

    Bác sĩ Nguyễn Vũ Linh: Chào bạn, cân nặng theo tuổi của bé nhà bạn vẫn nằm trong giới hạn bình thường bạn nhé! Việc uống thuốc bổ máu ở lứa tuổi này phải được chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa, bạn tuyệt đối không tự ý cho trẻ uống. Một trong những tác dụng phụ của thuốc này là gây táo bón.

    Thực trạng của bé hiện tại có thể đang trong tình trạng táo bón. Bạn cần thực hiện một số giải pháp sau:

    - Thực hiện cho trẻ ăn dặm hợp lý như tài liệu trên (10 nền tảng…)

    - Bổ sung thêm chất xơ tiêu hóa hòa tan mỗi ngày thông qua thực phẩm. Chọn lựa các loại rau củ quả có độ nhớt cao như rau đay, mùng tơi, khoai mỡ…

    - Bổ sung đủ nước cho trẻ mỗi ngày. Ở tuổi và cân nặng này, bạn nên cho trẻ uống khoảng 1 lít nước mỗi ngày bao gồm nước từ sữa.

    Nếu tình hình vẫn chưa cải thiện, bạn có thể đưa trẻ tới cơ sở dinh dưỡng - nhi khoa để được khám, tư vấn và can thiệp kịp thời.

    Phòng khám An Khang là một địa chỉ hiệu quả bạn có thể chọn lựa.

    Chúc bạn thành công.

  • Dạ Thảo - Email: dathao191@gmail.com 19/10/2017
    Xin chào bác sĩ Linh. Bé nhà em năm nay gần 2 tuổi. Bé hiện đang uống Dielac growth plus tăng cân tốt, nhưng thì thoảng vẫn bị táo báo mặc dù ba mẹ vẫn bổ sung thực phẩm chất xơ vào các bữa ăn trong ngày. Bé rất năng động và hoạt động cả ngày. Vậy làm thế nào để khắc phục được tình trạng táo bón ở trẻ thưa bác sĩ ? Bé đang đi lớp nhà trẻ trường mầm non ạ?
  • VOH

    Bác sĩ Nguyễn Vũ Linh: Chào bạn, chế độ dinh dưỡng cũng như việc dùng sữa của bé nhà bạn là rất tốt bạn nhé! Chúc mừng bạn. Tuy nhiên, như mô tả, bé nhà bạn rất “năng động và hoạt động cả ngày” – khả năng cao là bé mất nước do hoạt động như trên cùng với việc bổ sung nước không đủ cho nhu cầu của bé. Việc này chỉ xảy ra không thường xuyên, chứng tỏ khi hoạt động nhiều và mất nước thì tình trạng táo bón mới xảy ra.

    Giải pháp cho bạn là:

    - Vẫn tiếp tục cho trẻ năng động như độ tuổi của trẻ.

    - Bổ sung đủ nước cho trẻ mỗi ngày. Ở độ tuổi này bé nhà bạn chắc khoảng 12+- 2kg, bạn nên cho trẻ bổ sung khoảng 1.200 ml nước/ngày bao gồm nước từ sữa.

    - Cho trẻ uống nước thường xuyên từng ngụm một mỗi 30 phút – 1 giờ, đừng để khi trẻ khát mới cho uống.

    Chúc bạn thành công.

  • Vân Jully - Email: vanjully@gmail.com 19/10/2017
    Bác sĩ ơi, bé nhà em được 4 tháng rồi. Cân nặng 7,5kg. 2 tháng đầu bé tăng mỗi tháng 1.3kg. Bé đi cầu ngày 2-3 cữ. Sang tháng thứ 3 thì ít lại nhưng bây giờ 2 ngày bé mới đi 1 lần. Em cũng thường xuyên mát xa bụng cho bé. Phân có màu vàng đặc quánh lại. Mỗi lần bé đi rặn gồng mình rất tội. Cảm ơn chương trình tư vấn.
  • VOH

    - Bác sĩ Nguyễn Vũ Linh: Chào bạn, cân nặng theo tuổi và tăng trọng của bé nhà bạn rất tốt. Đừng quá lo lắng việc này bạn nhé! Tình trạng đi tiêu của bé cũng nằm trong giới hạn bình thường. Bạn nên cho bé bú mẹ hoàn toàn và bổ sung dinh dưỡng hợp lý cho bản thân để phòng ngừa táo bón, đặc biệt là rau, củ quả có nhiều chất xơ tiêu hóa như: rau đay, mồng tơi, khoai môn, khoai mỡ… bởi vì chế độ dinh dưỡng hợp lý cho bạn sẽ cung cấp chất xơ cho bé qua sữa mẹ, qua đó phòng ngừa táo bón cho trẻ.

  • Tâm - Email: tamvp59@yahoo.com 19/10/2017
    Cháu gái tôi được 15 tháng tuổi mà bị táo bón mỗi lần đi vệ sinh là bé phải rặn rất nhiều. Có khi chảy máu mà vẫn không đi được, khi đi được thì phần đầu rất cứng. Đi khám bác sĩ chỉ nói cho cháu ăn rau củ qủa và uống nước nhiều, nhà tôi cũng tăng cường vậy nhưng không thay đổi gì. Cháu uống sữa công thức, và cũng đổi sữa dành cho bé bị táo bón nhưng cũng vậy. Xin nhờ chương trình bác sĩ tư vấn
  • VOH

    - BS Nguyễn Thu Vân: Chào bạn! Bạn đã cho con đi khám bác sĩ và được hướng dẫn cho bé ăn rau, củ và uống nước nhiều. Bé độ tuổi này thường ham chơi và thích quan sát tìm hiểu môi trường xung quanh nên hay nín nhịn đi tiêu, khiến phần đầu phân rất cứng. Đó là do phân đã xuống đến vùng trực tràng hậu môn nhưng có thể bé nín đi tiêu khiến phân bị “tắc đường” nên dồn cục to và trở nên khô cứng. Khi di chuyển qua hậu môn gây đau, nên bé sợ mỗi lần đi tiêu, lại tiếp tục nín lại. Cho nên bạn dạy và tập cho bé thói quen xoa bụng, đi tiêu mỗi buổi sáng thức dậy. Và trước bữa ăn 10 phút bạn xoa bụng cho bé.

  • Ngọc Cẩm - Email: hncam1990@gmai.com 19/10/2017
    Con tôi 2 tháng 15 ngày cháu không đi tiêu được cứ 5-6 ngày tôi lại phải thụt cho cháu. Hàng ngày cháu trung tiện nhiều và nặng mùi. Tôi cũng mát xa bụng và xi mỗi ngày vào cùng thời điểm để tạo thói quen đi ngoài cho cháu nhưng cháu không hợp tác rặn. Khi đi ngoài rất vất vả, bé vặn mình. Xin bác sĩ cho lời khuyên?
  • VOH

    Bác sĩ Nguyễn Vũ Linh: Ở tuổi này, bạn cố gắng cho bé bú mẹ hoàn toàn. Cần bổ sung dinh dưỡng hợp lý cho bản thân, phòng ngừa táo bón, đặc biệt là rau, củ quả có nhiều chất xơ tiêu hóa như: rau đay, mồng tơi, khoai môn, khoai mỡ… bởi vì chế độ dinh dưỡng hợp lý cho bạn sẽ cung cấp chất xơ cho bé qua sữa mẹ, qua đó phòng ngừa táo bón cho trẻ. Bên cạnh đó, bạn cũng cần kết hợp với các giải pháp sau:

    - Ngâm nước ấm cho bé khoảng 3-5 phút mỗi ngày.

    - Massage bụng cho bé giữa các bữa ăn: dùng hai ngón tay trỏ và giữa xoa xung quanh rốn cùng chiều kim đồng hồ - những vòng xoa lớn dần cho hết vùng bụng. Xoa khoảng 3-5 phút mỗi lần.

    - Tập vận động:

    1.Trẻ ở tư thế nằm ngửa, nắm hai cẳng chân trẻ thực hiện động tác như đạp xe. Thực hiện từ 3-5 phút mỗi lần.

    2. Tư thế trẻ như trên, gập hai chân trẻ về phía bụng sao cho gối chạm nhẹ vào bụng. Thực hiện từ 3-5 phút mỗi lần.

    Nếu tình hình vẫn chưa cải thiện, bạn có thể đưa trẻ tới cơ sở dinh dưỡng - nhi khoa để được khám, tư vấn và can thiệp kịp thời.

    Phòng khám An Khang là một địa chỉ hiệu quả bạn có thể chọn lựa.